Posted by adminbasam
Bùi Văn Bồng
27-3-2016
Tại sao lãnh đạo thường có thói quen ‘cứ theo nếp cũ mà làm’, ngại, sợ đổi mới, bởi họ thấy sự ổn định đang có ấy thực sự có lợi cho chính bản thân họ và nhóm lợi ích của họ. Nếu gọi đó là biểu hiện của ‘chủ nghĩa cá nhân’ cũng không sai. Có vẻ như mâu thuẫn, nhưng là thực chất: lãnh đạo không xứng tầm thường rất sợ đổi mới, rất sợ sự phát triển cao của khoa học-công nghệ và sơ cả sự phát triển cao trình độ dân trí. ‘Ngu dân để trị’ cũng là cách thức của nhiều vị vua chúa. Dân chủ thường là khái niệm xa lạ mà những vị lãnh đạo coi đó như sự rung dọa quyền lực của mình.
Chẳng qua lãnh đạo thấy mình còn kém khôn, chỉ số IQ còn quá thấp. Động cơ của họ là phải để cho ‘ngu dân’ thì sự nhận ra yếu kém của lãnh đạo, mặt trái của chế độ mà họ đang trọng trách trị vì ít ai thấy, và mong họ chỉ biết tôn sùng lãnh đạo. Còn nữa, dân trí thấp, hiểu biết chính trị-pháp luật của người dân kém, không nên phổ quát nâng cao trình độ hiểu biết cho dân, sẽ ít có những phản biện, phản bác làm lộ cái sai, cái yếu kém của lãnh đạo…Bởi, họ tự thấy khả năng nhận thức, khả năng quản lý của họ chỉ đến vậy, cao hơn nữa họ không theo kịp, sợ (do đó) mất uy tín ‘nhà lãnh đạo’!
Thế nên, cứ ‘ngựa quen đường cũ’, theo ‘nền nếp cũ’ mà làm, sẽ được an toàn, sẽ giữ được ‘ổn định chính trị’ hiệu quả nhất cho cái ghế trị vì của họ. Hơn nữa, tính ‘bảo thủ công trình’ mang đậm nét cá nhân cũng không kích ứng họ chịu và dám thay đổi. Nhà (người) lãnh đạo tự mình đã vạch ra con đường tiến triển nào đó cho xã hội thường rất tin tưởng và tự hào, nếu thay đổi nó sẽ coi như ‘công trình trí tuệ’ bị phá vỡ. Tâm lý ‘người đặt nền móng’, người nổi tiếng, động cơ mang ‘dấu ấn lịch sử’ thường dẫn tới tư duy bảo thủ, giáo điều. Họ cũng đủ khôn để nhận ra rằng: Sự phát triển cao của khoa học-công nghệ là một trong những nguyên nhân đe dọa vị thế cầm quyền của họ. Nay, nhiều lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương đến bộ, ngành, cơ sở trình độ còn quá thấp so với mặt bằng giáo dục đào tạo chung, không thể theo kịp thời đại. Văn hóa nhiều vị chưa hết cấp 2, các văn bằng chỉ là sự ‘ban thưởng’ của chính sách, sự chạy chọt bằng nhiều thủ đoạn nhằm hợp thức hóa hồ sơ, lý lịch, đủ tiêu chuẩn để có cấp chức, những văn bằng rởm, thực chất trình độ, nhân cách, phong cách, văn hóa giao tiếp, lối sống của họ còn quá kém, chưa xứng tầm ngồi ở ghế chức quyền ấy.
Những lãnh đạo mà tâm và tầm chỉ đến thế lại rất sợ dân chủ. Tiếng nói dân chủ là ‘khắc tinh’ của họ. Họ ngán ngại, thậm chí thù ghét, thưởng ‘để mắt coi chừng’ những người có trình độ cao hơn, đạo đức hơn, hiểu biết hơn, nhất là lại biết rõ về họ và có khả năng ‘ngồi thay’ vào ghế quyền lực của họ. Những tiếng nói dám phê phán, phản biện thường bị quy chụp là ‘động cơ chống đối’; là ‘thế lực thù địch’; không khéo, biết đâu lại ‘diễn biến hòa bình’, âm mưu lật đổ …
Lãnh đạo ngu dốt, thiếu tự tin, không bản lĩnh thường sinh ra bảo thủ, giáo điều, và cả tội ác. Do vậy, họ phải trang bị cho mình những ‘phép’ giữ ghế, tập trung chủ yếu ở 4 thủ cách như sau:
Thứ nhất: Đã kém thì phải tự trang bị cho mình có ‘thế mạnh’. Thế mạnh đó phải được huy động từ người khác, thế lực khác, nước khác, điều kiện khác. Họ nhờ vào nước láng giềng mạnh hơn, lãnh đạo các nước lớn có uy tín hơn. Do lãnh đạo đã sẵn nỗi sợ mất uy tín, cho nên trong nước thì phải có lực lượng thường xuyên răn đe mọi nguy cơ làm lung lay cái ‘ghế vị thế’ của mình, muốn ‘chữ uy’ của mình phải thật to, đậm. Nghĩa là phải bằng mọi cách làm cho người dân biết sợ, buộc phải sợ. Thủ cách đánh vào quyền lợi kinh tế và quyền chính trị, đánh vào những nhu cầu thiết yếu, để người dân vì quyền lợi (dù rất nhỏ) mà phải tuân thủ, phải phục tùng, miễn được yên thân. ‘Công an trị’, mượn pháp luật trị. Họ cố tình, chủ đích đưa vào pháp luật những điều luật có lợi cho lãnh đạo, có lợi cho cường quyền, nhưng bất lợi cho người dân là bởi thế.
Thứ hai: Họ chiêu tập quanh mình những cấp dưới có máu hãnh tiến và thực dụng, những kẻ ‘nhiều chất ‘tiểu nhân’, quen sống phục tùng, thích nịnh để vụ lợi, những kẻ chỉ biết tuân phục, chấp hành, một thứ ‘osin chính trị’. Đội ngũ ‘đệ tử ruột’ này cũng không hiếm những kẻ được đào tạo cơ bản, trình độ cao hơn nhiều so với ‘thủ trưởng’, nhưng do sự dựa thế, phục tùng, lấy lòng, nịnh hết cỡ miễn là có lợi cho bản thân, gia đình, họ chỉ ‘cười mỉa’ trong lòng, không dám lộ ra. Lộ ra là coi thường, chê bai lãnh đạo sẽ mất ghế, nghỉ luôn, mất ‘cần câu cơm’. Vì thế mà nhiều lãnh đạo dốt, xấu, nhưng vẫn ‘sống bằng cái đầu người khác’, diễn văn đọc lên mọi người tưởng như của chính họ, nhưng lại do nhiều cái đầu khác soạn thảo ra, hoàn chỉnh, ‘thủ trưởng’ chỉ việc sẵn đọc. ‘Thần thiêng nhờ bộ hạ/Thần thiêng cốt bộ hạ’ là thế! ‘Bộ hạ’ nào mà không hết lòng phụng sự, nâng uy tín cho ‘thủ trưởng’, lại giỏi hơn được dư luận và quần chúng tin phục hơn, thì sẽ có đủ mọi cách để trù úm, dìm ép, chuyển công tác, đào thải, dẹp bỏ, để ‘tránh họa’!
Thứ ba: Dựa vào những kẻ lắm tiền, sẵn tiền, biết kiếm tiền. Nhiều ‘đại gia’ phất nhanh cũng nhờ vậy. Khi họ được lãnh đạo bảo kê thì điều kiện vơ lợi nhanh hơn, phất lên giàu sang phú quý nhanh hơn. Tất nhiên, sau các ‘phi vụ giá trị’ các ‘nhà buôn chính trị’ sẽ không quên hàm ơn lãnh đạo, nhiều khi số tiền ‘bồi dưỡng ông bà’ rất lớn, cả đời người dù có nỗ lực làm ăn cũng không thể có được. “Không tiền không quyền mất thế”. Đồng tiền ở mọi triều đại đều có sức xuyên, sức khoan nhanh, mở rộng đường cho chính trị, mua phiếu, chạy ghế, củng cố và nâng cao quyền lực.
Thứ tư: Lãnh đạo rất né tránh dư luận, nhất là những dự luận bất lợi như: Vạch ra những yếu kém; chê bai đạo đức, năng lực; phê bình, phản bác, minh chứng ra công luận những sai lầm; nhất là những dư luận vạch ra sự tham nhũng, sự câu kết giữa lãnh đạo với đại gia. Sợ dân chủ, sợ dân trí cao, sợ công luận cũng từ những ‘động cơ’ đó mà ra.
Cụ thể trong thực tế, các lãnh đạo ngu dốt, yếu kém, nhiều tội, xấu xa lại thường thích được tung hộ, khen ngợi, ai biết nịnh đều có thưởng. Nhà báo bẻ cong ngòi bút, nhà tuyên giáo, thư ký, trợ lý (chịu khó) sun xoe, bợ đỡ, khen nịnh lãnh đạo…cũng do đó mà ngày càng ‘mọc như nấm’. Các phương tiện truyền thông (báo, đài, sách) phải do lãnh đạo nuôi, chỉ đạo và quản thật chặt, hé ra thông tin nào làm mất mặt, ảnh hưởng uy tín lãnh đạo sẽ bị dẹp bỏ ngay trước khi được quyền ra công khai. Bộ luật hình sự hiện nay có điều 258 vẫn được duy trì, bởi những động cơ và chủ đích nêu trên.
Lãnh đạo yếu kém về trình độ, thoái hóa, biến chất, tham nhũng,… rất ngán Internet. Nhiều vị lãnh đạo trình độ kém đâu biết mạng mủng là gì, muốn học để biết tác nghiệp cũng khó, lại không đủ khả năng và thời gian để học. Những kênh truyền thông thời công nghệ vi mạch và siêu sóng hiện đại, khó ngăn chặn, không thể quản lý. Họ tưởng dùng quyền lực và mượn pháp luật sẽ trừng trị, ngăn chặn được Internet. Tổng thống Obama đã nói: “Internet là sóng của trời, con người rất khó can thiệp”. Trong nền văn minh nhân loại ngày càng phát triển với siêu tốc, ngăn chặn Internet là quá lạc hậu và không hiểu biết. Truy cập Internet là quyền cơ bản của con người. Tháng 3 năm 2011, trong một tuyên bố chính thức, Liên Hợp Quốc khẳng định truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, việc chặn/cắt mạng, không cho người dân truy cập Internet được coi là hành động vi phạm nhân quyền và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Cụ thể, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến nhận định việc cắt, chặn Internet mà không có lý do chính đáng vi phạm Điều 19, Khoản 3, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Khép lại báo cáo, Báo cáo viên Đặc biệt kêu gọi “tất cả các quốc gia phải đảm bảo duy trì quyền truy cập Internet tại mọi thời điểm, bao gồm cả những thời điểm diễn ra bất ổn chính trị.”
27-3-2016
Tại sao lãnh đạo thường có thói quen ‘cứ theo nếp cũ mà làm’, ngại, sợ đổi mới, bởi họ thấy sự ổn định đang có ấy thực sự có lợi cho chính bản thân họ và nhóm lợi ích của họ. Nếu gọi đó là biểu hiện của ‘chủ nghĩa cá nhân’ cũng không sai. Có vẻ như mâu thuẫn, nhưng là thực chất: lãnh đạo không xứng tầm thường rất sợ đổi mới, rất sợ sự phát triển cao của khoa học-công nghệ và sơ cả sự phát triển cao trình độ dân trí. ‘Ngu dân để trị’ cũng là cách thức của nhiều vị vua chúa. Dân chủ thường là khái niệm xa lạ mà những vị lãnh đạo coi đó như sự rung dọa quyền lực của mình.
Chẳng qua lãnh đạo thấy mình còn kém khôn, chỉ số IQ còn quá thấp. Động cơ của họ là phải để cho ‘ngu dân’ thì sự nhận ra yếu kém của lãnh đạo, mặt trái của chế độ mà họ đang trọng trách trị vì ít ai thấy, và mong họ chỉ biết tôn sùng lãnh đạo. Còn nữa, dân trí thấp, hiểu biết chính trị-pháp luật của người dân kém, không nên phổ quát nâng cao trình độ hiểu biết cho dân, sẽ ít có những phản biện, phản bác làm lộ cái sai, cái yếu kém của lãnh đạo…Bởi, họ tự thấy khả năng nhận thức, khả năng quản lý của họ chỉ đến vậy, cao hơn nữa họ không theo kịp, sợ (do đó) mất uy tín ‘nhà lãnh đạo’!
Thế nên, cứ ‘ngựa quen đường cũ’, theo ‘nền nếp cũ’ mà làm, sẽ được an toàn, sẽ giữ được ‘ổn định chính trị’ hiệu quả nhất cho cái ghế trị vì của họ. Hơn nữa, tính ‘bảo thủ công trình’ mang đậm nét cá nhân cũng không kích ứng họ chịu và dám thay đổi. Nhà (người) lãnh đạo tự mình đã vạch ra con đường tiến triển nào đó cho xã hội thường rất tin tưởng và tự hào, nếu thay đổi nó sẽ coi như ‘công trình trí tuệ’ bị phá vỡ. Tâm lý ‘người đặt nền móng’, người nổi tiếng, động cơ mang ‘dấu ấn lịch sử’ thường dẫn tới tư duy bảo thủ, giáo điều. Họ cũng đủ khôn để nhận ra rằng: Sự phát triển cao của khoa học-công nghệ là một trong những nguyên nhân đe dọa vị thế cầm quyền của họ. Nay, nhiều lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương đến bộ, ngành, cơ sở trình độ còn quá thấp so với mặt bằng giáo dục đào tạo chung, không thể theo kịp thời đại. Văn hóa nhiều vị chưa hết cấp 2, các văn bằng chỉ là sự ‘ban thưởng’ của chính sách, sự chạy chọt bằng nhiều thủ đoạn nhằm hợp thức hóa hồ sơ, lý lịch, đủ tiêu chuẩn để có cấp chức, những văn bằng rởm, thực chất trình độ, nhân cách, phong cách, văn hóa giao tiếp, lối sống của họ còn quá kém, chưa xứng tầm ngồi ở ghế chức quyền ấy.
Những lãnh đạo mà tâm và tầm chỉ đến thế lại rất sợ dân chủ. Tiếng nói dân chủ là ‘khắc tinh’ của họ. Họ ngán ngại, thậm chí thù ghét, thưởng ‘để mắt coi chừng’ những người có trình độ cao hơn, đạo đức hơn, hiểu biết hơn, nhất là lại biết rõ về họ và có khả năng ‘ngồi thay’ vào ghế quyền lực của họ. Những tiếng nói dám phê phán, phản biện thường bị quy chụp là ‘động cơ chống đối’; là ‘thế lực thù địch’; không khéo, biết đâu lại ‘diễn biến hòa bình’, âm mưu lật đổ …
Lãnh đạo ngu dốt, thiếu tự tin, không bản lĩnh thường sinh ra bảo thủ, giáo điều, và cả tội ác. Do vậy, họ phải trang bị cho mình những ‘phép’ giữ ghế, tập trung chủ yếu ở 4 thủ cách như sau:
Thứ nhất: Đã kém thì phải tự trang bị cho mình có ‘thế mạnh’. Thế mạnh đó phải được huy động từ người khác, thế lực khác, nước khác, điều kiện khác. Họ nhờ vào nước láng giềng mạnh hơn, lãnh đạo các nước lớn có uy tín hơn. Do lãnh đạo đã sẵn nỗi sợ mất uy tín, cho nên trong nước thì phải có lực lượng thường xuyên răn đe mọi nguy cơ làm lung lay cái ‘ghế vị thế’ của mình, muốn ‘chữ uy’ của mình phải thật to, đậm. Nghĩa là phải bằng mọi cách làm cho người dân biết sợ, buộc phải sợ. Thủ cách đánh vào quyền lợi kinh tế và quyền chính trị, đánh vào những nhu cầu thiết yếu, để người dân vì quyền lợi (dù rất nhỏ) mà phải tuân thủ, phải phục tùng, miễn được yên thân. ‘Công an trị’, mượn pháp luật trị. Họ cố tình, chủ đích đưa vào pháp luật những điều luật có lợi cho lãnh đạo, có lợi cho cường quyền, nhưng bất lợi cho người dân là bởi thế.
Thứ hai: Họ chiêu tập quanh mình những cấp dưới có máu hãnh tiến và thực dụng, những kẻ ‘nhiều chất ‘tiểu nhân’, quen sống phục tùng, thích nịnh để vụ lợi, những kẻ chỉ biết tuân phục, chấp hành, một thứ ‘osin chính trị’. Đội ngũ ‘đệ tử ruột’ này cũng không hiếm những kẻ được đào tạo cơ bản, trình độ cao hơn nhiều so với ‘thủ trưởng’, nhưng do sự dựa thế, phục tùng, lấy lòng, nịnh hết cỡ miễn là có lợi cho bản thân, gia đình, họ chỉ ‘cười mỉa’ trong lòng, không dám lộ ra. Lộ ra là coi thường, chê bai lãnh đạo sẽ mất ghế, nghỉ luôn, mất ‘cần câu cơm’. Vì thế mà nhiều lãnh đạo dốt, xấu, nhưng vẫn ‘sống bằng cái đầu người khác’, diễn văn đọc lên mọi người tưởng như của chính họ, nhưng lại do nhiều cái đầu khác soạn thảo ra, hoàn chỉnh, ‘thủ trưởng’ chỉ việc sẵn đọc. ‘Thần thiêng nhờ bộ hạ/Thần thiêng cốt bộ hạ’ là thế! ‘Bộ hạ’ nào mà không hết lòng phụng sự, nâng uy tín cho ‘thủ trưởng’, lại giỏi hơn được dư luận và quần chúng tin phục hơn, thì sẽ có đủ mọi cách để trù úm, dìm ép, chuyển công tác, đào thải, dẹp bỏ, để ‘tránh họa’!
Thứ ba: Dựa vào những kẻ lắm tiền, sẵn tiền, biết kiếm tiền. Nhiều ‘đại gia’ phất nhanh cũng nhờ vậy. Khi họ được lãnh đạo bảo kê thì điều kiện vơ lợi nhanh hơn, phất lên giàu sang phú quý nhanh hơn. Tất nhiên, sau các ‘phi vụ giá trị’ các ‘nhà buôn chính trị’ sẽ không quên hàm ơn lãnh đạo, nhiều khi số tiền ‘bồi dưỡng ông bà’ rất lớn, cả đời người dù có nỗ lực làm ăn cũng không thể có được. “Không tiền không quyền mất thế”. Đồng tiền ở mọi triều đại đều có sức xuyên, sức khoan nhanh, mở rộng đường cho chính trị, mua phiếu, chạy ghế, củng cố và nâng cao quyền lực.
Thứ tư: Lãnh đạo rất né tránh dư luận, nhất là những dự luận bất lợi như: Vạch ra những yếu kém; chê bai đạo đức, năng lực; phê bình, phản bác, minh chứng ra công luận những sai lầm; nhất là những dư luận vạch ra sự tham nhũng, sự câu kết giữa lãnh đạo với đại gia. Sợ dân chủ, sợ dân trí cao, sợ công luận cũng từ những ‘động cơ’ đó mà ra.
Cụ thể trong thực tế, các lãnh đạo ngu dốt, yếu kém, nhiều tội, xấu xa lại thường thích được tung hộ, khen ngợi, ai biết nịnh đều có thưởng. Nhà báo bẻ cong ngòi bút, nhà tuyên giáo, thư ký, trợ lý (chịu khó) sun xoe, bợ đỡ, khen nịnh lãnh đạo…cũng do đó mà ngày càng ‘mọc như nấm’. Các phương tiện truyền thông (báo, đài, sách) phải do lãnh đạo nuôi, chỉ đạo và quản thật chặt, hé ra thông tin nào làm mất mặt, ảnh hưởng uy tín lãnh đạo sẽ bị dẹp bỏ ngay trước khi được quyền ra công khai. Bộ luật hình sự hiện nay có điều 258 vẫn được duy trì, bởi những động cơ và chủ đích nêu trên.
Lãnh đạo yếu kém về trình độ, thoái hóa, biến chất, tham nhũng,… rất ngán Internet. Nhiều vị lãnh đạo trình độ kém đâu biết mạng mủng là gì, muốn học để biết tác nghiệp cũng khó, lại không đủ khả năng và thời gian để học. Những kênh truyền thông thời công nghệ vi mạch và siêu sóng hiện đại, khó ngăn chặn, không thể quản lý. Họ tưởng dùng quyền lực và mượn pháp luật sẽ trừng trị, ngăn chặn được Internet. Tổng thống Obama đã nói: “Internet là sóng của trời, con người rất khó can thiệp”. Trong nền văn minh nhân loại ngày càng phát triển với siêu tốc, ngăn chặn Internet là quá lạc hậu và không hiểu biết. Truy cập Internet là quyền cơ bản của con người. Tháng 3 năm 2011, trong một tuyên bố chính thức, Liên Hợp Quốc khẳng định truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, việc chặn/cắt mạng, không cho người dân truy cập Internet được coi là hành động vi phạm nhân quyền và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Cụ thể, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến nhận định việc cắt, chặn Internet mà không có lý do chính đáng vi phạm Điều 19, Khoản 3, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Khép lại báo cáo, Báo cáo viên Đặc biệt kêu gọi “tất cả các quốc gia phải đảm bảo duy trì quyền truy cập Internet tại mọi thời điểm, bao gồm cả những thời điểm diễn ra bất ổn chính trị.”