Lão Trượng (Danlambao) - Vở
tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn
dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt
cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô
Hà Nội. Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng
Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…
*
Theo Wikipedia thì Ngao Sò Ốc Hến hay Nghêu Sò Ốc Hến, là một tuồng tích
dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam tại Việt Nam. Nhân vật, cũng như
tình tiết trong tuồng tích này, dưới nhiều biến thể khác nhau, đã trở
thành điển cố, điển tích sân khấu sau này.
Nguyên tên chữ của vở tuồng là Di Tình, là một vở tuồng đồ (tức tuồng do
các nhà nho nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng
văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật
trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng tác, vở tuồng
được xem là xuất phát từ tuồng Quảng Nam, sau lan đến cả Bình Định rồi
phổ biến cả nước.
Nội dung câu chuyện với hình ảnh Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu gieo quẻ chỉ
hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến,
một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang
vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến
đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả
là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở
là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau
và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.
Đây là tuồng hài do tác giả sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài
trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem, nội dung mang
tính châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu chất hài hước, làm cho
vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối... Nhiều nhân vật trong vở trở
thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian.
Ban đầu, vở tuồng mang tính chất là tuồng dân gian, tình tiết không cố
định, chỉ lưu hành trong dân gian. Theo thời gian vở tuồng được dàn dựng
với tính cánh hài độc đáo tạo thành bức tranh vân cẩu trong xã hội nên
trở thành phổ thông…
Trước năm 1975 tại miền Nam, vở cải lương Nghêu Sò Ốc Hến do nghệ sĩ Năm
Châu chuyển thể và nghệ sĩ Ba Vân làm đạo diễn, với các diễn viên
Trường Xuân (Bói Nghêu), Thanh Điền (Huyện Trìa), Thanh Kim Huệ (Thị
Hến), Nam Hùng (Thầy Đề), Tô Kim Hồng (Bà Huyện), Giang Châu (Trùm
Sò)... đã thu hút khán giả thưởng ngoạn, nhiều câu đối thoại trong vở
tuồng trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như
hiện tượng Kim Dung tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Chẳng hạn như
tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một
danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ:
"Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà." Sự chuyển thể này tương tự
như tên Sở Khanh, một nhân vật trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du
đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư
cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.
Điển hình nhân vật Trùm Sò khi xuất hiện với những câu:
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Làm gì mệt? Làm có vậy mà mệt? Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than mệt.
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Sao làm biếng quá vậy? Trai trẻ gì làm biếng quá vậy. Tao đi ăn giỗ cả ngày có mệt mỏi gì đâu
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Im... Mấy người nghèo không được quyền nói, để mấy người giàu người ta nói
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Có hứa là thưởng liền chớ hổng có nói gì hết.
(Giả vờ lục lọi trong người). Thôi rồi, bỏ quên tiền trong nhà rồi. Sáng
mai thưởng sớm hé. Sáng mai thưởng sớm.
Trùm Sò nói với Ất: Mày tính bằng tao tính hông. Tao tính riết rồi muốn sói đầu hết rồi thấy hông.
Trùm Sò nói với Ất: Cái gì? Ai nói cho mày mượn? Tiền bạc để trong tủ nó
mục hay sao mà cho mượn mậy. Tao cho vay. Mày nhớ kỹ là tao cho vay.
Tao chuyên môn cho vay mà.
Trùm Sò nói với Giáp: Đưa ra 10 quan mà lấy vô 130 quan đâu có nhiều nhỏ gì đâu mậy!
Trùm Sò: Trời nào đánh trâu. Thôi dẹp.... Ông trời ổng đánh mày. Mày
sàng qua, sàng lại rồi mày né cách nào cho trúng con trâu...
Nhân vật Thị Hến xuất hiện khi trưởng thôn âm mưu dùng gói đồ trộm này
để sai người lén để vào nhà của Thị Hến để vu oan cho nàng. Thế rồi pháp
sư Bảy và cô Ba đồng bóng bàn bạc với nhau về kế hoạch của trưởng thôn
về việc giả lên đồng để đi tìm đồ trộm cho Trùm Sò. Trùm Sò không hề
biết là hắn nằm trong kế hoạch riêng của trưởng thôn.
Thị Hến nhan sắc mặn mà, nhiều đấng mày râu thèm nhỏ dãi nhưng nàng tâm
sự với Cua, em gái nàng, rằng nàng không muốn tái giá. Thị Hến cũng tỏ
rõ sự căm ghét đối với bọn quan lại, nhà giàu bóc lột dân làng. Cua là
người yêu của chàng Ốc. Cua tiết lộ cho Ốc biết rằng trưởng thôn chính
là người đã đốt quán nước của chị mình để tạo áp lực bắt Thị Hến làm vợ
lẽ. Cua không biết rằng Ốc vì muốn có tiền để giúp chị em Ốc dựng lại
quán nước nên đã trộm của nhà Trùm Sò. Ốc cũng cầu hôn của bằng số vàng
bạc mà chàng ta trộm được ở nhà Trùm Sò. Cua sau khi biết là đồ trộm đã
trách Ốc và đề nghị chia tay, nhưng Thị Hến đã khuyên can và thể hiện sự
cảm thông dành cho Ốc.
Vụ án lại xảy ra tại công đường, quan huyện trách thầy đề tại sao không
có ai kiện thưa và yêu cầu thầy đề phải làm sao cho dân tình thưa kiện
lẫn nhau. Buổi kiện hôm đó là vụ của Trùm Sò kiện Thị Hến vì đã tàng trữ
đồ trộm. Mặc dù trưởng thôn và Trùm Sò đã "biết luật" và dâng "quà
biếu" lên cho quan, nhưng vì quan đã mê mệt trước Thị Hến, nên quan đã
xử trưởng thôn và Trùm Sò thua kiện. Cuối buổi, quan hẹn Thị Hến tối đó
sẽ ghé nhà nàng. Sau khi quan đi khỏi, thầy đề bảo với Thị Hến rằng quan
sẽ không thể tới được vì vợ quan sẽ không cho phép, nên đề nghị với
nàng để thầy đề ghé nhà.
Vợ quan huyện, vợ thầy đề, và vợ trưởng thôn không thấy chồng về nên đi
tìm khắp nơi. Quan viện cớ đi kiểm tra dân tình vào lúc đêm tối, thực ra
là để đến nhà Thị Hến. Vợ quan trong lúc ghen tuông, bà ta đã vô tình
nói ra việc chức quan của chồng mình là do bà đã đút lót mà có được. Bà
đã lột quần áo ngoài của quan, hy vọng quan sẽ xấu hổ mà về, nhưng quan
vẫn tiếp tục đi đến nhà Thị Hến.
Chị em Hến và Cua đang chuẩn bị nhà cửa để đón tiếp các vị khách theo
như kế hoạch của hai nàng. Người đến đầu tiên là trưởng thôn. Sau đó
thầy đề đến, trưởng thôn sợ hãi phải núp dưới gầm giường. Khi quan tới,
thầy để cũng hoảng hốt nấp vào bồ lúa. Chỉ một chốc, các bà vợ đã ập tới
để bắt tại trận các ông chồng đi đêm của mình.
*
Sau năm 1975 vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lại thay hình đổi xác. Theo bài
viết của Đỗ Ngọc Thạch qua vở tuồng nầy thì với các nhân vật theo vở
tuồng tân thời, ở làng Đào Kép… họ đều hành nghề đúng như các nhân vật
trong vở tuồng: Người tên Nghêu làm nghề thầy bói và có tới nửa số người
tên Nghêu bị mù như vậy. Người tên Sò đều thành nhà giàu, thành ông
Trùm, người tên Ốc đều thành kẻ trộm và những cô gái tên Hến đều làm
nghề “mua đồ ăn trộm” như Thị Hến trong vở tuồng!...
Lê Nghêu bị mù bẩm sinh! Tuy bị mù, nhưng Nghêu vẫn có thể đi lại bình
thường trong nhà cũng như trong làng nhờ có đôi tai cực thính và cái mũi
có tài ngửi mùi còn hơn cả những con chó ngửi mùi giỏi nhất! Nghêu
nhanh chóng học thuộc tất cả những thuật tử vi, tướng số của người bố và
mới chỉ mười tuổi, danh tiếng bói toán của Nghêu đã vượt xa người bố!
Nhân vật Trần Sò là con trưởng làng. Nhà trưởng làng chuyên làm hương mà
giàu có nhất nhì không chỉ trong làng mà cả trong phủ, huyện. Nhờ có bí
quyết gia truyền làm hương trầm đã từ ba đời, Nhang của trưởng làng có
mùi hương thơm đặc biệt nên rất đắt hàng, kẻ ăn người ở trong nhà có đến
gần trăm người. Trần Sò được cha gửi học những ông thầy Đồ danh tiếng
trong vùng nên giữa đám đông những người nông dân đa phần mù chữ do đói
nghèo, Trần Sò là người danh giá số một. Cái biệt hiệu “Trùm Sò” cũng là
sự chuyển dịch thuận chiều từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến sang Trần
Sò!
Nhân vật Ốc vốn là trẻ mồ côi sống vạ vật ngoài chợ Huyện. Lúc Ốc gần
mười tuổi thì được Ốc bố, đang là một tay trộm nổi tiếng nhất làng Đào
Kép đem về nuôi và truyền hết bí quyết của nghề ăn trộm, cho nên Ốc con
cũng nhanh chóng nổi tiếng như Ốc bố.
Nhân vật Thị Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến
của làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần
gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở
riêng và sống độc thân với nghề cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh
cũng như lúc suy, nghề cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao
giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Thị
Hến là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ. Ngoài nhan sắc trời cho, Thị Hến
còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn tuồng, nhất là khi vào
vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối!
Thị Hến làm một chuyến Hành Phương Nam dĩ nhiên có thêm các nhân vật bám
đuôi… Chuyến du hành Phương Nam diễn ra thật thuận buồm xuôi gió, ba
người Nghêu, Ốc và Thị Hến đã đi một vòng hết lượt tất cả các các nơi
nổi tiếng cả về người và đất của Miền Nam tràn ngập nắng và gió, mà
chẳng hề gặp bất cứ khó khăn, trở ngại gì khiến cho cả Ốc và thầy Nghêu
vẫn chưa thể “tỏ tình” với Hến... Tới bất cứ đâu, Thị Hến cũng ngỡ
ngàng, đắm say trước cảnh vật tràn đầy sức sống của những vùng đất mới.
Hồi còn nhỏ, Hến chỉ biết Miền Nam qua những câu hát “Miền Nam em dừa
nhiều. Miền Nam em dứa nhiều. Miền Nam em xoài thơm. Miền Nam em khoai
bùi…”. Giờ thì Miền Nam đã ở ngay trước mặt Thị Hến, đang từng phút từng
giây, từng ngày chinh phục Thị Hến và cuối cùng thì Thị Hến đã bị chinh
phục hoàn toàn: Thị Hến quyết định vào hẳn Miền Nam sinh sống nốt nửa
đời còn lại!
Theo lời thầy Nghêu, ở Thị Hến có một mùi gì đó thật kỳ lạ, nó khiến con
người ta như là có thêm sức sống, sự khát khao điều gì đó!... nên Thị
Hến dễ chinh phục.
*
Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn
dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt
cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô
Hà Nội.
Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa
qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…
Chỉ trong một tuần thì xảy ra hình ảnh cá chết hàng loạt ở ven biển,
ngày 6/4 ngư dân địa phương phát hiện cá chết vùng biển một số xã thuộc
Kỳ Anh ở Hà Tĩnh. Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển ở
huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đến ngày 19/4, hiện tượng cá chết hàng
loạt xuất hiện ở vùng biển Quảng Trị và tiếp tục lan rộng 4 tỉnh miền
Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thứa Thiên vào Thừa Thiên –
Huế... dọc theo ven biển dài 240 km. Theo giới quan sát thì nguyên nhân
xảy ra do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” nên thảm họa hiện tượng
cá chết bởi ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy tại khu công nghiệp Vũng
Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tỉnh xả thải gây độc.
Vũng Áng trở thành khu kinh tế theo quyết định của Thủ Tướng CS vào
tháng 4 năm 2006. Tổng diện tích là 227,81 km2, bao gồm 9 xã nằm trong
huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất của khu
kinh tế Vũng Áng kéo dài 70 năm, là một dự tính nằm trong chiến lược của
Trung Cộng. Đây là khu vực riêng của người Tàu, ngay cả chính quyền
CSVN cũng không được xâm phạm. Công ty Gang Thép Formosa Hà Tĩnh thuộc
Formosa Plastics Group của Đài Loan nhưng hầu bao (cổ phần) nắm số lượng
lớn lại thuộc Trung Quốc, công ty nầy chiếm 33 km2 tại khu kinh tế Vũng
Áng. Nhà máy luyện gang thép Formosa thiết lập đường ống thải chất cặn
bã độc hại ra biển.
Như đã đề cập, thảm nạn cá chết mang hậu quả tai hại cho người dân các
tỉnh miền Trung. Hình ảnh cá chết và những bài viết về trường hợp nầy
phổ biến rộng rãi từ trong nước đến hải ngoại. Tác hại về môi trường rất
khó lường vì tác hại lâu dài.
Trong thời gian gia, giới chức trách nhiệm thì lấp la lấp liếm, âm ớ hội
tề… không đưa ra nguyên do mà theo giới quan sát thì do chất thải độc
hại của Formosa.
Người dân ý thức được vấn đề đó nên biểu tình đòi bảo vệ mội trường, đòi
xử phạt nhiêm minh tổ chức gây ra thảm họa thì bị công an, mật vụ… đàn
áp thẳng tay! Đại biểu Quốc Hội phải đại diện tiếng nói người dân thì
lại câm như hến.
Chủ tịch Quốc Hội chỉ biết cho cá ăn trong ao khi tiếp đón TT Obama mà
không biết cá chết ven biển Đông trong 6 tuần lễ qua hay sao?
Cái dzụ Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội cho cá ăn trở thành trò cười cho bàng dân thiên hạ. Theo trang web của Dân Làm Báo:
“Sáng 23/5/2016, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rủ tổng thống
Obama đến thăm ao cá “bác Hồ” và thực hiện “nghi thức” cho cá ăn.
Video cho thấy cảnh Obama từ tốn ném từng miếng thức ăn cho cá, xem
đây như một thú vui tao nhã. Trái lại, bà Ngân mặc dù mặc bộ áo dài khá
duyên dáng nhưng lại tỏ ra khá vội vã, tay bà vốc từng nắm thức ăn to tổ
bố rồi quăng xuống ao, y hệt như cách cho heo ăn.
Có lẽ do sốt ruột vì phải “diễn” quá lâu, bà Ngân bèn cầm cả xô thức
ăn mang đổ hết xuống ao, vừa nhanh gọn, lại đỡ rườm rà. Cũng may là bà
không ném luôn cái xô vào đầu lũ cá đang loi nhoi dưới ao.
Khuôn mặt tổng thống Obama chỉ kịp ồ lên một cách ngạc nhiên trước "nghi thức" khá thô thiển của bà nữ chủ tịch quốc hội.
Chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ cho thấy sự khác biệt lớn trong phong cách
hành xử của hai vị lãnh đạo, một bên là do dân cử, còn một bên là đảng
cử”.
Và, theo ghi nhận của Hồ Liệt Ngư (Danlambao) – “… Hình ảnh bà ủy
viên bộ chính trị đảng cộng sản, kiêm chủ tịch đảng hội, cộc cằn thô lỗ,
vốc từng nắm cá quăng xối xả xuống ao như quăng cám vào chuồng lợn, hất
nguyên cái xô thức ăn xuống ao như đi đỗ bô, rồi vội vã ngoảy đít quay
đi làm Obama chỉ kịp ồ một tiếng và vẫy tay chào lẹ đàn cá để theo kịp
bà Ngân, đã làm cho cư dân mạng vừa cười ngất ngư vừa xấu hổ cho đất
nước Việt Nam có một mụ cộng sản vô văn hóa, cục mịch như thế lại ngồi
ngất ngưởng trên đầu và đại diện cho 90 triệu dân Việt trong cái gọi là
Quốc Hội Việt Nam.
Có bạn đã bênh vực màn diễn cho “cá bác Hồ” đớp cám heo của đồng chí
Kim Ngân rằng - đồng chí gái xuất thân từ ao cá tra Bến Tre, may mà đồng
chí ấy đứng trên bờ ao quăng cám cho cá chứ đồng chí ấy diễn show theo
kiểu nông dân Nam bộ, ngồi trên cầu lắt lẻo khó coi mà cho cá ăn thì
Ồ-ba-ma có nước mà Ồ-chết-bỏ…”.
Thị Hến Kim Ngân không biết gì việc cho cá ăn, cá rất tạp ăn, người cho
chỉ rải cho cá ăn từ từ, thức ăn cho cá có nhiều protéin, cá rất tham
ăn, đớp nhiều quá sẽ bị đầy bụng. Có lẽ Thị Hến cùng bọn ăn hại đái nát
nầy đớp nhiều quá nhưng không sao nên tưởng cá cũng như thế!
Trong khi đó thì TT Obama được “quân sư” hướng dẫn nghệ thuật cho cá ăn
nên xử dụng tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ (mưa hoa đầy trời) mà Kim Dung
mô tả trong Anh Hùng Xạ Điêu.
Đây là tuyệt chiêu phóng ám khí. Khi ra tay thì ám khi bay đầy trời, đối
thủ hết thoát. Chiêu này xuất phát từ Tây Vực người xài chiêu này nhất
thiết phải là nữ và điều kiện tiên quyết nhất nữa là phải xinh đẹp và
thân hình "rực lửa" thì sử chiêu mới đạt đến độ vi diệu . "Hoa" ở đây
cũng giống như một loại ám khí thông thường các cao thủ có nhiều chiêu
giấu ám khí rất lợi hại. Ám khí có thể ngậm trong miệng giấu trong tay
áo, trong binh khí... nói chung là càng bí ẩn kín đáo thì hiệu quả càng
cao.
Tây Vực nổi tiếng về kỳ hoa dị thảo, độc trùng rắn rết.... tuỳ tiện chọn
đại cũng đủ cả trăm loại để kết thành bộ Bách Hoa Y. Khi sử dụng chiêu
này chỉ cần xoay người như bông vụ thì quần áo trên người cũng tự nhiên
không cánh mà bay vào đối thủ.
Bắc Cái Hồng Thất Công dựa vào môn võ công nầy để sáng chế nhằm phá bầy rắn của Tây Độc Âu Dương Phong và dạy cho Hoàng Dung.
Tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ và Thiên Nữ Tán Hoa cũng tương tự như nhau
nhưng khác nhau cách sử dụng. Có lẽ khi Ba Ếch gặp Thị Hến lúc hàn vi
đang nuôi heo truyền cho tuyệt chiêu dùng xô cám hất vào máng cho heo ăn
nên áp dụng chiêu thức nầy với cá nuôi trong ao…
Thị Hến Kim Ngân được giới truyền thông trong nước ca ngợi là “niềm hãnh
diện cho phụ nữ Việt Nam” nhưng khi xuất hiện nơi ao cá thì hình ảnh
nầy là điều sỉ nhục cho phụ nữ VN!
Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội ơi!. Cá chết là hiện tượng báo nguy cho Nghêu Sò Ốc Hến.
Trong đời thường, lão tôi tối kỵ và không thích nghe, đọc, huống hồ hạ
bút khi đem nữ giới ra chế giễu và đả kích (có lẽ từ nhỏ cho đến khi
trưởng thành, hình ảnh mẫu thân cao quý, thiêng liêng quá, như cây đại
thụ nghìn năm nên ảnh hưởng và biến đổi quan niệm sống cho bản thân)…
nhưng trường hợp Nguyễn Thị Kim Ngân là người quyền lực cao nhất nước và
được giới truyền thông trong nước, đảng, nhà nước CS ca tụng tận mây
xanh nên đành phá lệ đã “vi phạm” điều tối kỵ này. Thiện tai!