TS Josef Bordat: „ở Việt Nam không có đàm luận mà chỉ có nhà tù“
Kính chuyển
Sau khi nhận được tin của tôi chuyển cho ông chiều tối hôm qua, trưa nay tiến sĩ Josef Bordat đã lện tiếng về việc Blogger Ba Sàm bị kết án.
Ông Bordat viết: Ở Việt Nam không có đàm luận mà chỉ có nhà tù
https://jobo72.wordpress.com/2016/03/24/vietnam-regimekritiker-verurteilt/
Việt Nam. Người bất đồng chính kiến bị kết án tù
Lại một lần nữa, một blogger nổi tiếng trở thành nạn nhân của chế độ hà khắc ở Việt Nam: hôm thứ ba Nguyễn Hữu Vinh bí danh Ba Sàm bị kết án năm năm tù; phụ tá của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thủy bị ba năm tù. Cả hai đã bị giam giữ điều tra từ tháng năm 2014.
Cái đặc biệt của trường hợp này không phải là bản án kỳ quặc ("lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước"), mà là sự kiện Nguyễn Hữu Vinh trước đó từng là cảnh sát đaị diện cho quyền lợi của nhà nước. Là con trai của một cựu bộ trưởng và cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ, ông đã rõ ràng nhận ra đựơc rằng tự do và nhân quyền phải được mọi quốc gia quan tâm cao nhất, để phục vụ lợi ích dân tộc, điều mà ông anh đã sẵn sàng làm khi còn là một bộ phận trong guồng máy nhà nước.
Trong blog được nhiều người đọc của ông, Nguyễn Hữu Vinh đã lên án chính phủ Việt Nam không quan tâm đến mục tiêu này. Hậu quả câu chuyện này là ở Việt Nam không có đàm luận mà chỉ có nhà tù. Dù bị quốc tế phản đối chế độ Hà Nội vẫn trục xuất hay bỏ tù các blogger bất đồng với nhà nước để bịt miệng họ. – Chúng ta hãy cho các blogger này một tiếng nói!
https://jobo72.wordpress.com/2016/03/24/vietnam-regimekritiker-verurteilt/
Không có cơ hội được vào bên trong Tòa án photo: Martin Patzelt
Bản tin cập nhật (News Ticker) ngày 23.03.2016 của ông Martin Patzelt
dân biểu Quốc hội Liên bang Đức: Nhà hoạt động nhân quyền và Blogger
nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh đã bị Tòa án nhân dân Hà Nội kết án 5 năm tù.
Martin Patzelt * Đặng Hà (Danlambao) dịch - Nhà
hoạt động nhân quyền và Blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh đã bị Tòa án
nhân dân Hà Nội kết án 5 năm tù. Thời gian 2 năm tạm giam điều tra được
công nhận khấu trừ vào mức án 5 năm tù của nhà hoạt động nhân quyền với
bút danh ở blog là Anh Ba Sàm. Cùng bị kết án là cộng tác viên của ông,
cô Nguyễn Thị Minh Thúy. Cô nhận bản án 3 năm tù giam. Cáo buộc đối với
cả hai là "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Tôi đã cố gắng để được phép tham dự phiên xử với tư cách quan sát viên,
nhưng không được. Lời từ chối được viện dẫn lý do có một đại diện EU đã
được chấp thuận. Tuy nhiên sau đó tôi nhận thấy việc tôi không được tham
dự phiên xử không phải là điều bất lợi mà là một điều hay. Nhờ vậy mà
tôi có cơ hội trao đổi ý kiến tường tận với các nhà hoạt động nhân quyền
khác và hỗ trợ cuộc phản kháng của họ ở trước tòa án. Cũng như thế, giả
sử nếu tôi được vào tham dự phiên xử trong tòa án, thì có lẽ tôi không
thể trả lời tất cả những câu hỏi của các ký giả như tôi đã làm ở bên
ngoài tòa án.
Phóng viên bao quanh photo: Martin Patzelt
Việc chờ đợi trước tòa án làm tôi thoáng nhớ đến thời cộng sản Đông Đức
trước kia và đám nhân viên mật vụ, chúng cũng quay phim mọi cuộc phản
kháng. Tuy nhiên về việc bày tỏ ý kiến (tự do ngôn luận) tôi cảm thấy
những người biểu tình ở đây có được một chút tự do hơn so với Đông Đức.
Tôi mong muốn có mặt trong phiên tòa xét xử để thấy được tình trạng nhà
nước pháp quyền đã đạt tới mức độ nào. Tôi không thể nào hiểu được việc
phiên xử lại được diễn ra bên trong những cánh cửa đóng kín. Nếu họ có
quan điểm rằng tất cả đều phù hợp với quy định của nhà nước pháp quyền,
thì họ không cần phải thực hiện phiên tòa xét xử bí mật như vậy.
Theo quan điểm của tôi, những nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi này thể
hiện một tiềm năng quý giá cho tương lai Việt Nam. Khắp nơi trên thế
giới đã cho thấy, phát triển kinh tế mà không có sự phát triển đồng thời
của dân chủ thì sẽ đi vào ngõ cụt. Những người trẻ này không hề là sự
xấu hổ, và càng không phải là tội phạm. Họ chính là lợi nhuận cho đất
nước. Đàn áp họ, nhà cầm quyền đã tự làm hại mình.
Bản án này cũng có ý nghĩa đối với chúng ta. Nó cho ta thấy, bên cạnh
vấn đề về người tỵ nạn cũng còn những vấn nạn khác. Đặc biệt nó chỉ rõ
cho ta thấy rằng chính vì quyền lợi thiết thân nhất của mình mà chúng ta
phải dấn thân cho những cơ cấu và lối sống dân chủ trên toàn thế giới.