Thủ tướng Phan Huy quát trong một buổi họp báo quốc tế.
Bài đọc suy gẫm: “Thôi! bỏ đi!” câu nói lịch sự, bao dung của
bác sĩ Phan Huy Quát khi được hỏi về người đã gài bẫy bắt ông và gia
đình. Bài của ký giả Nguyễn Tú viết về ” Cái chết trong tù việt cộng của
vị cựu Thủ Tướng miền nam Việt Nam Cộng Hòa”. Hình ảnh chỉ là minh họa.
Ngoại trưởng Phan Huy Quát gặp gỡ Tổng Thống Johnson tại Hoa Kỳ, June 04 1964.
Cái chết trong tù việt cộng của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Nguyễn Tú
Bác
Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần,
từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ
chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch
Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo
Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản
bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ
trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn
ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những
ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại “như một nén
hương chiêu niệm chung.”
Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát
bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do
gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên,
có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể
nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm
sau, 27 Tháng Tư 1979.
Tang gia đã được phép để mang thi hài ra
quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút
chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979,
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế –
nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam – có thể
ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế,
rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như
cái chết trong tù của ông – bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí
thức văn nghệ sĩ khác – của nhà cầm quyền Hà Nội.
*
Nếu tôi biết hát, tôi sẽ cất giọng ca vừa đủ nghe tù khúc:
“Anh nằm đây,
Bạn bè anh cũng nằm đây…”
Bạn bè anh cũng nằm đây…”
Gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất.
Chí Hòa, Sài Gòn – Một ngày cuối Tháng Tư 1979
Hôm nay đến lượt bốn phòng 5-6-7-8-, gác 1, khu ED được đi tắm, giặt.
Mọi người đều rộn rạo, hối hả chuẩn bị, cười hô hố. Cứ ba ngày rưỡi mới
được sối nước trên thân thể hôi hám, ngứa ngáy và vò vội quần áo đã
tích trữ kha khá mồ hôi, đất ghét, thì trước cái hạnh phúc nhỏ nhoi chỉ
được phép hưởng hai lần mỗi tuần, ai mà không “vui vẻ, hồ hởi, phấn
khởi” dù, trên lý thuyết, thời gian tắm được quy định 30 phút cứ bị cán
bộ ăn bớt, chỉ còn vỏn vẹn 15 phút.
Cả bốn phòng đã lần lượt ra hành lang ngồi xổm sắp hàng đợi cán bộ
gác đến điểm số. Lần đó, viện cớ bị cảm, tôi xin phép ở lại trong buồng.
Tôi có mục đích riêng.
Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng sối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!
Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng sối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!
Buồng 5 chúng tôi ở đầu dãy, sát với đầu cầu thang, nơi đây đặt một
cái bàn và một cái ghế cho cán bộ gác. Chỗ tôi nằm sát hàng song sắt.
Tôi đứng dậy, nhìn về phía đầu cầu thang chỉ cách chừng ba thước rồi
quay người, đảo mắt suốt dọc hành lang. Không có bóng cán bộ. Căn phòng
vơi đi 58 người như rộng ra. Hơi nồng của 60 mạng tù tích tụ từ suốt
ngày và đêm trước tự giải phóng dần dần đem lại một cảm giác thoáng khí
hơn.
Căn phòng chỉ còn lại hai người không đi tắm là tôi và một người nữa
đang nằm ở hàng giữa, sát tường, trên diện tích vỏn vẹn có 60 phân tức
2/3 của một chiếc chiếu hẹp. Ðó là khoảng không gian đã được chia rất
đều cho 60 tù nhân mà Việt Cộng đã cải cho cái danh từ mỹ miều là “trại
viên” Người đồng phòng này nằm, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay gập
lại trên bụng, hai bàn chân chắp vào nhau, mắt nhắm, vẻ mặt bình thản.
Ông bị bệnh đã hơn một tuần, không thuốc men. Nước da mặt đã chuyển sang
màu tai tái càng nổi bật với màu trắng của chòm râu và mái tóc. Bệnh
nhân nằm im, không cựa quậy, thân hình như đã quen đóng khung trong
không gian 60 phân của chiếc chiếu. Ông là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng
là Tổng trưởng nhiều lần, chức vụ cuối cùng và cao nhất trong hoạt động
chính quyền của ông là chức Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Xuân
1965. Năm 1979 ông đã trên 70 tuổi.
Tôi đảo mắt một lần nữa suốt dọc hành lang, dõng tai nghe ngóng. Vẫn
không một bóng người, không một tiếng động khả nghi nào trên tầng gác
vắng lặng. Tôi bước vội tới chiếu của Bác Sĩ Quát rồi ngồi sát bên. Bệnh
nhân vẫn nằm im, mắt nhắm, không một phản ứng nào chứng tỏ ông cảm giác
thấy có người bên cạnh. Hơi thở yếu. Bộ đồ ngủ của ông bận có cũ nhiều
nhưng không bị xô lệch. Ðôi ống quần được kéo thẳng tới cổ chân. Ðôi tà
áo được khép gọn, ôm kín thân trên. Cánh tay áo trùm tới tận cổ tay.
Chẳng phải vì cuộc sống tạm bợ trong tù rất nhiều hạn chế khắc nghiệt
cộng thêm lâm bệnh nặng đã hơn một tuần – một trường hợp bất cứ ai cũng
có thể buông thả, mặc cho thân phận nổi trôi và có thể kém đi nhiều, ít
cảnh giác về cách phục sức và tư thế – mà Bác Sĩ Quát thiếu chững chạc.
Và từ cái chững chạc này như toát lên một cái gì có vẻ nghịch lý đến độ
vừa đau đớn vừa dũng mãnh giữa thân phận con người và hoàn cảnh.
Tôi khẽ lên tiếng: “Anh Quát! Anh Quát!”
Không một phản ứng của bệnh nhân. Tôi lắc nhẹ cánh tay bệnh nhân, hơi
cao giọng: “Anh Quát! Anh Quát!” Vẫn không một phản ứng, tôi đưa ngón
tay trỏ qua mũi bệnh nhân. Hơi thở quá yếu. Dưới sân, tiếng sối nước bắt
đầu thưa dần. Thời gian tắm giặt sắp hết. Tôi không muốn mục đích khai
bệnh giả của tôi bị lộ là cố ý ở lại buồng để đích thân nói ít điều cho
là cần thiết với Bác Sĩ Quát và cả với tôi nữa.
Buồng 5 chúng tôi vẫn được Việt Cộng coi là một buồng “phản động”
nhất trong số bốn buồng của lầu 1, khu ED vì chứa một cựu Thủ tướng, 3
cựu Tổng trưởng, nhiều sĩ quan cấp tá, một số ít dân sự “đầu chai đá,
khó cải tạo, phần tử rất xấu, mất dậy.” Một buồng “ngụy nặng” nên được
Việt Cộng tận tình “chiếu cố” trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn
phải kể tới một vài tên “ăng ten” tức chỉ điểm được cài trong buồng. Tóm
lại, chúng tôi đều bị theo dõi rất sát, rất chặt. Tôi phải làm gấp. Tôi
lắc mạnh hơn cánh tay bệnh nhân, cao giọng thêm: “Anh Quát! Anh Quát!”
Bệnh nhân vẫn lặng im. Phải làm thật gấp. Tôi xoay nghiêng mình, tỳ
tay xuống chiếu, ghé miệng sát tai Bác Sĩ Quát, cố nói thật rành rẽ:
“Anh Quát! Anh Quát! Nhận ra tôi không?” Lần này đôi mi bệnh nhân hơi
động đậy rồi dướng lên, hé mở. Tôi thoáng thấy lòng trắng mắt vàng khè.
Chẳng cần phải học ngành y mới biết bệnh gan của Bác Sĩ Quát coi mới
nặng. Bệnh nhân vắn tắt thều thào: “Anh Tú!” Tôi hơi yên tâm. Miệng lại
sát tai Bác Sĩ Quát, tôi nói: “Anh mệt lắm phải không?” Ðầu bệnh nhân
hơi gật gật. Không hiểu lúc đó linh cảm nào xui khiến, tôi cố rót vào
tai Bác Sĩ Quát, giọng hơi nghẹn: “Anh có nhắn gì về gia đình không?”
Bệnh nhân cố gắng lắc đầu, mắt vẫn nhắm. Dưới sân không còn tiếng sối
nước nữa. Có tiếng các buồng trưởng dục anh em tập hợp để điểm số lại
trước khi lên buồng. Chỉ còn độ hơn một phút. May lắm thì hai phút. Tôi
dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát: “Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh?
Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!” Ðôi môi bệnh nhân như mấp máy.
Tôi vội nhổm lên, ghé sát tai tôi vào miệng bệnh nhân. Một hơi thở
khò khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một
chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến chín phần mười: “Thôi! Anh Tú ạ.” Tiếng
guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã bắt đầu từ chân cầu thang. Tôi chưa
chịu buông: “Nói đi! Anh Quát! Nói đi!” Một hơi thở một chút gấp hơn,
như làn hơi hắt vội ra lần chót! “Thôi! Thôi! Bỏ đi!” Tiếng guốc, dép,
tiếng cười, nói ồn ào đã tới quá nửa cầu thang. Tôi vội nhổm dậy, bước
nhanh về chiếu mình, nằm thẳng cẳng, vắt tay lên trán.
Ngoài hành lang, các bạn tù hối hả, xôn xao phơi quần áo mới giặt.
Vài tiếng kỳ kèo nhau về chỗ dây phơi. Rồi như một đội quân đã chọc được
phòng tuyến địch, họ ùa vào phòng, đứng lố nhố nghẹt lối đi quá nhỏ
giữa ba hàng chiếu. Căn phòng như bị co hẹp lại. Tiếng cười đùa thưa dần
khi tất cả đã về được chiếu mình. Khói thuốc lá bắt đầu tỏa. Ðây đó
tiếng rít của vài bình thuốc lào nổi lên sòng sọc. Bây giờ thì mọi
người, sau trận tắm thỏa thuê, đã ngả lưng trên chiếu. Cả phòng lặng
tiếng.
Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường: “Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?”
Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường: “Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?”
Bác Sĩ Hồ Văn Châm, cựu Tổng trưởng Thông tin, Chiêu hồi và Cựu chiến
sĩ, có phần chiếu liền bên Bác Sĩ Quát. Ông Châm quay về phía Bác Sĩ
Quát, tư thế nằm vẫn y như trước. Cảnh lộn xộn, ồn ào, ầm ĩ vừa qua của
căn phòng không làm Bác Sĩ Quát động đậy chút nào. Cái gì đã như làm tê
liệt bộ phận giây thần kinh điều khiển nguồn năng ý chí con người đến
nỗi Bác Sĩ Quát không phản ứng gì, hay không còn muốn phản ứng gì dù chỉ
là một phác họa – trước cảnh huống bên ngoài? Một hình ảnh buồn thảm
lóe lên trong tưởng tượng; nếu không phải là mùa oi bức thì một tấm nền
mỏng đắp lên người dong dỏng và gầy guộc của Bác Sĩ Quát thừa đủ để đóng
vai trò một tấm khăn liệm.
Bác Sĩ Châm hướng về phía tôi, lắc đầu. Tôi lên tiếng với buồng
trưởng: “Anh Phương! Báo cáo cán bộ xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá chứ!”
Phương là hạ sĩ quan binh chủng nhẩy dù, tuổi khoảng 30. Tuy còn trẻ,
tóc Phương đã trắng xóa, có lẽ vì “xấu máu.” Anh em bèn dán cho cái nhãn
hiệu “Phương đầu bạc.” Phương lặng thinh, coi bộ ngần ngại. Nói cho
ngay suốt hơn một tuần lễ Bác Sĩ Quát lâm bệnh Phương đã mấy lần báo cáo
xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá, nhưng đều bị từ chối. Tôi quay về phía
Bác Sĩ Châm: “Anh Châm! Nói cho Phương biết bệnh trạng của Bác Sĩ Quát
đi!” Ông Châm bèn bảo: “Anh Phương! Báo cáo cán bộ ngay đi!” Phương
không đáp, lộ rõ vẻ ngần ngại. Trong phòng bỗng nhao nhao nhiều giọng
thúc giục, gay gắt: “Báo cáo đi! Chờ gì nữa? Bệnh như vậy mà không đi
báo cáo, còn chờ gì nữa? Chờ người ta chết à?” Căn phòng đang im ắng,
sống động hẳn lên.
Nhiều bạn đang nằm, nhóm người nhìn về phía Phương. Ðang cởi trần,
Phương uể oải đứng dậy, bận áo, ra khỏi phòng, đi về phía đầu cầu thang.
Một lát khá lâu, cán bộ gác tới, có Phương theo sau. Anh chàng cán bộ,
mặt hơi khinh khỉnh, từ bên ngoài song sắt cộc lốc hỏi vọng: “Ðâu?” Bác
Sĩ Châm nhích người qua một bên, chỉ vào Bác Sĩ Quát: “Ðây, cán bộ!”
Nhìn một lát, cán bộ quay lưng, Phương lẳng lặng về chiếu mình. Những
anh em khác lại đặt mình nằm. Căn phòng chìm trong im lặng hoàn toàn như
thể hồi hộp chờ đợi một phán quyết sinh tử của trại.
Chừng 20 hay 30 phút sau, có tiếng lao xao ở đầu cầu thang. Hai bạn
tù được làm ở bệnh xá, đem một băng ca tới cùng với cán bộ gác và một
cán bộ khác, chắc là ở bệnh xá. Căn phòng lại náo động. Mọi người đều
ngồi dậy hoặc đứng lên phần chiếu của mình.
Phương “đầu bạc” dẫn hai anh mang băng ca đến chỗ Bác Sĩ Quát. Bệnh
nhân như mê man, tự mình không ngồi dậy được. Bốn anh em khỏe mạnh trong
phòng xúm nhau nâng bệnh nhân đặt trên băng ca. Trong lúc đó Bác Sĩ
Châm vội nhét vào một túi nhỏ vài đồ cần thiết cho Bác Sĩ Quát: Kem và
bàn chải đánh răng, vài đồ lót, thêm một bộ đồ ngủ, đũa, muỗng, chén…
Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng.
Dưới sân, một tiếng kêu lớn! “Lấy cơm!” Căn phòng trở lại cuộc sống đơn
điệu hàng ngày của một trại tù. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi.
Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau: “Bác
Sĩ Quát chết rồi!” Cả phòng nhao nhao: “Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá
vậy?” Một anh đáp: “Nghe nói, hồi trưa hôm qua thì phải.”
Chỉ một lát cáo phó miệng của các bạn tù đi lấy cơm đã lan truyền
khắp khu ED. Bữa cơm trưa hôm đó ít ồn ào hơn thường lệ. Có ai trong
phòng thốt một câu: “Bệnh như vậy, suốt hơn một tuần xin đi bệnh xá,
không cho. Ðợi gần chết mới cho thì còn gì!” Một điếu văn ngắn, gọn, hàm
súc cho một bạn tù đã nằm xuống. Một lời ngắn, gọn, hàm xúc lên án chế
độ bất nhân, ác nghiệt của Cộng Sản. Căn phòng gần như lặng đi. Không
bao lâu sau bữa cơm, cán bộ gác tới, bảo buồng trưởng thu dọn đồ của Bác
Sĩ Quát. Trước khi quay lưng, hắn còn nói với: “Nhớ làm bản kê khai,
nghe không!” Ðối với tù nhân, đó là lời công nhận chính thức cái chết
của bất cứ “trại viên” nào.
Khám Chí hòa (hình bát giác)
Lần này, là cái chết của một vị cựu thủ tướng.
Manh chiếu của Bác Sĩ Quát đã được gỡ đi theo giỏ đồ còn lại của ông xuống văn phòng khu. Chỗ nằm cũ của ông trơ ra phần sân xi măng đã xỉn đen thời gian, mồ hôi, đau khổ và uất ức dồn nén của hàng hàng lớp lớp thế hệ tù chính trị mà ông đã là một trong biết bao người kế tiếp bất tận. Trí tưởng tượng của ta có mặc sức tung hoành sáng tác biết bao nhiêu chuyện về trại tù và thân phận tù nhân dưới chế độ Cộng Sản, thì mảnh không gian xi măng đen kia thầm lặng mà hùng hồn nói lên còn hơn thế nữa. Những ngày kế tiếp, cái chết tức tưởi mang nhiều vẻ không rõ ràng của Bác Sĩ Quát còn là đề tài bàn tán của nhiều người trong phòng được tóm gọn trong hai chữ “nghi vấn.” Nhiều người cho rằng nếu được đi bệnh viện sớm hơn, hoặc nếu không, mà được phép biên thư về nhà để thân nhân kịp thời gửi thuốc thì có thể Bác Sĩ Quát đâu ra đến nông nỗi đó.
Năm 1979 vẫn còn nằm trong thời kỳ mà Việt Cộng gọi là “rất căng.”
Cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nếu xuôi xẻ về mặt quân sự, thì về
mặt dân tình và chính trị lại chẳng xuôi xẻ chút nào. Nhiều nơi đã nổi
lên những phong trào chống đối vũ trang làm cho Việt Cộng vô cùng lo
lắng trong việc ước lượng tầm cỡ của mỗi phong trào để liệu cơ đối phó.
Ngay tại Sài gòn, năm 1976, vụ Vinh Sơn xẩy ra chưa đầy một năm sau “đại
thắng Mùa Xuân” của Việt Cộng đã làm chúng thất điên bát đảo và mặc dù
những người chủ trương và lãnh đạo vụ Vinh Sơn cùng với một số chiến hữu
đã bị Việt Cộng thẳng tay đàn áp và thanh toán, dư âm và ảnh hưởng của
vụ ấy vẫn còn kéo dài mãi tới 1979 và sau nữa. Lại thêm cuộc chiến với
Trung Cộng Mùa Xuân 1979 ở miền Bắc và cuộc chiến với Căm Bốt ở miền Nam
khởi sự từ 1978. Do đó Việt Cộng càng siết chặt kỷ luật đối với tù
chính trị. Tuy không có bằng chứng rõ ràng, nhiều người trong phòng có
cảm giác “ăng ten,” tức chỉ điểm viên, đã được tăng cường.
Trạm canh gác ở khám Chí Hòa
Cuộc
sống tiếp tục trong bầu không khí càng ngày càng ngột ngạt. Việt Cộng
“dư” lý lẽ để đối xử với tù nhân tàn nhẫn hơn, bất nhân hơn. Bác Sĩ Quát
đã lâm bệnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Con trai út của ông là Phan
Huy Anh bị bắt cùng với ông ngày 16 Tháng Tám 1975 không được ở chung
cùng buồng, mà bị giam ở buồng 6 sát bên. Hai cha con chỉ trông thấy
nhau những lần đi tắm, tức hai lần một tuần. Khi tắm cũng không được
liên hệ với nhau. Huy Anh dù có muốn giúp bố giặt quần áo hay một vài
việc vặt vãnh cũng không bao giờ được phép. Còn nói chuyện với nhau thì
tuyệt đối cấm. Nếu bị bắt quả tang hay có người tố cáo, hai cha con sẽ
bị cúp viết thư về nhà với hậu quả kèm theo là bị cúp thăm nuôi. Ấy là
chưa kể có thể bị kỷ luật đưa đi biệt giam. Việc thăm nuôi của gia đình
cũng tách rời, riêng biệt: không bao giờ hai cha con được thăm nuôi, gặp
gỡ thân nhân cùng một lúc, cùng một ngày. Hai cha con sống sát buồng
nhau mà còn hơn hai kẻ lạ. Hai kẻ lạ còn có thể xin phép trao đổi với
nhau chút quà, nói với nhau dăm ba câu. Bác Sĩ Quát và Huy Anh luôn luôn
bị từ chối và bị theo dõi kỹ. Khi được tin bố lâm bệnh, Huy Anh nhiều
lần xin phép qua thăm và đem thuốc cũng không được. Chỉ tới phiên đi
lãnh cơm, Huy Anh mới được bước ra khỏi buồng. Những lúc đó tôi thoáng
bắt gặp ánh mắt buồn bã của Huy Anh kín đáo nhìn qua song sắt tới chỗ bố
đang nằm lịm. Tôi còn nhớ hai ngày trước khi Bác Sĩ Quát được đưa đi
bệnh xá, cán bộ gác mới cho phép Huy Anh đem thuốc cho bố, sau không
biết bao nhiêu lần năn nỉ. Huy Anh chỉ được phép đứng ngoài cửa nhìn
vọng vào. Thuốc thì do buồng trưởng nhận đưa cho Bác Sĩ Quát. Thuốc đến
quá muộn, dù chỉ là thứ thuốc thông thường trị bệnh gan. Lần “nhìn thăm”
thầm lặng được phép công khai đó dài không quá hai phút. Và đó cũng là
lần chót Huy Anh được chính thức nhìn bố qua chiều dài gần 8 thước của
căn buồng dưới đôi mắt cú vọ của cán bộ gác ngồi phía đầu cầu thang giám
sát.
Hôm Bác Sĩ Quát được khênh đi bệnh xá, Huy Anh cũng
không được phép ra khỏi buồng dù chỉ để nói ít câu thăm hỏi và nhìn bố
nằm thoi thóp trên chiếc băng ca. Một ngày sau khi Bác Sĩ Quát chết, Huy
Anh được trại cho phép về thọ tang bố. Nhiều người trong chúng tôi hi
vọng sẽ có tin thêm về tang lễ và nhất là về cái chết quá đột ngột của
Bác Sĩ Quát khi Huy Anh trở lại trại. Thói quen giấu diếm, bưng bít đã
trở thành một thứ siêu vi trùng trong máu của Việt Cộng, thế nên khi Huy
Anh trở về, chúng tôi chẳng biết tin gì thêm ngoài việc tang lễ đã xong
xuôi. Sau này có tin là Huy Anh sẽ được thả nếu “thật tâm cải tạo tốt.”
Có nghĩa là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến cái chết,
đến tang lễ của bố, đến bất cứ những gì Huy Anh đã nhìn được, nghe được ở
xã hội Sài Gòn bên ngoài trong thời gian được về nhà. Phải thừa nhận
Việt Cộng rất “siêu” về thủ đoạn dọa nạt, nhất là đối với những ai đang
bị gọng kìm của chúng siết chặt. Dù Bác Sĩ Quát đã chết, không còn là
một mối lo chính trị đối với Việt Cộng, do vậy không còn cần thiết giữ
Huy Anh làm con tin để đe dọa, đầy đọa tinh thần ông bố nữa, cũng phải
đợi đến cuối năm 1979, Huy Anh mới được thả.
Trong thập niên 1940, Bác Sĩ Phan Huy Quát đã được nhiều người ở Hà
Nội biết tiếng là một lương y. Bệnh nhân của ông, cả Việt lẫn Pháp, rất
tín nhiệm ông vì tư cách đứng đắn và lương tâm nghề nghiệp rất cao của
ông. Ngay cả một số người Pháp đã chọn ông làm bác sĩ gia đình của họ,
một trường hợp rất hiếm trong y giới người Việt thời ấy. Một đề tài
nghiên cứu y học của ông có liên quan đến bệnh đau mắt của Hoàng Ðế Bảo
Ðại thời đó đã được tặng giải thưởng đặc biệt của Hoàng Ðế. Cuộc đời
chính trị của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký
hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 Tháng Ba 1949.
Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Ðại
lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia
Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng.
Từ giữa năm 1953 trở đi, tình hình cuộc chiến với Việt Minh ở miền Bắc
Việt Nam ngày càng tồi tệ. Thất trận của Pháp ngày 07 Tháng Năm 1954 ở
Ðiện Biên Phủ mở màn cho Hội Nghị Genève về Ðông Dương với hậu quả là
Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 do Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa
Pháp và Việt Minh ngày 20 Tháng Bảy 1954.
Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.
Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.
Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (gắn huy chương) phía sau là Tổng trưởng quốc phòng Phan Huy Quát. Hình dưới: Thủ tướng Phan Huy Quát và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
Bác Sĩ Quát trở lại nghề cũ, mở một phòng mạch ở
Dakao gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Suốt chín năm ông Diệm cầm quyền, Bác
Sĩ Quát không tham chính: ông khó có thể thuận với Tổng Thống Diệm về
lề lối làm việc quá quan liêu, hống hách và độc đoán của gia đình họ
Ngô. Thêm nữa ông là một thành viên trong nhóm Caravelle đã công khai
đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện
tự do, dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 01 Tháng Mười Một 1963 do một số
tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo chấm dứt chế độ Ngô Ðình Diệm theo
liền cái chết bi thảm của vị tổng thống và hai em ông là Ngô Ðình Nhu
và Ngô Ðình Cẩn. Ðại Tướng Dương Văn Minh và Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ
cầm quyền mới được ba tháng thì bị Tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng II
chiến thuật, chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64. Bác Sĩ Quát được mời làm
Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964
rồi lại trở về phòng mạch.
Cuộc đời chính trị của ông đạt tuyệt đỉnh danh vọng khi, vào giữa
Tháng Hai năm 1965, ông được Tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội
các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại
cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và
Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông lui về, trực tiếp điều khiển phòng thí
nghiệm y khoa của ông ở đường Hai Bà Trưng. Hoạt động chính trị của ông
thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là
chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư
1975.
Nhưng ngày kết liễu nền Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt
hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng
khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm đã quen và chỉ
quen hoạt động chính trị theo lối “chính quy,” trong “đường lối chính
quy.” Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước
kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết
sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt
động bí mật, mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ
khác, một thứ thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái
can đảm trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ
tướng, tự thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí
mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Ðiều
này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị
của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước
hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn
thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người
ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ
dàng.
Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát
không đáp “lời mời” ra trình diện của Việt Cộng được phổ biến trên đài
phát thanh, truyền hình và báo chí của chúng cho tất cả “ngụy quân, ngụy
quyền”. Liền sau khi cộng quân ào ạt tuôn vào Saigon từ hai hướng Bắc
và Nam ngày 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền
Vương và bắt đầu cuộc đời “du mục” trong Saigon, quyết không để cho Việt
Cộng bắt. Cứ đôi ba ngày các con ông thay phiên nhau dẫn ông đi thay
đổi chỗ trú ngụ. Sau gần ba tháng trốn tránh như thế, ông có dấu hiệu
mệt mỏi. Các con ông khuyên ông trốn “trụ” hẳn một nơi. Ông nhượng bộ,
về nhà trưởng nữ trong một hẻm khuất ở quận Phú Nhuận.
Những ai đã sống ở Saigon sau ngày 30 Tháng Tư 1975 chắc khó quên cái
không khí ồn ào, nhộn nhạo, hỗn tạp bao trùm khắp nơi, khắp chốn của
cái thành phố hơn ba triệu người này hầu như ngày nào cũng hối hả tuôn
ra đầy nghẹt đường phố. Vẻ mừng rỡ bề ngoài vì chiến tranh đã chấm dứt
không che đậy nổi nhiều nỗi lo âu âm ỉ bên trong: Kẻ chiến thắng sẽ định
đoạt số phận của Saigon như thế nào? Thái độ nào tốt nhất để đối phó
với kẻ chiến thắng đang huênh hoang, ngạo mạn? Tùy hoàn cảnh và cương vị
riêng của mỗi cá nhân, người thì chọn lối âm thần sống ẩn, người thì
mặc, muốn ra sao thì ra, cứ sống “tự nhiên cái đã”. Nhưng đại đa số thì
tính chuyện trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Mỹ đã vĩnh viễn
phủi tay. Một số khác thì tính chuyện tiếp tục tranh đấu chống Cộng. Ðã
manh nha những sự thăm dò, móc nối nhau, tìm ngõ ngách trong hai lãnh
vực chính yếu: thứ nhất vượt biên, thứ nhì chống Cộng.
Hai lãnh vực này tưởng là hoàn toàn riêng biệt, trái lại, thường xoắn
vào nhau khá chặt, bởi lẽ nhiều khi tìm đường vượt biển lại dẫn đến mối
chống Cộng, tìm đường chống Cộng lại dẫn tới mối vượt biên. Bất cứ ai
chọn dấn thân vào một trong hai lãnh vực này đều bị lôi cuốn vào cái
vòng luẩn quẩn lưỡng nguyên bi hài kịch đó. Bác Sĩ Quát không ngờ sẽ rơi
vào chính cảnh huống ấy. Trong thâm tâm, ông không muốn bỏ chạy: ông
vốn nặng tình quê hương. Nhưng gia đình ông 14 người, mặc nhiên là một
áp lực tinh thần, thầm lặng đấy, nhưng đáng kể, buộc ông không thể không
nghĩ đến sự an toàn cho vợ, con, dâu, rể và các cháu nội ngoại, nghĩa
là phải nghĩ đến chuyện vượt biên. Ngoài tình quê hương ông cũng nặng
tình gia đình không kém.
Gia đình Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Thực ra, khoảng một tuần trước ngày 30 Tháng Tư 1975
lịch sử, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ra lệnh cho ông Ðại sứ của mình
ở Saigon nhân danh chính phủ mời Bác Sĩ Quát qua Ðài Bắc trú ngụ nếu
như phía Mỹ chưa lo liệu cho bác sĩ. Lúc đó Bác Sĩ Quát chưa quyết tâm
ra đi nên chỉ cảm ơn và nói sẽ liên lạc sau. Về phía Mỹ, khi hay tin Bác
Sĩ Quát còn ở Saigon, ngày 28 Tháng Tư 1975 đã liên lạc với ông, hứa
đưa hai ông bà qua Mỹ. Bác Sĩ Quát trả lời không thể nhận sự giúp đỡ quý
hóa ấy nếu tất cả gia đình ông gồm 14 người không được cùng đi. Phía Mỹ
ngần ngại, nhưng rồi cũng thuận ý muốn của Bác Sĩ Quát và cho ông một
điểm hẹn. Ðiểm hẹn này sau bị lộ. Thêm nữa ngày 29 Tháng Tư 1975, tình
hình căng thẳng tột độ, chính phủ Dương Văn Minh ra tối hậu thư buộc Mỹ
phải triệt thoái toàn bộ nhân viên D.A.O. tức bộ phận tùy viên Quốc
Phòng của Mỹ trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Liên lạc giữa phía Mỹ và
Bác Sĩ Quát bị tắc nghẽn. Chuyến trực thăng cuối cùng chở người Việt tị
nạn không có Bác Sĩ Quát và gia đình.
Như đã nói, ông nặng tình gia đình, không muốn gia đình bị khổ trong
vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn. Ðồng
thời ông cũng không muốn làm “kẻ bỏ chạy” vì ông cũng rất nặng tình quê
hương, đất nước. Ông muốn, nếu đi thì cả nhà cùng đi. Nếu ở lại thì cả
nhà cùng ở lại. Nhưng sau hai lần lỡ dịp di tản gia đình, Bác Sĩ Quát ý
thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê hương,
đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã
chọn.
Ông bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do
một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người
tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một
tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông
gia nhập tổ chức và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác
Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên. Còn về đề nghị gia nhập tổ
chức, ông nói sẽ có quyết định sau khi gặp người đại diện có thẩm quyền
của tổ chức. Ðôi bên đồng thuận. Gia đình Bác Sĩ Quát gồm bà Quát, các
con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai
ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần
Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí
Hòa, Saigon. Bà Quát, tuy tuổi đã cao và mắc bệnh đau tim, vẫn bị biệt
giam, điều kiện sinh hoạt rất khắc nghiệt. Do con, cháu bà năn nỉ mãi,
Việt Cộng cho phép một cháu ngoại gái của bà mới 12 tuổi qua ở biệt giam
để chăm sóc bà. Ðược mấy tháng, vì tình trạng sức khỏe ngày càng xấu
đi, bà Quát được đưa ra ở phòng tập thể với các con cháu. Ðược hơn một
năm, có lẽ vì xét thấy gia đình bà Quát đại đa số là giới nữ và khai
thác cũng không thêm được gì, Việt Cộng bèn thả hết. Riêng người con rể
còn bị giữ lại, đưa đi trại cải tạo Hàm Tân, gần mười năm sau mới được
thả.
Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên
Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau,
theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi
xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe
ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe
chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh
xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát biết mình bị lừa. Ông và Huy Anh được
giải về Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, đường Võ Tánh, Saigon. Hôm đó là ngày 16
Tháng Tám 1975, khởi đầu cuộc thử thách chót trong đời vị cựu Thủ tướng.
Một cuộc thử thách không giống bất cứ một thử thách nào ông đã đương
đầu trước kia. Một cuộc thử thách mà chủ đích của Việt Cộng nhằm hạ nhục
con người chỉ chấm dứt sau khi vị cựu Thủ tướng đã vận tất cả năng
lượng vật chất và tinh thần ném hết vào cuộc đấu tranh cuối cùng của
ông, lần này mới thực là mặt đối mặt với quân thù với không biết bao
nhiêu căng thẳng, gay go về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh riêng lẻ mà ông
chưa từng có một ý niệm và không bao giờ ngờ có ngày phải tiến hành
trong đơn độc, đã kết thúc vào trưa ngày 27 Tháng Tư 1979, đúng ba hôm
trước ngày Kỷ niệm Saigon thất thủ.
Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng.
Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)
Gần một tháng trước Tết Mậu Ngọ tôi bị chuyển về phòng 1, gác 1, khu
BC. Ba phòng 2, 3, 4 bỏ trống. Chỉ riêng phòng 1 có “khách hàng”. Bác Sĩ
Quát và tôi gặp lại nhau ở đó. Trong mấy ngày Tết, kỷ luật nới lỏng,
mọi người được đi lại thăm bạn bè ở các phòng khác, gác khác trong cùng
một khu. Bác Sĩ Quát và tôi không ra khỏi gác 1. Chúng tôi thường đi bộ
dọc hành lang trống vắng vẻ, Bác Sĩ Quát bắt nhịp đi theo tiếng chống
nạng của tôi lúc đó chân bị tê liệt. Mấy ngày Tết quả là một dịp hiếm có
để có thể nói với nhau nhiều chuyện, khỏi sợ bị để ý hay soi mói quá
đáng. “Ăng ten” cũng phải ăn Tết chứ! Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi
nghe cuộc “phiêu lưu” của ông và gia đình. Tôi có hỏi ông về thời gian
ông giữ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát, đường Võ Tánh. Ông kể:
“Chúng bắt tôi viết bản tự khai tất cả những gì tôi làm khi tôi giữ
chức Thủ tướng. Bản viết của tôi không dài quá một trang tôi viết vắn
tắt là trong thời gian tôi ở cương vị Thủ tướng, tôi lãnh đạo việc nước,
tôi chỉ đạo cuộc chiến chống Cộng. Tất cả mọi cấp, từ cấp thấp nhất,
đến cao nhất gần gũi với Thủ tướng ở mọi ngành quân, dân, chính đều làm
việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của tôi. Một mình tôi trách nhiệm. Chúng
không bằng lòng, bắt tôi viết lại. Tôi viết y như trước. Cù cưa như vậy
đến hơn một tháng, gần hai tháng. Chúng bèn chuyển sang thẩm vấn. Hỏi
câu nào tôi trả lới vắn tắt: Tôi trách nhiệm. Chúng đủ trò áp lực như
anh biết đấy. Sau đó, để bớt căng thẳng, tôi nhận viết. Vả lại, thú thực
lúc đó nhịp tim đập của tôi loạn xạ đã nhiều ngày, và tôi không có
thuốc trợ tim. Tôi cảm thấy chóng mệt. Tôi cứ từ từ viết được hơn 70
trang, trong đó tôi nêu một số nhận định về thời cuộc, đưa ra một số đề
nghị kiến thiết quốc gia. Trên trang nhất, tôi đề tên người nhận văn bản
của tôi là Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chúng
bắt tôi xóa, chỉ được viết là bản tự khai. Tôi không chịu. Sau cùng
chúng cũng nhận tập viết của tôi.”
Tôi hỏi Bác Sĩ Quát: “Anh có tin là chúng chuyển tập viết của anh tới
Nguyễn Hữu Thọ không? – Tôi ngờ lắm. Ông đáp. Nhưng không sao. Tôi mượn
cớ đề tên Nguyễn Hữu Thọ để ngầm bảo chúng rằng tôi không biết tới Hà
Nội trong khi tất cả chúng ta đều rõ là Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận Giải
phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội và Hà Nội thừa biết điều đó hơn
ai hết.”
Tôi bật cười, Bác Sĩ Quát cũng cười theo. Chúng tôi hiểu nhau. Trong
buồng có một vài bạn tù đứng đắn, chúng tôi có thể nói chuyện thẳng
thắn, cởi mở, không nghi ngại. Tôi nhớ một lần, vẫn trong dịp Tết Mậu
Ngọ, chúng tôi năm người đứng nói chuyện gần ở một góc hành lang, câu
chuyện loanh quanh thế nào mà dẫn đến việc một bạn tù hỏi Bác Sĩ Quát về
một vài cộng sự viên thân cận nhất của ông mà ông thật tâm tác thành
cho: “Có thật hay không, tiếng đồn có người đá ngầm anh khi có dấu hiệu
anh trên đà xuống dốc?” Bác Sĩ Quát mỉm cười, trả lời, giọng bình thản:
“Tôi đã có nhiều dịp gần cụ Trần Trọng Kim khi sinh thời cụ. Tôi nhớ mãi
một lời cụ dậy: sống ở đời phải cho nó chững. Tôi thường kể lại cho các
con, cháu trong nhà nghe lời của cụ Trần, kẻo uổng.” Câu nói của Bác Sĩ
Quát không trả lời thẳng vào câu hỏi của anh bạn. Nhưng có vẻ như mấy
bạn biết thưởng thức câu trả lời đó vì họ cười ha hả.
Sau Tết, chúng tôi bị chuyển sang phòng 5, gác 1, khu ED. Ðược vài
hôm, phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận
thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là
Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy
sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác
biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự
nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu bực tức, nóng nẩy. Riêng tôi cũng không
để lộ cho tên Liên rõ là tôi biết chuyện của hắn. Cuộc sống ở Chí Hòa
đơn điệu, buồn tẻ, ngột ngạt.
Ngày này sang ngày khác, mọi người như chết đi trên 2/3 manh chiếu
của mình. Không bao giờ tôi nghe thấy Bác Sĩ Quát thốt lên dù chỉ nửa
lời than van về số phận của mình hay của gia đình về sự mất mát tài sản
mà Việt Cộng đã tịch thu toàn bộ chỉ để lại cho ông hai bàn tay trắng.
Ông sống lặng lẽ, trầm ngâm, kín đáo. Nhiều lần, cán bộ Việt cộng cố ý
công khai làm nhục ông trước mặt mọi người. Ông giữ im lặng, cái im lặng
kẻ cả. Không ai nhận thấy ở ông một vẻ gì kiêu kỳ, của một người đã
từng giữ những chức vụ cao sang trong chính quyền cũ.
Ông biết hòa mình một cách đúng mức. Với anh em cùng cảnh ngộ và cái
đúng mức không gượng ép ấy tự nhiên bảo vệ tư thế riêng của ông bằng một
khoảng cách mà chẳng ai dám nghĩ muốn vượt qua. Ngay đối với tên Liên
mà nhiều yếu tố trong vụ Biên Hòa đủ để được xứng đáng nhãn hiệu “tên
phản bội, tên lừa bịp”, ông vẫn giữ được cách lịch sự bao dung buộc kẻ
kia tự mình phải có thái độ ăn năn, kính cẩn đối với ông. Thế nên tôi
rất hiểu tâm địa ông khi ông thều thào: “Thôi! Bỏ đi!” để trả lời câu
hỏi dồn ông về tên Liên bên chiếu bệnh. Ông biết vì ông mà vợ, con, cháu
ông đang dũng cảm chịu khổ, chịu nhục, chịu thiếu thốn ở khu phụ nữ.
Ông biết một cháu nội gái của ông, con gái đầu lòng của Huy Anh, mới ba
tháng đã “được” Việt cộng bỏ tù vì bố mẹ và đang thiếu sữa.
Ông biết chừng nào Việt Cộng chưa bẻ gãy được ý chí đối kháng thầm
lặng của ông thì gia đình ông, đa số là phụ nữ và con nít vần là những
con tin hữu hiệu trong tay Việt Cộng dùng làm lợi khí đe dọa, đầy đọa
tinh thần ông, nghiền nát những gì là nhân tính trong ông, buộc ông phải
thốt lên một lời quỵ lụy quy hàng, Nhưng ông đã đứng được đầu gió.
Vì ông đã cứng.
Vì ông đã cứng.
Thủ tướng tại một quân y viện, với Trung tướng Vũ Ngọc Hoàn (phải) Cục trưởng cục quân y. Hình dưới: Bác sĩ Phan Huy Quát đang khám khẩn cấp cho 1 bệnh nhân bị thương vì bom.
***
Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ
Phan Huy Quát có ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó
quan trọng vào bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ
tổ quốc, là ông đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi
ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục
trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận
nền độc lập. Do lòng trí kiên nhẫn, thái độ khéo léo, mềm dẻo nhưng
không thiếu cương quyết trong thương thảo rất khó khăn, nhiều khi đến độ
rất căng thẳng với phái đoàn Pháp mà một số thành viên lại là thầy học
cũ của ông ở Ðại học Y khoa Hà Nội. Ông đã thuyết phục được phía Pháp
trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng
vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình,
mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung
học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia
mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay
đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác
được giảng dậy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong
thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc
tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và
mệnh danh một cách rất xứng đáng là “Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát.”
Tên tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ,
thanh, thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ
văn minh và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc.
Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?
***
Một phòng lẻ loi dành cho lính gác ở ngoài vòng rào trại giam Chí Hòa
đã được quét dọn khá tươm tất. Giữa phòng, một tấm ván gỗ khổ hẹp đặt
trên đôi mẻ. Trên tấm ván một hình người nằm ngửa, chân duỗi thẳng, hằn
rõ dưới tấm mền mỏng phủ kín từ đầu xuống chân.
Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.
Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.
Tang gia được chính quyền Việt Cộng hứa cho phép quàn thi hài Bác Sĩ
Quát tại chùa Xá Lợi. Ðến phút chót Việt Cộng bội hứa như chúng vẫn có
thói quen đó đã trở thành quán tính. Chúng buộc tang gia phải chôn cất
ngay ngày hôm sau tức là ngày 28 Tháng Tư 1979. Tìm hiểu ra mới biết
ngày 28 là ngày ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới Saigon: cho đem thi
hài Bác Sĩ Quát về quàn tại Chùa Xá Lợi có thể gây ra nhiều phiền phức,
rối ren không lường được. Quái thật! Một chế độ luôn luôn tự vỗ ngực lớn
tiếng huênh hoang ta đây “Anh hùng nhất mực” và “ra ngõ là gặp anh
hùng” lại sợ đủ thứ!
Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!
Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!
Sợ từ cái xác chết sợ đi, nên bắt chôn ngay sợ xác chết “thần giao
cách cảm” với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì rầy rà to. Ðám tang bị hối
thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến
thuộc.
Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là “nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng”.
Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.
Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là “nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng”.
Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.
Hình ký giả Nguyễn Tú (trái) của nhật báo Chính Luận trước 1975 và bạn đồng tù Chí Hòa, cựu Thủ Tướng miền nam Việt Nam, bác sĩ Phan Huy Quát (phải).
***
Nguyễn Tú
Ký giả Nguyễn Tú, nguyên đặc phái viên chiến trường Nhật báo Chính
Luận tại Việt Nam trước 1975, cũng như của nhiều báo ngoại quốc, đã bị
giam hơn mười năm trong lao tù Cộng Sản. Ông vượt biên tới Hong Kong năm
1990 và sau đó tới Hoa Kỳ. Hiện ông cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Ðốn.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links: Blog Mười Sáu