30/3/16

Đảng Đã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng

Viên Gạch 3. Phạm Quỳnh là bạn thân của Nguyễn Ái Quốc - 1945 PQ bị giết bởi HCM - Con của PQ viết: “Đảng Đã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng”

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) -  “Lịch sử như cái sân gạch - mỗi số phận người như 1 viên gạch - bọn quỷ như những hố bom, vết đạn - tôi là người đi san hố bom, bịt vết đạn và lựa gạch - Danlambao là ông chủ thầu xây dựng - ý kiến của các bạn như là xi là cát - chúng ta cố gắng cùng nhau đặng xây nên một cái sân lịch sử.”
***
(Tiếp theo bài Viên Gạch 1. Vì sao Cha, Mẹ và 2 Bác - 4 Trí thức nhà ông Bùi Tín bị chết cùng thời điểm 1947-1949? - Giải thích không chỉ Bùi Tín không biết Hồ như thế nào - Xin lỗi độc giả vì chưa viết Viên gạch 2 như đã hẹn, mà lại viết Viên gạch 3.)
***
“Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng Trước như tuổi thơ tôi nào biết đường Máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước. Tôi chỉ biết là đêm tối mênh mông Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng Đảng ta ơi, cám ơn người dạy dỗ. Từ đây lòng tôi sướng vui đau khổ. Và tình yêu căm giận hóa lời ca Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà Đảng của tôi ơn, người đã cho tôi sáng mắt sáng lòng...” (Đảng Đã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng).
 “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Lời Bác nay dành chiến thắng huy hoàng, Bao nhiêu năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông, Bao nhiêu năm Dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công, VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH…” (Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng)

***

I. Phạm Quỳnh là bạn thân (biết rõ mặt) của Nguyễn Ái Quốc (NAQ)


1. Ăn cơm An Nam với... Nguyễn Ái Quốc

Juillet, 13, Jeudi: Ăn cơm An Nam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường (6 Rue des Gobelins)” Và: 

Juillet, 16, Dimanche: Ở nhà. Trường, Ái Quốc và Chuyền đến chơi.” 

Còn trên tạp chí Nam Phong khi đăng Pháp du hành trình nhật ký, ông cũng viết công khai: 

“Thứ năm, 13 tháng 7 năm 1922: (…) Chiều hôm nay, ăn cơm với mấy ông đồng bang ở bên này. Mấy ông này là tay chí sĩ, vào hạng bị hiềm nghi, nên bọn mình đến chơi không khỏi có trinh tử dò thám. Lúc ăn cơm trong nhà, chắc lũ đó đứng ngoài như rươi! Nhưng, họ cứ việc họ, mình cứ việc mình, có hề chi! Đã lâu không được ăn cơm ta, ăn ngon quá. Ăn cơm ta, nói tiếng ta, bàn chuyện ta, thật là vui vẻ, thỏa thích. Ăn no, uống say, cười cười nói nói... Mai là ngày hội kỷ niệm dân quốc... Anh em đi dạo chơi một lượt các phố đông cho biết cái cảnh ngày hội ở Paris thế nào.” 

Và:

“Chủ nhật, 16 tháng 7 năm 1922: Hôm nay, không đi đâu, ngồi hầm trong buồng viết mấy cái thư về nhà.

“Trưa, mấy ông chí sĩ cùng ăn cơm bữa trước lại chơi ở trọ, nói chuyện giờ lâu. Nghe nói các ông đi đâu cũng có bọn trinh tử theo sau, chắc bọn đó đã đứng ngoài cửa cả. Người đồng bang ở nơi khách địa, không thể không gặp nhau, gặp nhau không thể không nói chuyện nước nhà, lòng người ai chẳng thế, tưởng cũng chẳng là sự phi phạm gì.”11…” (1).

Bút tích nhật ký Phạm Quỳnh (1).

2. Ít nhất ông gặp và trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc ba lần

“1922, Vi Văn Định là tuần phủ Phúc Yên. Cũng năm 1922 ấy, Phạm Quỳnh đi Pháp dự Hội chợ Đấu xảo Đông Dương tại Marseille, có tranh thủ lên Paris ba tháng. Tại đây, ít nhất ông gặp và trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc ba lần. Một lần được Nguyễn Ái Quốc đích thân tổ chức “bữa cơm Bắc thết khách Bắc” ở nhà Phan Văn Trường, số 6 Rue Des Gobelins. Một lần tại khách sạn Monparnasse do Lê Thanh Cảnh và Trần Đức mời, cùng Phan Châu Trinh. Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn Vĩnh, Cao Văn Sến bàn việc nước, mỗi người trình bày chủ thuyết của mình. Ông còn nhờ các bạn bè người Pháp quen biết từ hồi họ còn ở Việt Nam, tìm được đường lên đến tận diễn đàn Viện Hàn Lâm Pháp. Phạm Quỳnh dõng dạc nói trước giới tinh hoa của nước Pháp là dân tộc Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng mà ai muốn viết gì lên cũng được. Mà là một quyển sách cổ, đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai...” (2). 

3. Rất thân mật, như những người bạn, những người đồng chí

“Không phải chỉ có hai lần gặp gỡ như vậy, mà còn có một lần gặp gỡ nữa, quan trọng hơn. Đó là lần họp mặt do các ông Lê Thanh Cảnh và Trần Đức tổ chức vào một buổi chiều, dùng cơm tại khách sạn Montparnasse, Paris, gồm 11 người; trong đó có: Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và Cao Văn Sến. Sau này, Lê Thanh Cảnh đã thuật lại cuộc họp mặt của “Năm nhân vật phi thường ngồi chung lại một bàn” trong hồi kí Rời mái tranh trường Quốc Học, bản thảo gửi đăng Đặc san số 5 của Hội Ái hữu Cựu học sinh Quốc Học.” (Tạp chí Xưa và Nay, 8/2006). Điều đó chứng tỏ từ năm 1922, Phạm Quỳnh 29 tuổi và Nguyễn Ái Quốc 32 tuổi, hai thanh niên Việt Nam yêu nước, xa nhà đã gặp nhau rất thân mật, như những người bạn, những người đồng chí.

Điều hôm nay chúng tôi muốn “khoe” với bạn đọc là hiện chúng tôi đã có trong tay cuốn nhật ký tròn 90 tuổi ấy (1922-2012), cũng do vợ chồng người con trai út của Phạm Quỳnh là Hỷ Nguyên và Phạm Tuân trao cho giữ gìn, như một “phần thưởng” cho việc chúng tôi đã cố gắng duy trì Blog PhamTon sống mạnh mẽ hơn ba năm nay (2009-2012).” (1).

II. Năm 1945 ông Phạm Quỳnh bị giết bởi Hồ Chí Minh

1. Ngày 23/8/1945 - “Ủy ban Khởi nghĩa Thuận Hóa mời Phạm Quỳnh ra làm việc” để rồi “đi không bao giờ trở lại”.

“Ngày 23 tháng 8 năm 1945,...

Cũng trong ngày 23, “Tôi (Phan Hàm sinh viên Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế – NVK chú) nhận lệnh, nghiên cứu thì được biết thêm là trong nhà Phạm Quỳnh cũng như nhà Ngô Đình Khôi đều có rất nhiều súng ống. Vì vậy buổi sáng hôm ấy, anh Hồ [3] và tôi phải cải trang đi trinh sát địa hình trước. Kết quả chỉ biết đích xác nhà (biệt thự Hoa Đường), sân, còn trong nhà không rõ. Đến trưa ông Phan Tử Lăng[4] trực tiếp chỉ thị cho tôi: đến trại Bảo An binh, ông ta sẽ phối thuộc cho hai Tiểu đội lính Bảo An (một Tiểu đội do tôi chỉ huy, một Tiểu đội do anh Việt chỉ huy) để giúp vào việc đi bắt hai tên Việt gian đầu sỏ này. Ông ta còn nói thêm: “Bắt được rồi đem về lao Thừa Phủ, rồi báo xuống sân vận động Huế người ta biết, mở màn cuộc mít tinh”.

“Mệnh lệnh rất ngắn mà chúng tôi mang theo chỉ thấy nói “Ủy ban Khởi nghĩa Thuận Hóa mời Phạm Quỳnh ra làm việc”...”(3).

2. Chẳng thấy súng đạn đâu cả

“…Phần cuối tập tư liệu 10 trang do chính tay Thiếu tướng Phan Hàm viết ngày 8/11/1993 và Tuyên huấn Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế nhận chiều 14/11/1993. Có chữ ký trên tên do Thiếu tướng viết.

“Tôi lục soát khắp nhà (Chúng tôi nhấn mạnh - N.V.K) chẳng thấy súng đạn đâu cả ngoài khẩu súng săn cỡ 12 ly của con trai ông ta và ít đạn săn. Con trai của ông ta là Phạm Khuê cũng đi dự mít tinh, ở nhà chỉ còn hai cô con gái là học sinh Trường Khải Định trước đây” (…) “Đây là ý kiến tôi muốn đóng góp với những bản tổng kết quân sự, Đảng, chính quyền của tỉnh nhà”[5].

“Chúng tôi đưa những người bị bắt về lao Thừa Phủ, sau đó giao cho anh Nguyễn Trung Lập[6] đưa họ đi khỏi thành phố Huế để tránh sự dòm ngó của người ngoài [7].” (3).

3. Ngày 23 - ngày 27 Hồ không có chỉ đạo gì?

“Trong khi đó, cũng ngày 23 “sáng, Hồ Chí Minh (rời Tân Trào từ ngày 22 để về Hà Nội) đi qua huyện Đa Phúc, Phú Yên (nay là Sóc Sơn, Hà Nội). Chiều, người qua sông Hồng ở bến Phúc Xá. Tối người đến nghỉ trong nhà ông Công Ngọc Kha ở làng Gạ (Phú Gia, huyện Từ Liêm)[8]”. Ngày 24 người nghỉ tại đây. “Sáng ngày 25, tại làng Gạ, Người nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh từ nội thành ra báo cáo8. “Chiều, người đi ô tô vào Hà Nội, dừng ở số nhà 35 phố Hàng Cân, lên gác tầng hai nhà số 48 phố Hàng Ngang”8. Ngày 26, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 27, Người họp với Ủy ban Dân tộc Giải phóng, “đề nghị thi hành chính sách đoàn kết rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm cả những đảng phái, những người có danh vọng”8” (3).

4. Ngày 28/8 - Hồ “đưa thư tôi mời cụ Phạm”?

“Ngày 28, Hồ Chí Minh đến làm việc tại nhà số 12 Ngô Quyền, dành thời gian soạn Tuyên ngôn độc lập. Được báo cáo là Trần Huy Liệu cùng phái đoàn đã vào Huế nhận ấn kiếm của Bảo Đại thoái vị, Bác nói với Hoàng Hữu Nam: “Chú tìm một người[9] thay chú vào Huế gặp Phạm Quỳnh đưa thư tôi mời cụ Phạm”[10].” ([10] Tư liệu của nhà văn Sơn Tùng gửi Nhạc sĩ Phạm Tuyên, 12/2008. Trong lúc đó, Phạm Quỳnh đã bị bắt mà Chủ tịch nước vẫn chưa biết (không được báo cáo). Bác viết thư chứ không đánh điện, có thể là một cử chỉ coi trọng người hiền tài.) (3).

Nhận xét: Có thật ngày 28/8 - Hồ “đưa thư tôi mời cụ Phạm”? Nếu đúng vậy thì tại sao thời điểm được cho là sớm nhất bọn Việt Minh đã bắn cụ Phạm Quỳnh là “Bảy ngày sau, tức mùng 6 hay 7 tháng 9 năm 1945... Có thể là “sau đó” Phạm Quỳnh bị bắn” (xem mục 6) thì cũng rất đủ để thư của Hồ cứu được cụ Phạm!

Chưa nói tới “Báo Quyết thắng, cơ quan tuyên truyền và tranh đấu của Việt minh Trung Bộ, số 11 ra ngày 9/12/1945, cho biết: “Cả ba tên Việt gian đại bợm …” (xem mục 7)

Hồ có cho bọn chúng cải chính ở bất kỳ một trang báo nào không? Rằng là chúng mày đã bắn oan “Người bạn thân thiết, người bạn lớn của tao rồi”?

Thật hài!

Không hề có chuyện ngày 28/8 – Hồ “đưa thư tôi mời cụ Phạm”!

Vậy tại sao lại có “[10] Tư liệu của nhà văn Sơn Tùng gửi Nhạc sĩ Phạm Tuyên, 12/2008…”? Chúng ta sẽ biết Sơn Tùng là ai? Một kẻ bị bệnh sọ não mất 81% sức khỏe thì là người thường hay kẻ điên? 

Ấy vậy mà “Nhạc sĩ Phạm Tuyên” vẫn tin, Ấy vậy mà hàng triệu dân Việt vẫn hăm hở đọc “Búp Sen Xanh”

Thật là đau khổ!

Bọn chúng viết láo rồi gắn tên một kẻ điên mà thôi!

Thật là đau khổ!

(Tôi sẽ có bài về Sơn Tùng - một kẻ điên sau).

Đoạn trích: “...Bác nói với Hoàng Hữu Nam: “Chú tìm một người[9] thay chú vào Huế gặp Phạm Quỳnh đưa thư tôi mời cụ Phạm”[10].” ([10] Tư liệu của nhà văn Sơn Tùng gửi Nhạc sĩ Phạm Tuyên, 12/2008. Trong lúc đó, Phạm Quỳnh đã bị bắt mà Chủ tịch nước vẫn chưa biết (không được báo cáo). Bác viết thư chứ không đánh điện, có thể là một cử chỉ coi trọng người hiền tài.” Có những nhân vật nào? Trừ Phạm Tuyên thì 2 người đã chết (Hồ chết 1969, Hoàng Hữu Nam “chết đuối trên sông lô” từ 1947 (Tôi sẽ có bài về câu chuyện này sau). Chỉ còn lại duy nhất một kẻ điên! Liệu có đáng để tin?

Thật là đau khổ!

5. “Bất tất nhiên”?

“Ngày 28, Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ. Ngày 30, Trần Huy Liệu - nếu có tìm gặp Phạm Quỳnh cũng không được. Vì, có thể là những người lãnh đạo Ủy ban Khởi nghĩa cho biết là “có dấu hiệu Pháp liên lạc với Phạm Quỳnh” hoặc là Phạm Quỳnh bị bắt và đã giải đi xa rồi… Trần Huy Liệu chắc là có báo tin về Hà Nội, nên ngày 30 tháng 8 (ngày tiếp nhận thoái vị của Bảo Đại), Hoàng Hữu Nam đã thưa với Bác: “Ông Phạm Quỳnh đã bị bắt”[12] thì Bác đã nói ngay “Bất tất nhiên”[13].

Ngày 31, Vũ Đình Huỳnh đưa các cô Phạm Thị Giá, Phạm Thị Thức đến gặp Hồ Chủ tịch, báo tin cha mình (Phạm Quỳnh) đã bị bắt.” (3).

6. “Bị bắn vào ngày nào?”

“Bảy ngày sau, tức mùng 6 hay 7 tháng 9 năm 1945[14], theo Phan Hàm, Võ Quang Hồ, sau khi Giải phóng quân Huế được thành lập vào ngày 1/9 thì có tin tàu Pháp xuất hiện ở cửa bể Thuận An[15]. Võ Quang Hồ cùng một số chiến sĩ có vũ khí đi thuyền áp mạn tàu Pháp, leo lên tàu Pháp đưa thư của ta cho chúng. “Xem xong thư, tên Pháp ôn tồn nói: Mời các ông lên bờ trước, tôi cho tàu nhổ neo sát vào bờ, rồi dùng ca nô lên bờ sau. Khi thuyền của Võ Quang Hồ, Đoàn Huyên15 cặp bờ thì tàu Pháp nhổ neo, giương buồm, hướng biển khơi mà chạy [16]. Có thể là “sau đó” Phạm Quỳnh bị bắn, nhưng bị bắn vào ngày nào?”(3).

7. Bọn chúng tự lộ “bí mật” thừa nhận đã bắn cụ Phạm - Ngày 9/12/1945 mới thông báo!

“Báo Quyết thắng, cơ quan tuyên truyền và tranh đấu của Việt minh Trung Bộ, số 11 ra ngày 9/12/1945, cho biết: “Cả ba tên Việt gian đại bợm (Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Huân) bị bắt ngay trong giờ cướp chính quyền, 2 giờ (chiều) ngày 23/8 và đã bị Ủy ban Khởi nghĩa kết án tử hình và đã thi hành ngay trong thời kỳ thiết quân luật” [17].

Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế bấy giờ là Tố Hữu. Vậy, ông Phan Tử Lăng nhận lệnh đi bắt Phạm Quỳnh hẳn không phải là do ông Tôn Quang Phiệt Chủ tịch Ủy ban Nhân dân hay ông Hoàng Anh - phụ trách chính trị đại diện Đảng bố trí trong chính quyền - ra lệnh, mà phải là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa.

…Sau khi Phạm Quỳnh “lên xe đi” (và “không bao giờ trở về nữa”), ông vẫn tin “Cách mạng sẽ cho về”. Và lúc nhận viên đạn trước khi rời bỏ cuộc đời, sự nghiệp còn dở dang, ông vẫn tự cho mình là không có tội với Nước – có chăng là chưa thuận theo thời đại – ông vẫn không tin rằng “Cách mạng, những người Cộng sản Việt minh” lại xử bắn mình. Vì thế ông mới hét lên “Quân sát nhân!” (Quân giết người).” (3).

8. Chẳng thấy dấu hiệu gì - chẳng có tài sản gì!

“Trở lại với thông báo của Việt minh Trung Bộ, ta có thể đặt các câu hỏi sau đây:

a) Tại sao đã xử bắn “Kết án tử hình” từ ngày 6 (7) tháng 9 năm 1945, mà mãi đến ngày 9 tháng 12 mới ra “thông báo”?

b) Bản án đã “thi hành ngay trong thời kỳ thiết quân luật”. Vậy “thời kỳ thiết quân luật” bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào, trong phạm vi địa phương nào? Có được Chính phủ cho phép?

c) Ủy ban Khởi nghĩa “kết án tử hình”. Vậy bản án ấy số bao nhiêu? Ai là quan tòa? (Hoặc do thời kỳ cách mạng, bão táp, v.v. và v.v.)

d) Thông báo viết: “Phạm Quỳnh còn dựa vào thế lực Pháp (…) bóc lột vơ vét tài sản quốc dân…”. Vậy, khi khám nhà Phạm Quỳnh đã thu được được bao nhiêu “tài sản”, vàng bạc, v.v.? Có mâu thuẫn gì không với ý kiến của Thiếu tướng Phan Hàm: “Chẳng thấy dấu hiệu gì (chứng tỏ liên lạc với Pháp), cũng chẳng có tài sản gì…(ngoài khẩu súng săn)”? Và nếu thu được “tài sản” liệu có thống kê không, danh mục ai thu, ai giữ, gửi ai, cơ quan nào bảo vệ?...” (3).

9. Chúng ra luật “Chủ tịch nước mới có quyền ân giảm” nhưng cấp dưới trái luật?

“Trong sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, 1993, trang 17 có viết: “Ngày 13 tháng 9, sắc lệnh số 33C quy định lập Tòa án Quân sự ở Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình), ở Trung Bộ (Vinh, Huế, Quảng Ngãi…) Tòa án Quân sự sẽ xử tất cả những ai có hành động phương hại đến nền độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa… Những quyết nghị của Tòa án Quân sự sẽ đem thi hành ngay (không có quyền chống án –NVK chú) trừ trường hợp tử hình (Chúng tôi nhấn mạnh – NVK), cần có thời gian cho tội nhân xin ân giảm (chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền ân giảm – NVK chú) nếu họ muốn và phải được ghi vào bản án. Nếu không, bản án (tử hình – NVK chú) thành vô giá trị”.”

Nhận xét: Không lẽ trước ngày “Ngày 13 tháng 9” cấp dưới của Hồ tha hồ bắt và bắn ai cũng được?

10. Không thể “mờ mờ nhân ảnh.”

“Chúng ta có thể tự an ủi rằng: Bác Hồ đã “gặp” Phạm Quỳnh rồi mà vẫn “lỡ” [21]. “Gặp” ở tinh thần yêu nước, muốn làm gì đó để nước thoát khỏi ách nô lệ, mỗi người theo cách riêng của mình, “gặp” ở tri thức, “gặp” ở sự cống hiến cho Tổ quốc. Còn “lỡ” là “lỡ” không kháng chiến, kiến quốc, “lỡ” để mất đi “một học giả”… khi chính Cụ Hồ, Tổ quốc đang rất cần những “học giả” như thế…

Không phải là “bới lông tìm vết”. Mà khoa học lịch sử là phải công bằng, rõ ràng công, tội: Công bao nhiêu, tội bao nhiêu?.

Không thể “mờ mờ nhân ảnh”, để thế hệ này và cả các thế hệ mai sau cũng “mờ mờ” theo [22].

N.V.K.”

Nhận xét tổng quát: Tất cả những gì ở phần II đã trích, phần nhiều chỉ là hư cấu, hoặc đâu đó có sự nghi ngờ của mấy con Dê mà thôi, chủ yếu là chúng lái để giải thoát cho Bác của chúng (Sự Thật là “Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan” đã viết: “Lời dẫn của Phạm Tôn: Chúng tôi đã đăng bài Góp phần tìm hiểu và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất Tất Nhiên” của Đại tá Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan, ký bút danh Sông Hương, và được đông đảo bạn đọc ở trong nước và cả ngoài nước nữa hoan nghênh, khen ngợi, truyền cho nhau đọc…”). Chúng ta chỉ lượm lặt được một số nội dung sự thật ở đó, có một sự thật không thể chối cãi là: Phạm Quỳnh đã bị Việt Minh của Hồ bắt và bị giết chết vào cuối năm 1945!

Mà ở phần I, chúng ta đã biết: Phạm Quỳnh là bạn thân (biết rõ mặt) của NAQ! Đó là nguyên nhân chính!

Có phải chỉ mình “Phạm Quỳnh là bạn thân (biết rõ mặt) của NAQ” rồi bị Việt Minh của Hồ bắt và bị giết chết? Không! Không! Không!

Kìa 2 con cụ Phan Bội Châu đã cùng chết năm 1946! (xem: “Giải mã 2 cụ Phan: Nguyễn Thị Bình – có thật là cháu ngoại cụ Phan?”)

Kìa Cộng sản thời 1930 - Nguyễn Văn Ngọ đã chết tức tưởi năm 1954 khi chúng đưa đi “dưỡng bệnh” ở “Bắc Kinh”! (xem: Vi Văn Định - Ẩn số cần giải mã)

Kìa tất cả 2 vợ chồng Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong “Chị gái vợ và anh rể” của Võ Nguyên Giáp. (xem: Giải mã Võ Nguyên Giáp 1: Bài thơ máu của người em vợ)

Và nhiều lắm! Các bạn cứ chờ tôi nhé!

Thế mới thật là:

Hồ kia giết bố Phạm Tuyên!


Hồ kia giết bố Phạm Tuyên!


Phạm Tuyên đã vậy, vậy thì việc ông Bùi Tín khen Hồ có gì là lạ?

(Đón đọc: Giải mã 5. Kẻ thực hiện giết Phạm Quỳnh đã bị csvn thủ tiêu (diệt khẩu) như thế nào?)
Việt Nam, 30.03.2016
________________________________________
Chú Thích:
(3). Về ngày “Ủy ban Khởi nghĩa Thuận Hóa mời Phạm Quỳnh ra làm việc” để rồi “đi không bao giờ trở lại”, boxitvn.wordpress.com, (Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan)
Bài cùng chuyên mục đã đăng: