Khi lòng tốt cũng bị “tịch thu”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Trà đá miễn phí, Đừng ngại!”.
Bình trà đá được đặt gọn trên lề dưới bóng mát cạnh gốc cây, không
chiếm dụng lòng đường, chẳng những không làm gì phiền muộn cho phương
tiên giao thông nào, ngược lại làm mát dạ mát lòng bất kỳ ai xuôi ngược
khát nước dừng chân giây lát giữa trời nắng... mà không tốn chút tiền
nào.
Trà đá miễn phí. Đây là lòng tốt thiện nguyện của xã hội
Vậy mà thùng trà đá là vi phạm pháp luật bị “tịch thu” lên xe!?
Đó là việc làm của nhân viên công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai
(Hà Nội) ngày 27/7 tịch thu bình trà đá miễn phí cho mọi người qua đường
khát nước do người dân đặt dưới một gốc cây (đối diện nhà số 1031B)
trên đường Giải Phóng với lý do: “thùng trà đá đặt trên vỉa hè gây cản trở, mất trật tự đô thị, như vậy là vi phạm”!?
Trong khi nhan nhản khắp Hà Nội từng bầy xe con chiếm dụng vỉa hè
không còn lối đi bộ, người tàn tật phải xuống lòng đường.
không còn lối đi bộ, người tàn tật phải xuống lòng đường.
Trong khi thùng trà đá nép mình chỉ “ngồi ké” vạt đất của gốc cây.
Không cần thiết phải bàn luận thêm về hành vi (như vô học) của công an
phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai Hà Nội vì sau 3 ngày bị cộng đồng “dân
cư mạng” và báo chí chửi như chửi chó, anh Nam Anh (chủ nhân thùng trà
đá) đã được mời đến công an phường nhận lại tài sản. Chiều ngày 1/8, ông
Nguyễn Ngọc Hải/Chủ tịch UBND phường Phương Liệt (Q. Hoàng Mai – TP. Hà
Nội) cho biết, việc đặt thùng trà đá để mọi người uống miễn phí của anh
Trần Nam Anh là tấm gương tốt để mọi người noi theo. Sắp tới chúng tôi
sẽ họp bàn xem xét tuyên dương việc làm từ thiện của anh ấy trước mọi
người!? Trao đổi với PV, ông Chủ tịch UBND phường Thịnh Liệt khẳng định,
việc lực lượng chức năng thu giữ bình nước uống miễn phí của anh Nam
Anh là tùy tiện chứ không phải do chỉ đạo và cũng không có chủ trương.
(*)
Với riêng tôi (người gõ những dòng này) tôi rất thích cái từ ngữ đáng
yêu “Đừng ngại” đi kèm theo với lời mời “trà đá miễn phí” này.
Bởi vì giữa lúc mà đảo quốc nhỏ bé Singapore một thời nghèo khổ qua lời
cố thủ tướng Lý Quang Diệu động viên nhân dân nước mình mơ ước về: “Một ngày nào đó chúng ta sẽ như Sài Gòn của Việt Nam”
(1965) thì ngày nay thu nhập (GDP) người dân Sing là 44.352-USD/năm,
cao hơn khoảng 21 lần của người dân Việt Nam = 2.112 USD (Chỉ khoảng 27%
mức trung bình của đầu người thế giới) có nghĩa là tổng thể nhân dân ta
còn rất nghèo. (doisongphapluat.com -9-05-2015)
Không như người dân Singapore công cụ đi lại chủ yếu là ôtô cá nhân và
các loại phương tiện công cộng cao cấp khác, dân Việt Nam mình đa số
giỏi lắm là mua được chiếc xe gắn máy (phải có tiền mua xe và đóng hàng
chục loại thuế liên quan) làm phương tiện mưu sinh, nhưng mới đây từng
chiếc xe gắn máy lại phải đóng thêm một loại phí mới gọi là phí “sử dụng
và bảo trì đường bộ” dù nó không mới chút nào (đã thu rồi trong mỗi lít
xăng) coi như người dân thu nhập còn thấp, nghèo lại phải è cổ, oằn
vai, gánh nặng “tận thu” thêm của nhà nước, một sự tận thu mà không “e
ngại” người dân lầm than khốn khổ.
Thì ngược lại từng ngày, một người dân tự bỏ tiền túi mua bình, mua
nước, mua trà, mua đá pha sẵn rồi mang ra mời mọi người nơi công cộng:
“trà đá miễn phí” lại còn lo mọi người lăn tăn ngần ngại trong tư duy
“làm phiền, tốn kém của người khác” chủ nhân thùng trà đá như khuyến
khích cởi mở với câu kèm theo: “Đừng ngại” gì hết!.
Ôi chao ơi! “nhà nước, đảng ta” ơi! – Người dân: Xin “Đừng ngại” vì tôi
tốn kém, có gì đâu, chúng ta là đồng bào nghèo với nhau cả mà, mời dùng
miễn phí…
Còn “nhà nước đảng ta”: Cứ việc thu tiếp “đừng ngại” dù chỉ vài đôla một
chiếc, cả nước 30 triệu xe máy ta thu được khối tiền!? Bất quá dân
nghèo chỉ nghèo thêm một chút, không chết ai đâu? “Đừng ngại”!.
3/8/2015
_______________________________________