HÀ NỘI (NV) – Vẫn chưa
thấy Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối về việc Trung Quốc bắt
hai tàu đánh cá và 17 ngư dân, ép họ ký vào các văn tự thừa nhận Biển
Đông của Trung Quốc.
Hôm 16 tháng 6, một chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã phối hợp với ba tàu đánh cá của Trung Quốc bắt giữ hai tàu đánh cá một mang số hiệu QB 93694 và một mang số hiệu QB 93480 với 17 ngư dân khi hai tàu này đang đánh cá ở vịnh Bắc bộ.
Cả hai tàu lẫn 17 ngư dân cùng bị áp giải về đảo Hải Nam. Tại đó, mỗi ngư dân bị ép ký 8 tờ giấy. Riêng hai thuyền trưởng, mỗi người bị ép ký hàng trăm tờ giấy. Tất cả đều viết bằng Hán tự nhưng một tờ trong số đó có tiếng Việt, ghi sẵn câu: “Tôi xác nhận biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.”
Các nạn nhân kể rằng, không ai dám từ chối ký vì những kẻ “thi hành công vụ” của Trung Quốc dọa rằng, ai không ký thì không những không được thả mà còn bị đánh.
Sau năm ngày tạm giữ 17 ngư dân, Trung Quốc đã đẩy 17 ngư dân xuống tàu đánh cá mang số hiệu QB 93480 để họ tự tìm đường về. Tàu mang số hiệu QB 93694 vẫn đang bị Trung Quốc tạm giữ.
Chỉ có vài tờ báo tại Việt Nam đề cập đến sự kiện này. Ngày 25 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận, hải cảnh Trung Quốc có thông báo cho Việt Nam về việc bắt giữ hai tàu đánh cá QB 93480, QB 93694 và 17 ngư dân. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc “làm việc với các cơ quan hữu trách của Trung Quốc đề nghị nhanh chóng thả các tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm rằng, đối với thông tin ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc ép ký các văn tự công nhận Biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà báo giới cung cấp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc “làm rõ để có các phản ứng phù hợp.” Đến nay, Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn còn im lặng, chưa lên tiếng phản đối ít nhất là về việc bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam.
Vụ hai tàu đánh cá QB 93694, QB 93480 và 17 ngư dân ở Quảng Bình bị bắt khi đang đánh cá ở vịnh Bắc Bộ như đã kể xảy ra đúng vào ngày Việt Nam nhờ Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm hai phi cơ bị rơi và chín sĩ quan không quân mất tích.
Ngoài việc cử một tàu chuyên tìm kiếm – cứu nạn của Trung Tâm Tìm Kiếm-Cứu Nạn Trung Quốc ra Biển Đông trong ngày 16 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết thêm, từ 17 tháng 6, không quân Trung Quốc đã điều động ba phi cơ, hải quân Trung Quốc đã điều động bốn chiến hạm (một tàu ngầm, một khu trục hạm, hai trục lôi hạm), cảnh sát biển Trung Quốc đã điều động ba tàu vào vịnh Bắc Bộ “hỗ trợ nhân đạo.” Theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các quân khu Quảng Tây và Hải Nam cũng đã ra lệnh cho các tàu đánh cá có vũ trang – vốn được Trung Quốc tổ chức thành “dân quân trên biển” đến vịnh Bắc Bộ.
Không rõ chiến hạm và những tàu đánh cá có vũ trang nào trong số này đã bắt giữ hai tàu đánh cá QB 93694, QB 93480. Cho đến nay, vì vẫn còn ba sĩ quan không quân mất tích nên có thể sẽ phải chờ lâu hơn mới thấy Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối. (G.Đ)
3-7-2016
Hôm 16 tháng 6, một chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã phối hợp với ba tàu đánh cá của Trung Quốc bắt giữ hai tàu đánh cá một mang số hiệu QB 93694 và một mang số hiệu QB 93480 với 17 ngư dân khi hai tàu này đang đánh cá ở vịnh Bắc bộ.
Cả hai tàu lẫn 17 ngư dân cùng bị áp giải về đảo Hải Nam. Tại đó, mỗi ngư dân bị ép ký 8 tờ giấy. Riêng hai thuyền trưởng, mỗi người bị ép ký hàng trăm tờ giấy. Tất cả đều viết bằng Hán tự nhưng một tờ trong số đó có tiếng Việt, ghi sẵn câu: “Tôi xác nhận biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.”
Các nạn nhân kể rằng, không ai dám từ chối ký vì những kẻ “thi hành công vụ” của Trung Quốc dọa rằng, ai không ký thì không những không được thả mà còn bị đánh.
Sau năm ngày tạm giữ 17 ngư dân, Trung Quốc đã đẩy 17 ngư dân xuống tàu đánh cá mang số hiệu QB 93480 để họ tự tìm đường về. Tàu mang số hiệu QB 93694 vẫn đang bị Trung Quốc tạm giữ.
Chỉ có vài tờ báo tại Việt Nam đề cập đến sự kiện này. Ngày 25 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận, hải cảnh Trung Quốc có thông báo cho Việt Nam về việc bắt giữ hai tàu đánh cá QB 93480, QB 93694 và 17 ngư dân. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc “làm việc với các cơ quan hữu trách của Trung Quốc đề nghị nhanh chóng thả các tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm rằng, đối với thông tin ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc ép ký các văn tự công nhận Biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà báo giới cung cấp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc “làm rõ để có các phản ứng phù hợp.” Đến nay, Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn còn im lặng, chưa lên tiếng phản đối ít nhất là về việc bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam.
Vụ hai tàu đánh cá QB 93694, QB 93480 và 17 ngư dân ở Quảng Bình bị bắt khi đang đánh cá ở vịnh Bắc Bộ như đã kể xảy ra đúng vào ngày Việt Nam nhờ Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm hai phi cơ bị rơi và chín sĩ quan không quân mất tích.
Ngoài việc cử một tàu chuyên tìm kiếm – cứu nạn của Trung Tâm Tìm Kiếm-Cứu Nạn Trung Quốc ra Biển Đông trong ngày 16 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết thêm, từ 17 tháng 6, không quân Trung Quốc đã điều động ba phi cơ, hải quân Trung Quốc đã điều động bốn chiến hạm (một tàu ngầm, một khu trục hạm, hai trục lôi hạm), cảnh sát biển Trung Quốc đã điều động ba tàu vào vịnh Bắc Bộ “hỗ trợ nhân đạo.” Theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các quân khu Quảng Tây và Hải Nam cũng đã ra lệnh cho các tàu đánh cá có vũ trang – vốn được Trung Quốc tổ chức thành “dân quân trên biển” đến vịnh Bắc Bộ.
Không rõ chiến hạm và những tàu đánh cá có vũ trang nào trong số này đã bắt giữ hai tàu đánh cá QB 93694, QB 93480. Cho đến nay, vì vẫn còn ba sĩ quan không quân mất tích nên có thể sẽ phải chờ lâu hơn mới thấy Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối. (G.Đ)
Posted by adminbasam
Người Việt3-7-2016