Nguyên nhân cá chết và thủ phạm gây
ra cá chết trắng một dải bờ biển bốn tỉnh miền Trung, sau
gần ba tháng lấp liếm che đậy, cuối cùng cũng buộc chính
quyền cộng sản Hà Nội phải trình trước bàn dân thiên hạ,
chiều ngày 30/06/2016. Đương nhiên, không có gì khác những điều
tất cả đều đã biết. Nguyên nhân là chất độc do xả thải và thủ phạm xả thải là nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh.
Ngay từ những ngày đầu tiên, chính những người dân Hà Tĩnh, những ngư dân, những người buôn bán tại chợ cá, những người trực tiếp sống nhờ những con cá hàng ngày về từ biển, họ đã biết. Không cần đến những kiến thức cao siêu, họ chỉ thấy những gì hôm nay khác hôm qua. Họ tiếp xúc với nước biển vùng cận nhà máy Thép Formosa hàng ngày, họ quen biển, thuộc màu sắc của nước biển từng buổi sáng, từng buổi chiều, những gì bình thường và khác thường. Họ ngửi được mùi của biển, mùi biển lành và mùi biển độc. Họ nhìn thấy khói từ nhà máy thép. Họ nhìn thấy những gì hàng ngày thoát ra từ những ống xả thải dưới đáy biển. Từ tất cả những thay đổi và cá chết. Một người thân của họ, một bà con của họ, một thợ lặn chuyên nghiệp của công ty thép đã bị nhiễm độc tại khu vực xả thải và tử vong khi nhập viện, nhưng kết quả xét nghiệm tử thi đã bị cấm tiết lộ. Họ biết chắc chắn nhà máy thép là tội phạm. Bất kể nhà cầm quyền nói gì.
Ngay trong những ngày đầu tiên người ta đã nhận thấy: “Cá chết là cá lớp tầng sâu. Miệng ống thải ngầm dưới biển tại khu vực cá chết có chất nhờn mầu vàng, mùi tanh hôi. Người thợ lặn ngạt hơi độc mà chết. Công ty Fomosa mới nhập 384 tấn hoá chất, gồm 40 chất, có chất cực độc. Công ty Formosa vừa tiến hành súc rửa đường ống, chuẩn bị chạy thử”.
Phó GS. Tiến sĩ Nguyễn Huy Thịnh ngày 24/04 nói, “nếu là tôi, chỉ một ngày tìm ra nguyên nhân. Công ty Formosa mới súc rửa và mới xả thải, như vậy, dù có tan loãng ra, dấu vết còn lại chắc chắn sẽ vẫn còn, chỉ cần luồn ống hút lấy mẫu vào sâu bên trong ống thoát”. Và chính Phó giám đốc đối ngoại Formosa Chu Xuân Phàm ngày 25/04 thú nhận, “hoặc chọn cá, hoặc chọn thép, không thể cả hai”.
Một cách đơn giản, chỉ bằng một lệnh ngừng hoạt động, giữ nguyên trạng thái, cô lập toàn bộ hệ thống quản lý nhà máy, tức khắc huy động lực lượng kiểm soát và lấy mẫu, thời gian đưa ra kết luận có thể không cần tới một tuần.
Nhưng Vũng Áng, Hà Tĩnh là một lãnh địa riêng, đã được “nhượng bán cho người nước ngoài, một dạng tô giới”?! Ngày 21/04, ông Phạm Khánh Ly, Vụ nuôi trồng thuỷ hải sản Bộ Nông nghiệp cho biết: “Đoàn công tác không thể vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền kiểm tra, phải có giấy của thủ tướng hay chủ tịch tỉnh” (?!).
Ngày 22/04, C49, cục cảnh sát PCTP (phòng chống tội phạm) tài nguyên môi trường đã vào điều tra, nhưng, thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý cho biết, “phía C49 không thể phát ngôn ngay được vì ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác”. Có nghĩa là, C49 đã biết nhưng không được công bố.
“Thực tế, đến nay việc xả thải qua quan trắc tự động của FHS chưa được đấu nối với đơn vị giám sát là Sở TNMT Hà Tĩnh, hợp đồng kiểm tra của Trung tâm Quan trắc Hà Tĩnh với Cty này cũng chỉ kiểm tra 3 tháng/lần” (báo Lao động).
Như vậy, vấn đề không thuộc tính chất phức tạp mang yếu tố khoa học, mà là vấn đề hiệu lực của quản lý hành chính và hiệu lực của Pháp luật. Ai là người ký quy định kiểm tra hành chính Formosa phải có giấy phép của Chủ tịch tỉnh hoặc Thủ tướng? Tại sao chế độ quan trắc xử lý thải là bắt buộc, lại chỉ là hợp đồng kinh tế giữa nhà máy Formosa với phòng trắc nghiệm của sở tài nguyên môi trường tỉnh Hà Tĩnh, nghĩa là cơ quan quan trắc chỉ thực hiện đo đạc xác định chất lượng xử lý có nội dung ghi trong hợp đồng của bên trả tiền là nhà máy Formosa, bao gồm thời gian thực hiện đo đạc, nội dung đo đạc và quyền công bố kết quả? Như vậy, xử lý hay không, chất lượng xử lý thế nào, hoàn toàn không do cơ quan quản lý quyết định. Phòng quan trắc của tỉnh chỉ làm để được trả tiền.
Theo Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì: “… Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan.
Nhưng đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy”.
“Từ ngày 29/04/2016, báo chí bị cấm đưa tin, nhà báo bị cấm tới khu vực cá chết, dân đói”, “ lúc trước, các nhà báo về đông lắm, nhưng từ ngày 29/04, không có một ai về hỏi dân nữa”. Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, người từng nằm tại khu cá chết hơn một tháng, kể lại như vậy.
Và thông tin được gọi là chính thức, tức là có hướng dẫn, thì ngày 2/05/2016, “Các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực hải dương học người Đức, Mỹ, Isreal đã đến Việt Nam để cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung”. Và sau đó giáo sư người Nhật nói trên báo, “Nguyên nhân một khả năng là do thủy triều đỏ, hai là do những độc tố hóa học gây ô nhiễm biển… và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đó.”
Người ta không lạ gì những thủ đọan mà Hà Nội vẫn sử dụng xưa nay. Đó là chờ cho dư luận mệt mỏi, như chờ mũi tên bay hết đà thì rơi xuống. Ồn ào ầm ĩ mãi rồi cũng phải lắng xuống. Nguyên nhân, bàn tán mãi rồi cũng chẳng còn gì. Hậu quả, bàn cãi mãi rồi cũng nhàm. Bức xúc, xả mãi rồi cũng xẹp. Chất vấn nhà nước, chất vấn đảng và chính phủ, nhưng chẳng có đảng, chính phủ nào trả lời. Dân cứ chất vấn lẫn nhau, tự hỏi và tự trả lời. Chính phủ, đảng và nhà nước giả như điếc, ban tuyên giáo bịt mồm các nhà báo, cài những thông tin gây nhiễu, tung hoả mù, làm dư luận mất hướng, cho mật vụ bám những nhân vật to tiếng, ầm ĩ nhất, bắt và đe dọa để lung lạc quần chúng…Và chỉ đến khi sự kiện đã trở thành một sự đã rồi, dư luận đã chấp nhận tự nhiên, không còn gì lạ và không còn muốn nói, thì “Chính phủ, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của bộ chính trị và quyết tâm phi thường của cả hệ thống, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với phương châm phục vụ lợi ích của nhân dân”! Xưa nay vẫn vậy, bao nhiêu năm nay vẫn một bài như vậy. Ban tuyên giáo thuộc bài, dân cũng thuộc bài, chẳng lạ gì nhau.
Đó là sân khấu chính trị Việt nam, và trên sàn diễn là nhốn nháo những diễn viên hài. Đạo diễn và nhắc vở trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân tuyên bố “đường xả thải của Formosa được cấp phép, Formosa xả thải đúng luật”, nhưng bộ trưởng Trần Hồng Hà lại nói, “đường xả thải ngầm là phi pháp”. Công điện Chính phủ “cấm đánh bắt, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm đánh bắt gần bờ và trong phạm vi 20 hải lý”, nhưng phó Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn tuyên bố dân có thể “yên tâm tắm và ăn hải sản khu vực Vũng Áng”. Bí thư Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ rủ nhau tắm biển và tổ chức ăn hải sản miễn phí.
“Chính phủ chỉ đạo xít xao”, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng mị dân thì suốt ba tháng không một lời thăm hỏi dân đói miền Trung, như bị bệnh cứng lưỡi. Chủ tịch nước Trần đại Quang khen các lãnh đạo tắm biển và ăn cá hấp là gương mẫu, “nếu cán bộ nào cũng làm như vậy thì lực lượng công an bớt phải tăng biên chế”. Họp báo chậm một tiếng (chắc bận cãi nhau), nhưng kéo dài hơn 5 phút và không cho nhà báo đặt câu hỏi.
Cho nên, dẫu cho Chính phủ chọn ngày 30/06 để công bố nguyên nhân là gì, thủ phạm là ai, điều đó đã không còn ý nghĩa nữa. Vì bất kể đảng kết tội ai, đối với người dân, Formosa vẫn là thủ phạm. Có lẽ vì biết thế, mà loay hoay suốt ba tháng, chính phủ buộc phải công bố cái điều mà đáng lẽ có thể công bố ngay từ sau ngày 20/04/2016, khi các báo cáo khoa học đã đủ kết luận.
Người ta phải tự hỏi, tại sao nhà nước che đậy thông tin. Tại sao lại có chuyện phải đưa đẩy, né tránh quy kết Formosa cho đến khi không thể né tránh được nữa? Formosa là ai, Đài Loan hay Trung Quốc? Trong số 28 nhà thầu phụ của Formosa có 25 nhà thầu Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam. Formosa báo cáo hoá chất độc thải ra biển không qua xử lý do lỗi một nhà thầu phụ vì sự cố chập điện, nhưng không nói là nhà thầu Việt Nam. Như vậy, sự cố xảy ra tại một nhà thầu Trung Quốc. Chập điện, chất độc không được xử lý, thải trực tiếp ra biển. Cá chết, dân bỏ biển, thất nghiệp, hoang mang rối loạn trước nguy cơ nạn đói. 500 triệu USD Formosa bồi thường nói rõ cho mục đích đào tạo để chuyển đổi nghề cho 1 triệu dân.
Ông Chu Xuân Phàm đã không dấu diếm, hoặc cá hoặc thép, như vậy, việc đuổi dân khỏi biển đã được tính đến từ trước khi đầu tư dự án. Hay nói một cách khác, một trong các mục đích đầu tư là chuyển đổi nghề biển của dân sang những nghề khác, để biển lại cho Formosa, tức là để biển lại cho Tàu. Họ đã biết làm thép thì phải thải hoá chất độc, và cá sẽ phải chết. Dân muốn sống phải chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ nghề đi biển, đánh cá. Đầu tư nhà máy thép vào Vũng Áng, các nhà đầu tư đã biết trước, biển khu vực này sẽ không còn ngư dân, vì sẽ không còn cá. Như vậy, muốn đuổi ngư dân, muốn chiếm biển, chỉ cần xây dựng nhà máy thép. Nhà cầm quyền Việt Nam, một là chưa bao giờ biết đến tính chất nguy hại của nhà máy thép, không biết, nhưng không chịu biết, hai là nguy hại tới môi trường là thứ vô hình, trong khi những đồng tiền đầu tư ở ngay trước mặt, sờ nắn đo đếm được.
Thực chất của 500 triệu USD này là gì? Nhà báo Đoan Trang có một nguồn tin bí mật tiết lộ những thương lượng giữa bộ công an với Formosa. Có đúng là Formosa bồi thường đúng số tiền này không, tại sao lại chỉ là 500 triệu USD? Ai là người đưa ra con số này, căn cứ vào đâu? Có phải đây là số tiền Formosa đã dự tính trước, khi lập dự án, dành cho việc di dân và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho khoảng 1 triệu dân, nằm trong tổng vốn đầu tư, nhưng đã được thoả thuận bỏ ra ngoài và trở thành một khoản “bồi dưỡng” cho các quan chức tham dự và có quyền hạn phê duyệt dự án của cả hai bên? Như vậy bộ Công an cùng các bộ liên quan dự án trong chính phủ đã ăn hớt tiền của dân?
Không thể kiểm chứng, nhưng nếu có chuyện ăn tiền này thì cũng không phải là chuyện lạ, khi dê cừu thuộc chương trình giúp dân thoát nghèo, còn lạc đường vào nhà bí thư và chủ tịch xã, thì tiền giúp chuyển đổi nghề và tiền bồi thường môi trường vào nhà quan chức là chuyện thông cảm được. Vả lại, xưa nay, quan chức giàu chủ yếu nhờ tiền “bồi dưỡng” và tiền “lại quả” từ các dự án. Chả có chữ ký nào trong danh sách các chữ ký bắt buộc phải có trong các quyết định phê duyệt dự án mà không phải trả tiền. Vì thế mà những chức vụ liên quan tới các chữ ký này có giá cao hơn nhiều lần so với các chức vụ tầm phào, ngồi chơi khác.
Bộ Môi trường, bộ Công an có quyền thương lượng và mặc cả chuyện bồi thường của Formosa không? 500 triệu USD được thoả thuận để hạ màn vở diễn? Vụ án ghê rợn này sẽ được cho “chìm xuồng” bằng một sự móc ngoặc của một vài cá nhân? Ông Tô Lâm và ông Trần Hồng Hà có đủ tư cách để phán xét thay toà án? 500 triệu USD dù là một khoản tiền không nhỏ, không thể là kết quả được thoả thuận từ những cuộc thương lượng kín, tuyệt mật giữa những con người, nhất là những con người ấy lại là quan chức của một chế độ tham nhũng, “ăn không chừa một thứ gì”, tệ hơn, những quan chức này đều là “đảng viên” mà đảng viên có một tính chất chung là “rất dễ mua được bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền”.
Cho nên việc bồi thường phải là việc thực thi quyết định phán xét của Toà án. Việc nhận tội chỉ là bước đầu của một của một phiên tòa, Formosa phải bị truy tố ra tòa Hình sự. Bất kỳ kẻ nào có ý định làm cho “chìm xuồng” đều phải bị quy là đồng loã với tội phạm.
Và nếu chính Trung Quốc là thủ phạm thì không phải là sự cố “chập điện” mà là điện phải bị chập theo kế hoạch, vào đúng bốn tuần trước khi có chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam để công bố gỡ bỏ lệnh cấm vận và ký kết hàng loạt các hiệp định hợp tác, để còn đủ thời gian cho cá chết trắng biển, để dân phẫn nộ biểu tình, để chính quyền phải đàn áp để bị quy tội vi phạm nhân quyền, để Quốc hội Mỹ phản đối việc gỡ bỏ cấm vận với Việt Nam. Và nếu có bạo loạn, chính quyền cộng sản Việt Nam lúng túng, rung động thì rất có thể chuyến thăm sẽ trở thành một vụ khủng bố, chế độ thậm chí có nguy cơ đổ vỡ.
Việc xác định nguyên nhân và thủ phạm chưa thể dừng ở công bố 30/06. Phải xác định nhà thầu phụ gây ra chập điện là ai, Việt Nam hay Trung Quốc. Lãnh đạo nhà thầu phụ này là những nhân vật nào, đến từ đâu, có liên hệ gì với Trung Nam Hải. Điện chập vô tình hay có chuẩn bị trước, mục đích cuối cùng của sự cố chập điện là gì?
Song song với việc này, phải khẳng định được, hiện tại, Đài Loan hay Trung Quốc đang nắm cổ phần chi phối tại Formosa Hà Tĩnh. Mục tiêu của việc Trung Quốc chiếm dần quyền sở hữu và quản lý toàn bộ dự án, bao gồm nhà máy thép Formosa, nhà máy nhiệt điện và cảng nước sâu Vũng Áng là gì? Việc tạo ra sự cố cá chết, ngoài mục đích chiếm biển, có liên hệ gì tới âm mưu phá hoại chuyến đi của Obama và liên kết Việt – Mỹ. Độc chiếm việc sử dụng cảng nước sâu Vũng Áng có liên hệ gì với hoạt động tàu ngầm Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ và có liên kết gì với căn cứ tàu ngầm Du Lâm tại đảo Hải Nam? Việt Nam đã có những cơ chế gì để giám sát những công trình xây dựng phía trong hàng rào khu công nghiệp. Vũng Áng đang xin cơ chế đặc khu nhằm mục đích gì. Có hay không khả năng biến Vũng Áng thành Tô giới, trước mắt là Đài Loan, tương lai là Trung Quốc trong suốt thời gian 70 năm?
Việc cấp phép đầu tư dự án thép Vũng Áng đã rõ ràng là một trọng tội. Cần phải khởi tố vụ án cấp phép, không thể để cho những tham quan tội đồ như nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu bí thư kiêm chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa giàu sụ, vừa nhởn nhơ thăm chùa và nghe hát, hưởng lạc ngoài vòng pháp luật.
Công suất sản xuất thép trên toàn cầu đã vượt quá 200% nhu cầu tiêu thụ. 50% năng lực sản xuất thép của Trung Quốc bị buộc phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Năm nay Trung Quốc sẽ giảm 450 triệu tấn và sẽ giảm 600 triệu tấn trong ba năm tới. Giá thép thế giới đã giảm 200% từ tháng 2 năm 2012 tới nay. Trung Quốc đang có 300 triệu tấn thép tồn kho không tìm được thị trường tiêu thụ.
Với công nghệ sản xuất thấp kém và đắt đỏ, nếu phải chi phí cao thêm cho công tác xử lý chất thải, thép của Formosa Hà Tĩnh sẽ không thể cạnh tranh, nguy cơ thua lỗ không thể bù đắp tất yếu dẫn đến đóng cửa. Phải buộc Formosa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động 24/24g, 7/7 ngày, gắn với cơ chế cửa xả thải tự động, đấu nối với trạm giám sát của sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh. Tuyệt đối không để nước chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý tới ngưỡng chuẩn có thể thóat ra biển. Không thể di dân và chấp nhận xả độc ra môi trường. Phải ép bằng được Formosa đóng cửa. Đây phải là mục tiêu để Việt Nam thoát khỏi món nợ mà ông Dũng tham lam đã để lại.
Nếu mục đích của Trung Quốc núp bóng Formosa trả tiền cho Hà Nội di dân, đổi nghề và bỏ biển miền Trung, thì với 500 triệu USD, là giá quá rẻ. Cái đắt là sự ngu dốt của Hà Nội. Hà Nội hoan hỉ vì buộc được Formosa nhận lỗi và chịu bồi thường, Hà Nội hăm hở dùng 500 trịêu để di dân khỏi vùng biển, vùng đất miền Trung, theo đúng ý đồ của Trung Quốc. Hà Nội ngoan ngoãn để Hán Tàu dắt mũi.
Không thể được. 500 triệu USD này sẽ chỉ phép được dùng vào việc khôi phục lại môi trường, nạo vét biển, tẩy rửa môi trường sống tự nhiên. Bồi thường cho dân những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, lập tức và lâu dài, hỗ trợ y tế để khắc phục và phòng ngừa những hậu quả do nhiễm độc, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và phương tiện bám biển. Kẻ nào trong chế độ làm theo kế hoạch chuyển nghề và di dân, kẻ đó phải bị truy tố ra tòa.
Phải thiết lập cơ chế pháp luật để có thể can thiệp có hiệu lực tức khắc mọi vi phạm của chủ dự án. Truy trách nhiệm cho những quan chức vận động cấp quy chế đặc khu cho dự án Vũng Áng. Bãi bỏ tất cả những ưu đãi hành chính đối với dự án, cảnh giác với mưu toan biến Vũng Áng thành khu tự trị, quốc gia trong quốc gia.
Điều tra và truy tố tất cả những cán bộ trực tiếp và gián tiếp quan hệ hành chính quản trị với Formosa trong suốt quá trình từ khi cấp phép đến nay. Cần thay mới ngay lập tức tất cả các quan chức bộ máy liên quan tới quản lý dự án.
Những diễn viên diễn tồi như thứ trưởng Môi trường Võ Tuấn Nhân, như phó chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, những con rối tâng công ngờ nghệch như Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ… không nên để diễn tiếp.
Phía sau sân khấu, những kẻ tay nghề non nớt như trưởng ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng cũng không nên tiếp tục nghề nhắc vở. Ông này còn hành xử theo cảm tính, chưa đủ độ lỳ trơ cứng cần thiết, có lẽ vì còn quá trẻ, tính cách thượng tôn danh dự trong con người này còn chưa biến mất. Nhất là ông chưa có một chiếc vỏ Mác-Lê đủ dày, nên sự thật còn dễ lọt qua. Vụ hai máy bay nghi bị tên lửa Trung Cộng bắn hạ vừa rồi, rõ ràng còn lúng túng hơn. Thông tin rối lọan. Lúng túng giữa minh bạch thông tin và năng lực nói dối, lừa bịp dư luận, có lẽ ông sẽ phải bỏ nghề. Nghề nói dối, lươn lẹo vừa sắt đá vừa thính mũi rõ ràng là sở trường của Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông. Ông này vừa đựợc tín nhiệm kiêm phó ban tuyên giáo Trung ương, thực chất là để thường trực ban tuyên giáo, để Võ Văn Thưởng có thời gian nghỉ. Chưa biết chừng Trương Minh Tuấn sắp vào Bộ Chính trị. Ông này mà lên, chưa biết chừng ông thu lại hết thẻ của các nhà báo, người làm báo chỉ còn lại loại người khồng đầu. Ông Thưởng lại về phó bí thư Sài Gòn. Cũng tốt, ông có thể là Gorbachốp, biết đâu!?
Màn diễn tiếp phải là cảnh phán xử của Tòa và các tội phạm. Tiền bồi thường không phải là con số tròn trĩnh 500 triệu USD. Tội phạm trực tiếp là Trung Quốc, không phải Đài Loan. Âm mưu chiếm đọat biển phải được vạch trần. Formosa phải được Toà kiến nghị đóng cửa. Nguyễn Tấn Dũng và Võ Kim Cự phải bị kết án chung thân, tịch biên sung công toàn bộ tài sản chìm, nổi, giấu trong con cái.
Dưới một chế độ độc đảng, nơi đảng cao hơn và đứng ngoài pháp luật, tham nhũng của hệ thống quản trị là không thể tránh khỏi, trước khi có thay đổi từ chế độ đảng trị sang chế độ pháp trị, luật pháp phải nghiêm cấm cấp phép các dự án tiềm ẩn các nguy hại môi trường, tài nguyên của quốc gia, trước mắt, hoãn vô thời hạn các dự án điện nguyên tử, từng bước đóng cửa và chấm dứt dự án Bôxít Tây nguyên, các dự án khai thác titan, xiết chặt các yêu cầu đối với các dự án nhà máy giấy.v.v.
Mặt đất đang chuyển động dữ dội. Khó đoán được những gì có thể xảy ra trong những ngày sắp tới. Quốc hội 14 bầu ra chính phủ mới? Có thể còn nhiều cái mới nữa. Đài Loan có thể trở về Trung Quốc? Triều tiên sẽ thống nhất? Sẽ không còn phải tranh chấp Trường Sa?…
Chỉ có một điều có thể chắc chắn là Vở tuồng Formosa chưa thể hạ màn.
5-7-2016
Ngay từ những ngày đầu tiên, chính những người dân Hà Tĩnh, những ngư dân, những người buôn bán tại chợ cá, những người trực tiếp sống nhờ những con cá hàng ngày về từ biển, họ đã biết. Không cần đến những kiến thức cao siêu, họ chỉ thấy những gì hôm nay khác hôm qua. Họ tiếp xúc với nước biển vùng cận nhà máy Thép Formosa hàng ngày, họ quen biển, thuộc màu sắc của nước biển từng buổi sáng, từng buổi chiều, những gì bình thường và khác thường. Họ ngửi được mùi của biển, mùi biển lành và mùi biển độc. Họ nhìn thấy khói từ nhà máy thép. Họ nhìn thấy những gì hàng ngày thoát ra từ những ống xả thải dưới đáy biển. Từ tất cả những thay đổi và cá chết. Một người thân của họ, một bà con của họ, một thợ lặn chuyên nghiệp của công ty thép đã bị nhiễm độc tại khu vực xả thải và tử vong khi nhập viện, nhưng kết quả xét nghiệm tử thi đã bị cấm tiết lộ. Họ biết chắc chắn nhà máy thép là tội phạm. Bất kể nhà cầm quyền nói gì.
Ngay trong những ngày đầu tiên người ta đã nhận thấy: “Cá chết là cá lớp tầng sâu. Miệng ống thải ngầm dưới biển tại khu vực cá chết có chất nhờn mầu vàng, mùi tanh hôi. Người thợ lặn ngạt hơi độc mà chết. Công ty Fomosa mới nhập 384 tấn hoá chất, gồm 40 chất, có chất cực độc. Công ty Formosa vừa tiến hành súc rửa đường ống, chuẩn bị chạy thử”.
Phó GS. Tiến sĩ Nguyễn Huy Thịnh ngày 24/04 nói, “nếu là tôi, chỉ một ngày tìm ra nguyên nhân. Công ty Formosa mới súc rửa và mới xả thải, như vậy, dù có tan loãng ra, dấu vết còn lại chắc chắn sẽ vẫn còn, chỉ cần luồn ống hút lấy mẫu vào sâu bên trong ống thoát”. Và chính Phó giám đốc đối ngoại Formosa Chu Xuân Phàm ngày 25/04 thú nhận, “hoặc chọn cá, hoặc chọn thép, không thể cả hai”.
Một cách đơn giản, chỉ bằng một lệnh ngừng hoạt động, giữ nguyên trạng thái, cô lập toàn bộ hệ thống quản lý nhà máy, tức khắc huy động lực lượng kiểm soát và lấy mẫu, thời gian đưa ra kết luận có thể không cần tới một tuần.
Nhưng Vũng Áng, Hà Tĩnh là một lãnh địa riêng, đã được “nhượng bán cho người nước ngoài, một dạng tô giới”?! Ngày 21/04, ông Phạm Khánh Ly, Vụ nuôi trồng thuỷ hải sản Bộ Nông nghiệp cho biết: “Đoàn công tác không thể vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền kiểm tra, phải có giấy của thủ tướng hay chủ tịch tỉnh” (?!).
Ngày 22/04, C49, cục cảnh sát PCTP (phòng chống tội phạm) tài nguyên môi trường đã vào điều tra, nhưng, thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý cho biết, “phía C49 không thể phát ngôn ngay được vì ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác”. Có nghĩa là, C49 đã biết nhưng không được công bố.
“Thực tế, đến nay việc xả thải qua quan trắc tự động của FHS chưa được đấu nối với đơn vị giám sát là Sở TNMT Hà Tĩnh, hợp đồng kiểm tra của Trung tâm Quan trắc Hà Tĩnh với Cty này cũng chỉ kiểm tra 3 tháng/lần” (báo Lao động).
Như vậy, vấn đề không thuộc tính chất phức tạp mang yếu tố khoa học, mà là vấn đề hiệu lực của quản lý hành chính và hiệu lực của Pháp luật. Ai là người ký quy định kiểm tra hành chính Formosa phải có giấy phép của Chủ tịch tỉnh hoặc Thủ tướng? Tại sao chế độ quan trắc xử lý thải là bắt buộc, lại chỉ là hợp đồng kinh tế giữa nhà máy Formosa với phòng trắc nghiệm của sở tài nguyên môi trường tỉnh Hà Tĩnh, nghĩa là cơ quan quan trắc chỉ thực hiện đo đạc xác định chất lượng xử lý có nội dung ghi trong hợp đồng của bên trả tiền là nhà máy Formosa, bao gồm thời gian thực hiện đo đạc, nội dung đo đạc và quyền công bố kết quả? Như vậy, xử lý hay không, chất lượng xử lý thế nào, hoàn toàn không do cơ quan quản lý quyết định. Phòng quan trắc của tỉnh chỉ làm để được trả tiền.
Theo Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì: “… Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan.
Nhưng đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy”.
“Từ ngày 29/04/2016, báo chí bị cấm đưa tin, nhà báo bị cấm tới khu vực cá chết, dân đói”, “ lúc trước, các nhà báo về đông lắm, nhưng từ ngày 29/04, không có một ai về hỏi dân nữa”. Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, người từng nằm tại khu cá chết hơn một tháng, kể lại như vậy.
Và thông tin được gọi là chính thức, tức là có hướng dẫn, thì ngày 2/05/2016, “Các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực hải dương học người Đức, Mỹ, Isreal đã đến Việt Nam để cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung”. Và sau đó giáo sư người Nhật nói trên báo, “Nguyên nhân một khả năng là do thủy triều đỏ, hai là do những độc tố hóa học gây ô nhiễm biển… và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đó.”
Người ta không lạ gì những thủ đọan mà Hà Nội vẫn sử dụng xưa nay. Đó là chờ cho dư luận mệt mỏi, như chờ mũi tên bay hết đà thì rơi xuống. Ồn ào ầm ĩ mãi rồi cũng phải lắng xuống. Nguyên nhân, bàn tán mãi rồi cũng chẳng còn gì. Hậu quả, bàn cãi mãi rồi cũng nhàm. Bức xúc, xả mãi rồi cũng xẹp. Chất vấn nhà nước, chất vấn đảng và chính phủ, nhưng chẳng có đảng, chính phủ nào trả lời. Dân cứ chất vấn lẫn nhau, tự hỏi và tự trả lời. Chính phủ, đảng và nhà nước giả như điếc, ban tuyên giáo bịt mồm các nhà báo, cài những thông tin gây nhiễu, tung hoả mù, làm dư luận mất hướng, cho mật vụ bám những nhân vật to tiếng, ầm ĩ nhất, bắt và đe dọa để lung lạc quần chúng…Và chỉ đến khi sự kiện đã trở thành một sự đã rồi, dư luận đã chấp nhận tự nhiên, không còn gì lạ và không còn muốn nói, thì “Chính phủ, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của bộ chính trị và quyết tâm phi thường của cả hệ thống, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với phương châm phục vụ lợi ích của nhân dân”! Xưa nay vẫn vậy, bao nhiêu năm nay vẫn một bài như vậy. Ban tuyên giáo thuộc bài, dân cũng thuộc bài, chẳng lạ gì nhau.
Đó là sân khấu chính trị Việt nam, và trên sàn diễn là nhốn nháo những diễn viên hài. Đạo diễn và nhắc vở trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân tuyên bố “đường xả thải của Formosa được cấp phép, Formosa xả thải đúng luật”, nhưng bộ trưởng Trần Hồng Hà lại nói, “đường xả thải ngầm là phi pháp”. Công điện Chính phủ “cấm đánh bắt, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm đánh bắt gần bờ và trong phạm vi 20 hải lý”, nhưng phó Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn tuyên bố dân có thể “yên tâm tắm và ăn hải sản khu vực Vũng Áng”. Bí thư Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ rủ nhau tắm biển và tổ chức ăn hải sản miễn phí.
“Chính phủ chỉ đạo xít xao”, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng mị dân thì suốt ba tháng không một lời thăm hỏi dân đói miền Trung, như bị bệnh cứng lưỡi. Chủ tịch nước Trần đại Quang khen các lãnh đạo tắm biển và ăn cá hấp là gương mẫu, “nếu cán bộ nào cũng làm như vậy thì lực lượng công an bớt phải tăng biên chế”. Họp báo chậm một tiếng (chắc bận cãi nhau), nhưng kéo dài hơn 5 phút và không cho nhà báo đặt câu hỏi.
Cho nên, dẫu cho Chính phủ chọn ngày 30/06 để công bố nguyên nhân là gì, thủ phạm là ai, điều đó đã không còn ý nghĩa nữa. Vì bất kể đảng kết tội ai, đối với người dân, Formosa vẫn là thủ phạm. Có lẽ vì biết thế, mà loay hoay suốt ba tháng, chính phủ buộc phải công bố cái điều mà đáng lẽ có thể công bố ngay từ sau ngày 20/04/2016, khi các báo cáo khoa học đã đủ kết luận.
Người ta phải tự hỏi, tại sao nhà nước che đậy thông tin. Tại sao lại có chuyện phải đưa đẩy, né tránh quy kết Formosa cho đến khi không thể né tránh được nữa? Formosa là ai, Đài Loan hay Trung Quốc? Trong số 28 nhà thầu phụ của Formosa có 25 nhà thầu Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam. Formosa báo cáo hoá chất độc thải ra biển không qua xử lý do lỗi một nhà thầu phụ vì sự cố chập điện, nhưng không nói là nhà thầu Việt Nam. Như vậy, sự cố xảy ra tại một nhà thầu Trung Quốc. Chập điện, chất độc không được xử lý, thải trực tiếp ra biển. Cá chết, dân bỏ biển, thất nghiệp, hoang mang rối loạn trước nguy cơ nạn đói. 500 triệu USD Formosa bồi thường nói rõ cho mục đích đào tạo để chuyển đổi nghề cho 1 triệu dân.
Ông Chu Xuân Phàm đã không dấu diếm, hoặc cá hoặc thép, như vậy, việc đuổi dân khỏi biển đã được tính đến từ trước khi đầu tư dự án. Hay nói một cách khác, một trong các mục đích đầu tư là chuyển đổi nghề biển của dân sang những nghề khác, để biển lại cho Formosa, tức là để biển lại cho Tàu. Họ đã biết làm thép thì phải thải hoá chất độc, và cá sẽ phải chết. Dân muốn sống phải chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ nghề đi biển, đánh cá. Đầu tư nhà máy thép vào Vũng Áng, các nhà đầu tư đã biết trước, biển khu vực này sẽ không còn ngư dân, vì sẽ không còn cá. Như vậy, muốn đuổi ngư dân, muốn chiếm biển, chỉ cần xây dựng nhà máy thép. Nhà cầm quyền Việt Nam, một là chưa bao giờ biết đến tính chất nguy hại của nhà máy thép, không biết, nhưng không chịu biết, hai là nguy hại tới môi trường là thứ vô hình, trong khi những đồng tiền đầu tư ở ngay trước mặt, sờ nắn đo đếm được.
Thực chất của 500 triệu USD này là gì? Nhà báo Đoan Trang có một nguồn tin bí mật tiết lộ những thương lượng giữa bộ công an với Formosa. Có đúng là Formosa bồi thường đúng số tiền này không, tại sao lại chỉ là 500 triệu USD? Ai là người đưa ra con số này, căn cứ vào đâu? Có phải đây là số tiền Formosa đã dự tính trước, khi lập dự án, dành cho việc di dân và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho khoảng 1 triệu dân, nằm trong tổng vốn đầu tư, nhưng đã được thoả thuận bỏ ra ngoài và trở thành một khoản “bồi dưỡng” cho các quan chức tham dự và có quyền hạn phê duyệt dự án của cả hai bên? Như vậy bộ Công an cùng các bộ liên quan dự án trong chính phủ đã ăn hớt tiền của dân?
Không thể kiểm chứng, nhưng nếu có chuyện ăn tiền này thì cũng không phải là chuyện lạ, khi dê cừu thuộc chương trình giúp dân thoát nghèo, còn lạc đường vào nhà bí thư và chủ tịch xã, thì tiền giúp chuyển đổi nghề và tiền bồi thường môi trường vào nhà quan chức là chuyện thông cảm được. Vả lại, xưa nay, quan chức giàu chủ yếu nhờ tiền “bồi dưỡng” và tiền “lại quả” từ các dự án. Chả có chữ ký nào trong danh sách các chữ ký bắt buộc phải có trong các quyết định phê duyệt dự án mà không phải trả tiền. Vì thế mà những chức vụ liên quan tới các chữ ký này có giá cao hơn nhiều lần so với các chức vụ tầm phào, ngồi chơi khác.
Bộ Môi trường, bộ Công an có quyền thương lượng và mặc cả chuyện bồi thường của Formosa không? 500 triệu USD được thoả thuận để hạ màn vở diễn? Vụ án ghê rợn này sẽ được cho “chìm xuồng” bằng một sự móc ngoặc của một vài cá nhân? Ông Tô Lâm và ông Trần Hồng Hà có đủ tư cách để phán xét thay toà án? 500 triệu USD dù là một khoản tiền không nhỏ, không thể là kết quả được thoả thuận từ những cuộc thương lượng kín, tuyệt mật giữa những con người, nhất là những con người ấy lại là quan chức của một chế độ tham nhũng, “ăn không chừa một thứ gì”, tệ hơn, những quan chức này đều là “đảng viên” mà đảng viên có một tính chất chung là “rất dễ mua được bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền”.
Cho nên việc bồi thường phải là việc thực thi quyết định phán xét của Toà án. Việc nhận tội chỉ là bước đầu của một của một phiên tòa, Formosa phải bị truy tố ra tòa Hình sự. Bất kỳ kẻ nào có ý định làm cho “chìm xuồng” đều phải bị quy là đồng loã với tội phạm.
Và nếu chính Trung Quốc là thủ phạm thì không phải là sự cố “chập điện” mà là điện phải bị chập theo kế hoạch, vào đúng bốn tuần trước khi có chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam để công bố gỡ bỏ lệnh cấm vận và ký kết hàng loạt các hiệp định hợp tác, để còn đủ thời gian cho cá chết trắng biển, để dân phẫn nộ biểu tình, để chính quyền phải đàn áp để bị quy tội vi phạm nhân quyền, để Quốc hội Mỹ phản đối việc gỡ bỏ cấm vận với Việt Nam. Và nếu có bạo loạn, chính quyền cộng sản Việt Nam lúng túng, rung động thì rất có thể chuyến thăm sẽ trở thành một vụ khủng bố, chế độ thậm chí có nguy cơ đổ vỡ.
Việc xác định nguyên nhân và thủ phạm chưa thể dừng ở công bố 30/06. Phải xác định nhà thầu phụ gây ra chập điện là ai, Việt Nam hay Trung Quốc. Lãnh đạo nhà thầu phụ này là những nhân vật nào, đến từ đâu, có liên hệ gì với Trung Nam Hải. Điện chập vô tình hay có chuẩn bị trước, mục đích cuối cùng của sự cố chập điện là gì?
Song song với việc này, phải khẳng định được, hiện tại, Đài Loan hay Trung Quốc đang nắm cổ phần chi phối tại Formosa Hà Tĩnh. Mục tiêu của việc Trung Quốc chiếm dần quyền sở hữu và quản lý toàn bộ dự án, bao gồm nhà máy thép Formosa, nhà máy nhiệt điện và cảng nước sâu Vũng Áng là gì? Việc tạo ra sự cố cá chết, ngoài mục đích chiếm biển, có liên hệ gì tới âm mưu phá hoại chuyến đi của Obama và liên kết Việt – Mỹ. Độc chiếm việc sử dụng cảng nước sâu Vũng Áng có liên hệ gì với hoạt động tàu ngầm Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ và có liên kết gì với căn cứ tàu ngầm Du Lâm tại đảo Hải Nam? Việt Nam đã có những cơ chế gì để giám sát những công trình xây dựng phía trong hàng rào khu công nghiệp. Vũng Áng đang xin cơ chế đặc khu nhằm mục đích gì. Có hay không khả năng biến Vũng Áng thành Tô giới, trước mắt là Đài Loan, tương lai là Trung Quốc trong suốt thời gian 70 năm?
Việc cấp phép đầu tư dự án thép Vũng Áng đã rõ ràng là một trọng tội. Cần phải khởi tố vụ án cấp phép, không thể để cho những tham quan tội đồ như nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu bí thư kiêm chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa giàu sụ, vừa nhởn nhơ thăm chùa và nghe hát, hưởng lạc ngoài vòng pháp luật.
Công suất sản xuất thép trên toàn cầu đã vượt quá 200% nhu cầu tiêu thụ. 50% năng lực sản xuất thép của Trung Quốc bị buộc phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Năm nay Trung Quốc sẽ giảm 450 triệu tấn và sẽ giảm 600 triệu tấn trong ba năm tới. Giá thép thế giới đã giảm 200% từ tháng 2 năm 2012 tới nay. Trung Quốc đang có 300 triệu tấn thép tồn kho không tìm được thị trường tiêu thụ.
Với công nghệ sản xuất thấp kém và đắt đỏ, nếu phải chi phí cao thêm cho công tác xử lý chất thải, thép của Formosa Hà Tĩnh sẽ không thể cạnh tranh, nguy cơ thua lỗ không thể bù đắp tất yếu dẫn đến đóng cửa. Phải buộc Formosa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động 24/24g, 7/7 ngày, gắn với cơ chế cửa xả thải tự động, đấu nối với trạm giám sát của sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh. Tuyệt đối không để nước chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý tới ngưỡng chuẩn có thể thóat ra biển. Không thể di dân và chấp nhận xả độc ra môi trường. Phải ép bằng được Formosa đóng cửa. Đây phải là mục tiêu để Việt Nam thoát khỏi món nợ mà ông Dũng tham lam đã để lại.
Nếu mục đích của Trung Quốc núp bóng Formosa trả tiền cho Hà Nội di dân, đổi nghề và bỏ biển miền Trung, thì với 500 triệu USD, là giá quá rẻ. Cái đắt là sự ngu dốt của Hà Nội. Hà Nội hoan hỉ vì buộc được Formosa nhận lỗi và chịu bồi thường, Hà Nội hăm hở dùng 500 trịêu để di dân khỏi vùng biển, vùng đất miền Trung, theo đúng ý đồ của Trung Quốc. Hà Nội ngoan ngoãn để Hán Tàu dắt mũi.
Không thể được. 500 triệu USD này sẽ chỉ phép được dùng vào việc khôi phục lại môi trường, nạo vét biển, tẩy rửa môi trường sống tự nhiên. Bồi thường cho dân những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, lập tức và lâu dài, hỗ trợ y tế để khắc phục và phòng ngừa những hậu quả do nhiễm độc, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và phương tiện bám biển. Kẻ nào trong chế độ làm theo kế hoạch chuyển nghề và di dân, kẻ đó phải bị truy tố ra tòa.
Phải thiết lập cơ chế pháp luật để có thể can thiệp có hiệu lực tức khắc mọi vi phạm của chủ dự án. Truy trách nhiệm cho những quan chức vận động cấp quy chế đặc khu cho dự án Vũng Áng. Bãi bỏ tất cả những ưu đãi hành chính đối với dự án, cảnh giác với mưu toan biến Vũng Áng thành khu tự trị, quốc gia trong quốc gia.
Điều tra và truy tố tất cả những cán bộ trực tiếp và gián tiếp quan hệ hành chính quản trị với Formosa trong suốt quá trình từ khi cấp phép đến nay. Cần thay mới ngay lập tức tất cả các quan chức bộ máy liên quan tới quản lý dự án.
Những diễn viên diễn tồi như thứ trưởng Môi trường Võ Tuấn Nhân, như phó chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, những con rối tâng công ngờ nghệch như Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ… không nên để diễn tiếp.
Phía sau sân khấu, những kẻ tay nghề non nớt như trưởng ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng cũng không nên tiếp tục nghề nhắc vở. Ông này còn hành xử theo cảm tính, chưa đủ độ lỳ trơ cứng cần thiết, có lẽ vì còn quá trẻ, tính cách thượng tôn danh dự trong con người này còn chưa biến mất. Nhất là ông chưa có một chiếc vỏ Mác-Lê đủ dày, nên sự thật còn dễ lọt qua. Vụ hai máy bay nghi bị tên lửa Trung Cộng bắn hạ vừa rồi, rõ ràng còn lúng túng hơn. Thông tin rối lọan. Lúng túng giữa minh bạch thông tin và năng lực nói dối, lừa bịp dư luận, có lẽ ông sẽ phải bỏ nghề. Nghề nói dối, lươn lẹo vừa sắt đá vừa thính mũi rõ ràng là sở trường của Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông. Ông này vừa đựợc tín nhiệm kiêm phó ban tuyên giáo Trung ương, thực chất là để thường trực ban tuyên giáo, để Võ Văn Thưởng có thời gian nghỉ. Chưa biết chừng Trương Minh Tuấn sắp vào Bộ Chính trị. Ông này mà lên, chưa biết chừng ông thu lại hết thẻ của các nhà báo, người làm báo chỉ còn lại loại người khồng đầu. Ông Thưởng lại về phó bí thư Sài Gòn. Cũng tốt, ông có thể là Gorbachốp, biết đâu!?
Màn diễn tiếp phải là cảnh phán xử của Tòa và các tội phạm. Tiền bồi thường không phải là con số tròn trĩnh 500 triệu USD. Tội phạm trực tiếp là Trung Quốc, không phải Đài Loan. Âm mưu chiếm đọat biển phải được vạch trần. Formosa phải được Toà kiến nghị đóng cửa. Nguyễn Tấn Dũng và Võ Kim Cự phải bị kết án chung thân, tịch biên sung công toàn bộ tài sản chìm, nổi, giấu trong con cái.
Dưới một chế độ độc đảng, nơi đảng cao hơn và đứng ngoài pháp luật, tham nhũng của hệ thống quản trị là không thể tránh khỏi, trước khi có thay đổi từ chế độ đảng trị sang chế độ pháp trị, luật pháp phải nghiêm cấm cấp phép các dự án tiềm ẩn các nguy hại môi trường, tài nguyên của quốc gia, trước mắt, hoãn vô thời hạn các dự án điện nguyên tử, từng bước đóng cửa và chấm dứt dự án Bôxít Tây nguyên, các dự án khai thác titan, xiết chặt các yêu cầu đối với các dự án nhà máy giấy.v.v.
Mặt đất đang chuyển động dữ dội. Khó đoán được những gì có thể xảy ra trong những ngày sắp tới. Quốc hội 14 bầu ra chính phủ mới? Có thể còn nhiều cái mới nữa. Đài Loan có thể trở về Trung Quốc? Triều tiên sẽ thống nhất? Sẽ không còn phải tranh chấp Trường Sa?…
Chỉ có một điều có thể chắc chắn là Vở tuồng Formosa chưa thể hạ màn.
Posted by adminbasam
Bùi Quang Vơm5-7-2016