CTV Danlambao
- Ghi nhận thông tin và tổng hợp từ những người có thể tham dự phiên
tòa xét xử blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) và cộng sự Nguyễn Thị
Minh Thúy, xin chia sẻ cùng bạn đọc để cùng có cái nhìn rõ hơn về một
phiên tòa “công khai”.
Một ngày liên tục của phiên tòa xét xử anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, bắt
đầu từ lúc 8g30 sáng, kết thúc lúc 16g50 bằng một bản án đọc hết đúng 50
phút.
Ngay từ phút đầu, phiên tòa đã rất căng thẳng và đáng để ghi nhớ khi Hội
đồng xét xử giải thích với các Luật sư rằng “Cơ quan An ninh yêu cầu
các Luật sư không mang máy tính vào phòng xử” trong khi đó, phía Viện
Kiểm Sát và Tòa có tới 3 cái máy tính để làm việc.
Họ nói với các luật sư rằng, nếu cần đến máy tính thì họ sẽ cung cấp cho
mượn. Tất nhiên, chả có LS nào mượn của họ hết, vì toàn bộ tài liệu đều
để trong máy tính cá nhân đang bị giữ lại ở ngoài cửa. Không lẽ mượn
cái máy của họ để chơi Game?
Bắt đầu bằng Cáo trạng của đại diện VKS, và như dự đoán, cả Nguyễn Hữu
Vinh và cô trợ lý Nguyễn Minh Thúy đều phủ nhận, bác bỏ tất cả các cáo
buộc nhằm vào mình. Dù cách ly từng người để Tòa và Viện KS thẩm vấn,
nhưng Vinh và Thúy đều có lời khai thống nhất và dứt khoát. Nguyễn Hữu
Vinh trả lời bình tĩnh, khúc triết và tỷ mỉ. Thần thái của anh giống như
người đang đứng ở một diễn đàn để tranh biện về vấn đề mình đang quan
tâm chứ không phải ở nơi đầy thù hằn nhắm vào mình.
Đặc biệt phải nói đến Thúy, ngày hôm nay gương mặt cô rất tươi tắn và
cứng cỏi, khiến cho những người dự khán phải đặc biệt khâm phục người
phụ nữ ấy.
Cả hai thầy trò họ. Vẫn luôn rõ ràng, chính xác, nhanh gọn…
Ngay từ lúc mở màn. để dằn mặt, Chủ tọa phiên tòa đã bác gần hết các yêu
cầu của LS, trừ một yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng của LS Nguyễn Hà
Luân được trả lời nước đôi “ Tòa ghi nhận yêu cầu này, nếu thấy cần
thiết sẽ triệu tập” và lời hứa này đã được cố tình lờ đi trong toàn bộ
phiên tòa.
Ngay từ đầu, ông chủ tọa đã tìm cách đổ vạ cho người khác: “Việc các LS
không được mang máy tính vào phòng xử là yêu cầu từ cơ quan an ninh” cứ
như thể Tòa là cấp dưới đang tuân lệnh thượng cấp vậy.
Thật xấu hổ cho một HĐXX mang danh độc lập và có thẩm quyền cao nhất
trong một phiên tòa. Câu nói hùng hổ mà thiểu não ấy như muốn phối hợp
cùng hàng chục nhân viên an ninh cả cảnh phục lẫn thường phục dàn trận
đông nghẹt từ cổng vào đến phòng xử. Những gương mặt đằng đằng sát khí
lẫn lộn với những gương mặt non choẹt ngơ ngác mới vào nghề, hòa vào
những gương mặt cô hồn, quần áo giang hồ để sẵn sàng đè bẹp đám dân
chúng đang cầm biểu ngữ đã bị ép sát sang bên kia đường...
Hai cửa đi vào phòng xử và vào phòng báo chí phải đi qua hai chiếc máy
quét đứng lạnh lùng, sẵn sàng lột sạch những gì có thể coi là mối đe dọa
cho một phiên tòa được mang danh công khai.
Từ ngoài đường vào tới phòng xử, không khí như thể đang phòng thủ chống
đảo chính. Trong phòng xử, hai vị hội thẩm nhân dân đã có một bữa thiền
xả láng hết một ngày không thèm nói câu nào, mặc kệ ông Chủ tọa già nua
tự hưởng một ngày làm việc vất vả, khi một mình ông cố gồng mình lên để
liên tục ngắt lời các Ls khi họ đề cập tới các vấn đề của vụ án...
Tường thuật phiên xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy
Ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thuý trong phiên toà hôm nay. Ảnh Minh Quang (Vietnamnet) |
Khi được nói lời cuối cùng trước toà, ông Vinh và bà Thuý một lần nữa khẳng định mình vô tội.
Ông Vinh và bà Thúy cùng bị bắt ngày 5.5.2014 đến nay đã gần 2 năm. Lẽ
ra phiên tòa đã được mở hôm 19/1 nhưng đã bị hủy không lý do.
Vụ án của ông Vinh, bà Thúy có nhiều điểm vi phạm luật tố tụng hình sự Việt Nam:
- Việc giam giữ đã vượt quá thời hạn tạm giam tối đa 9 tháng.
- Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã 3 lần trả hồ sơ về Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao trong khi luật Tố tụng Hình sự quy định, tòa án chỉ
được trả hồ sơ tối đa là 2 lần (Điều 121 luật Tố tụng Hình sự Việt
Nam).
Cùng với điều 79, 88 trong BLHS, điều 258 bị các tổ chức Nhân quyền Quốc
tế, các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích là điều luật “mơ hồ” và là công
cụ trấn áp của nhà cầm quyền đối với tiếng nói đối kháng ôn hòa trong
nước. Một trong những hoạt động được cho là mạnh mẽ nhất và thu hút sự
quan tâm của giới tranh đấu trong nước là “Chiến dịch 258”,
được khởi xướng bởi Mạng lưới Blogger Việt Nam năm 2013, đòi xóa bỏ
điều luật này. Chiến dịch này được thực hiện khi nhà cầm quyền bắt đầu
sử dụng điều 258 như một xu hướng mới nhắm vào giới blogger.
Ông Nguyễn Hữu Vinh, được biết tới với bút danh và trang Blog cùng tên
Anh Ba Sàm - sinh năm 1956. Ông Vinh nguyên là một sĩ quan công an cao
cấp, đảng viên ĐCS VN. Cha ông Vinh là ông Nguyễn Hữu Khiếu, từng là Bộ
trưởng Bộ Lao Động, đại sứ VN tại Liên Xô.
Sau khi rời ngành công an, ông Nguyễn Hữu Vinh từng thành lập Công ty
TNHH Điều tra và Bảo vệ - VPI, là công ty thám tử tư đầu tiên ở Việt
Nam.
Từ vài hôm trước, công an đã bao vây, canh gác nhà riêng của nhiều nhà
hoạt động nhân quyền hầu ngăn cản họ tới quan sát phiên tòa. Một số
người còn bị đe dọa sẽ bị hành hung nếu cố tình ra khỏi nhà.
Ngay từ sáng sớm, hàng rào sắt đã được dựng lên, phong tỏa khu vực Tòa án.
Hơn 100 công an sắc phục và một lực lượng rất đông gồm dân phòng, mật
vụ, nhân viên môi trường đô thị được huy động quanh khu vực tòa án.
Giống như nhiều phiên tòa “công khai” khác, không một người dân nào được
đến gần trụ sở tòa án, nơi đang diễn ra phiên xét xử 2 Blogger nổi
tiếng này.
Diễn biến bên ngoài phiên xử Anh Ba Sàm:
Có khoảng 150 người gồm dân oan, những nhà hoạt động nhân quyền từ Hà
Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng... đang tập trung gần khu
vực tòa án. Họ mặc áo in hình ông Vinh, hô các khẩu hiệu đòi tự do cho
ông và bà Thúy. Bên cạnh đó còn có một số phóng viên ngoại quốc cũng đã
đến tham dự, lấy tin.
Nguyễn Hữu Dũng (anh của Anh Ba Sam), Ts Nguyễn Quang A
và dân biểu Đức Martin Patzelt (Từ Đức qua VN để tham dự phiên toà)
Ông Felix Schwarz, phụ trách Chính trị và Nhân quyền
của Đại sứ quán Đức và dân biểu Đức Martin Patzelt
Hiện nay, bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh đã được vào để tham dự phiên xét xử chồng mình:
Đại diện các Đại sứ quán Mỹ, Đức, Thụy Điển vẫn phải đứng bên ngoài Tòa
án mặc dù trước đó họ đã có thư thông báo, yêu cầu được tham dự phiên
tòa với tư cách là quan sát viên. Sau một thời gian chờ đợi, tin mới
nhất cho biết các đại diện ngoại quốc đã được vào bên trong toà án.
Các luật sư tham gia bào chữa trong phiên tòa gồm các ông Trần Quốc
Thuận, Trần Văn Tạo, Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Trịnh Minh Tân, Nguyễn
Tiến Dũng.
Cập nhật: Lúc 9 giờ 45 phút:
Tất cả các ngã tư, khu vực gần toà án đã bị chặn lại. Cùng lúc, công an cho phát loa với nội dung cấm người dân tụ tập và quay phim chụp hình.
Một số công an đã hăm doạ những blogger có mặt để thông tin rằng họ sẽ cho bắt tất cả những ai quay phim và chụp ảnh. Hiện tại, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và blogger Nguyễn Đình Hà đã bị bắt.
Trước tình hình bị đe doạ, những người đến tham dự và tranh đấu cho tự do của ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thuý đã tiếp tục kiên trì bám trụ và toạ kháng tại chỗ:
Video: Facebook Vĩnh Phước Đoàn Trương
12:10 phiên toà tạm nghỉ trưa.
Theo đề nghị của VKS Nhân dân Tp Hà Nội, mức án dành cho anh Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm) là từ 5- 6 năm tù. Mức án của chị Nguyễn Thị Minh Thuý là 2-3 năm tù.
Các phóng viên nước ngoài và đại diện các đại sứ quán đều không được vào phòng xử án trực tiếp.
Những người có mặt trong phòng xử chủ yếu là người của lực lượng an ninh.
Theo lời một số người có thể theo dõi trực tiếp phiên toà sáng nay, anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thuý hết sức điềm tĩnh trước toà. Cả anh Vinh và chị Thuý liên tục khẳng định mình vô tội trước các cáo buộc của HĐXX.
Những người tới tham dự không được vào toà án, ngồi toạ kháng bên ngoài. Ảnh CTV Danlambao.
Bên ngoài toà án, CTV Dân Làm Báo có cuộc trò chuyện với một vài nhà
hoạt động nhân quyền. Ông Ngô Duy Quyền, thành viên Hội Bầu Bí Tương
Thân, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân cho rằng: “Việc giam giữ anh
Vinh và chị Thúy thì dù 1 ngày cũng là phi pháp. Những điều anh ấy đã
làm cũng là chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Mà cái điều
258 BLHS thì nó rất là mơ hồ, thực chất là công cụ của chế độ để đàn áp
những người bất đồng chính kiến, những người ngay thẳng thực hiện quyền
tự do ngôn luận mà không theo định hướng của đảng”.
Ông Ngô Duy Quyền.
Anh Hoàng Bình, một người đấu tranh nhân quyền từ Sài Gòn cũng có mặt
tại Hà Nội tham dự phiên toà nhưng không được vào cho biết: “Hôm nay,
tôi đến đây để bày tỏ sự ủng hộ tinh thần với anh Vinh, chị Thuý. Đồng
thời để phản đối phiên toà bất công này. Việc bắt giam anh Vinh và chị
Thuý là hoàn toàn trái pháp luật và đó là hành vi đàn áp của chính quyền
đối với những người đấu tranh ôn hòa”.
Anh Hoàng Bình và ông Tạ Trí Hải. Ảnh CTV Danlambao
Khi được hỏi về việc vì sao phiên tòa được thông báo là công khai nhưng
không người dân nào được vào tham dự, anh Dương Đại Triều Lâm, thành
viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam chia sẻ: "Cũng giống như nhiều
phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến khác, chẳng ai được vào xem
nó công khai cỡ nào. Chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng, lại một
phiên tòa Công và rất Khai".
Anh Dương Đại Triều Lâm
Nhận xét về việc này, ông Martin Patzelt, nghị sĩ thuộc Quốc hội Công Hòa liên bang Đức đã nói: “Qua
phiên tòa này mà tôi được tham dự, thì sẽ minh chứng được một điều là ở
Việt Nam, việc xét xử tuân thủ theo quy định của một nhà nước pháp
quyền. Nếu phiên tòa mà không được xét xử công khai theo đúng nghĩa của
nó mà người ta không được tham dự phiên tòa, thì đi ngược lại nguyên tắc
đó. Người ta sẽ nghi ngờ một nhà nước pháp quyền. Như vậy là sẽ không
có lợi cho bên chính quyền.
Tôi nghĩ rằng nếu một bên mà không có gì phải giấu diếm cả, thì người ta sẽ minh bạch, cởi mở ra cho tất cả mọi người đều biết."
Ông cũng cho biết thêm rằng ông đã “từng trải qua những phiên tòa như vậy ở nước Cộng hòa Dân chủ Đức trước kia”. Đó
là một phần nội dung cuộc phỏng vấn ông Martin Patzelt do Blogger JB
Nguyễn Hữu Vinh thực hiện bên ngoài tòa án TP Hà Nội sáng nay.
16h30, phiên toà đã kết thúc với bản án 5 năm tù giam đối với ông Nguyễn
Hữu Vinh và 3 năm tù giam đối với bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Những người tới tham gia phiên toà khi biết kết quả đã đồng thanh hô
vang: Nguyễn Hữu Vinh vô tội, Nguyễn Thị Minh Thuý vô tội, phản đối
phiên toà bất công.
Ghi nhận thông tin nhanh từ các luật sư trong phiên toà Dân Làm Báo xin chia sẻ cùng các bạn:
Một ngày liên tục của phiên tòa xét xử anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh.
Bắt đầu từ lúc 8g30 sáng, kết thúc lúc 16g50 bằng một bản án đọc hết
đúng 50 phút.
Ngay từ phút đầu, phiên tòa đã rất căng thẳng và đáng để ghi nhớ khi
Hội đồng xét xử giải thích với các Luật sư rằng “Cơ quan An ninh yêu cầu
các Luật sư không mang máy tính vào phòng xử” trong khi đó, phía Viện
Kiểm Sát và Tòa có tới 3 cái máy tính để làm việc. Họ nói với các luật
sư rằng, nếu cần đến máy tính thì họ sẽ cung cấp cho mượn.
Tất nhiên, chả có LS nào mượn của họ hết, vì toàn bộ tài liệu đều để
trong máy tính cá nhân đang bị giữ lại ở ngoài cửa. Không lẽ mượn cái
máy của họ để chơi Game.
Bắt đầu bằng Cáo trạng của đại diện VKS, và như dự đoán, cả Nguyễn
Hữu Vinh và cô trợ lý Nguyễn Minh Thúy đều phủ nhận, bác bỏ tất cả các
cáo buộc nhằm vào mình.
Dù cách ly từng người để Tòa và Viện KS thẩm vấn, nhưng Vinh và Thúy đều có lời khai thống nhất và dứt khoat.
Nguyễn Hữu Vinh trả lời bình tĩnh, khúc triết và tỷ mỉ. Thần thái của
anh giống như người đang đứng ở một diễn đàn để tranh biện về vấn đề
mình đang quan tâm chứ không phải ở nơi đầy thù hằn nhắm vào mình.
Ảnh: Doãn Tấn (Thanhnien)
Đặc biệt phải nói đến Thúy, ngày hôm nay gương mặt cô rất tươi tắn và
cứng cỏi, khiến cho những người dự khán phải đặc biệt khâm phục người
phụ nữ ấy.
Cả hai thày trò họ. Vẫn luôn rõ ràng, chính xác, nhanh gọn…
* Ảnh, clip: CTV-Danlambao