Trần Ngọc Quang
- Sài Gòn ngày nay rộng lớn hơn khi xưa nhiều, phía bắc qua khỏi Củ Chi
(lúc trước thuộc tỉnh Hậu Nghĩa), phía nam ra tới Cần Giờ gần Vũng Tàu,
phía đông gần Lái Thiêu và phía Tây gần Bến Lức. Bên trong Sài Gòn có
rất nhiều quận mới, đường xá mở rộng cho hơn 10 triệu dân cư ngụ, xe gắn
máy càng ngày càng nhiều, khói phun ra mịt mù, kẹt xe từ 07 giờ sáng
đến tối và ngập lụt mỗi khi trời mưa lớn.
Đôi khi từ vài năm nay, vào những buổi chiều không mưa trên đai lộ
Nguyễn Văn Linh, thuộc vòng đai Sài Gòn bên Phú Mỹ Hưng (quân 7, gần cầu
Tân Thuận, khu sang nhứt nhì của Sài Gòn sau quận 1 vì có nhà hơn 1
triệu US $), tôi đang chạy xe gắn máy thấy nhiều nơi bị nhập lên 5-6 cm.
Tôi tự hỏi sao mưa hồi nào mà mình không hay biết, hay ống nước bị bể
mà không sửa hoặc cống nghẹt mà không hút? Té ra là nước tự động từ cống
lan ra vì thủy triều lên, nay gọi là "triều cường" (marée montante),
lúc ấy mức sông rạch đều tăng lên nên tràn vô Sài Gòn. Nhưng sao ở Gia
Định hay Gò Vấp không có mà bị ở quận 7, vùng nam Sài Gòn?
Nhìn lại các bản đồ của Sài Gòn cách đây hơn 100 năm do Pháp vẽ lại, ta
thấy nơi đây toàn là vùng rạch và sông nhỏ, lúc đó Sài Gòn có ít nhà sau
khi qua cầu Tân Thuận. Sanh và sống tại Sài Gòn trên 34 năm nên tôi
biết rỏ các nơi ấy: vào những năm 1960 vùng này có nhiều rạch và cầu nhỏ
chỉ đủ một xe hơi chay ngang qua như ở cầu Hàng và theo Kinh Tẻ cư xá
Ngân Hàng khi xưa xây lên rất khó khăn với nhiều đường mương cho nước
thoát. Nhưng từ vài năm nay, trước nạn lụt thì chánh phủ chỉ nâng cao
mặt đường lên, có nơi lên đến 30 cm!
Tôi cũng còn nhớ hồi năm 1960, buổi tối ngồi ở bờ sông Sài Gòn gần đường Tự Do (Catinat, nay là Đồng Khởi) thấy bên kia sông là Thủ Thiêm tối om không có một ngọn đèn dầu. Tôi tự hỏi sao Pháp không mở rộng thành phố qua bên kia sông, tại sao "Hòn Ngọc Viễn Đông" tới Hôtel Majestic là chấm dứt? Không lẽ Pháp dốt đến thế? Thật ra lúc đó tôi ngu chớ không phải người Pháp ngu vì bên kia sông toàn là sình lầy, muốn phát triển phải tốn kém làm thoát nước (drainage).
Tôi cũng còn nhớ hồi năm 1960, buổi tối ngồi ở bờ sông Sài Gòn gần đường Tự Do (Catinat, nay là Đồng Khởi) thấy bên kia sông là Thủ Thiêm tối om không có một ngọn đèn dầu. Tôi tự hỏi sao Pháp không mở rộng thành phố qua bên kia sông, tại sao "Hòn Ngọc Viễn Đông" tới Hôtel Majestic là chấm dứt? Không lẽ Pháp dốt đến thế? Thật ra lúc đó tôi ngu chớ không phải người Pháp ngu vì bên kia sông toàn là sình lầy, muốn phát triển phải tốn kém làm thoát nước (drainage).
Trên các bản đồ mới (chú ý: nay nhiều sách và bản đồ có "phụ đề hoa ngữ
"rồi!) ta thấy còn rất nhiều kinh rạch, nói chi cách đây hơn 100 năm, vì
thế Pháp không muốn Sài Gòn tăng trưởng về phía nam.
Vào năm 2000 xuất hiện website www.saigonsouth.com (nay vẫn còn nhưng đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều chữ Tàu!), giới thiệu "vùng đất hứa" ở Nam Sài Gòn, những biệt thự cất như bên Mỹ, đường xá rộng rãi, có khu thương mại, trường học và bệnh viện sắp mở (Franco -Vietnamese Hospital) nên nhà đất bán như tôm tươi cho những nhà giàu.
Vào năm 2000 xuất hiện website www.saigonsouth.com (nay vẫn còn nhưng đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều chữ Tàu!), giới thiệu "vùng đất hứa" ở Nam Sài Gòn, những biệt thự cất như bên Mỹ, đường xá rộng rãi, có khu thương mại, trường học và bệnh viện sắp mở (Franco -Vietnamese Hospital) nên nhà đất bán như tôm tươi cho những nhà giàu.
Tôi nhận thấy lúc trước nhiều nơi quanh FVH sình lầy nay có nhiều cao
ốc, còn rất ít rạch và không có kinh nào mới cả. Rạch Đỉa nối ra sông
Phú Xuân còn đó nhưng các rạch nhỏ khác bị lấp đi để cất cao ốc mà nhiều
nơi từ 4 năm nay chưa thấy người mua như các căn hộ Hoàng Anh Gia Lai
và cao ốc Showflat…
Nhận thấy vài nơi trong đô thị mới Phú Mỹ Hưng bán được, nay có thêm
đường Nguyễn Hữu Thọ đi từ cầu Kinh Tẻ bên Khánh Hội (quận 4) chạy xuống
Nhà Bè: đó là huyết mạch để cất thêm bên Nhà Bè mà vẫn không thấy đào
cống lớn, làm thoát nước trước khi xây chung cư, tuy vùng nầy khi xưa
gọi là "rừng sác", vùng ngập nước mặn. Đây là cơ hội làm giàu cho nhiều
nhà đầu tư xây cất vì mua đất thì rẻ hơn giá ruộng mà bán thì bán để cất
nhà...
Rồi đây bên Thủ Thiêm và Cát Lái bên kia sông Sài Gòn, nay thuộc quận 2,
sẽ tăng trưởng nữa nhờ hầm qua sông Sài Gòn mà Nhựt xây dựng, sẽ bị
ngập như bên quận 7... Tại đây có khu nhà gần Cát Lái cất nửa chừng rồi
bỏ mấy năm nay, có nơi cất lên mà bán không được như 3 cao ốc Phúc An
Khang do chủ nhà hàng P.A.Khang bên Sài Gòn đầu tư, nay xoay qua thành
bệnh viện Quốc Tế (sic!), không biết sửa như thế nào? Tuy trên Web quảng
cáo nhiều nhưng bệnh không có bao nhiêu nên một BS bạn tôi buồn quá xin
nghỉ việc...
Ngày 30-11-2015 tại Paris có mở Hội Nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu do
Liên Hiệp Quốc đề nghị: COP 21 (Conference of the parties lần 21) vì
lần đầu tổ chức tại Berlin năm 1995, có các lãnh đạo của 147 nước tham
dự để bàn về sự giảm sức nóng cho địa cầu: nếu CO2 cứ tiếp tục tăng lên
như hiện tại, mà Trung Quốc là thủ phạm chính sau đó tới Mỹ Quốc, thì
vào cuối thế kỷ XXI địa cầu sẽ nóng hơn 2°C. Phải có biện pháp giảm tỷ
lệ phát thải khí gây "hiệu ứng nhà kính" (gaz à effet de serre). Từ 25
năm nay trong khi Âu Châu giảm 7% thì Trung Quốc tăng 180%, Việt Nam có
hứa là sẽ giảm hơn 8% trong những năm tới.
Năm 2015 là năm nóng nhứt từ xưa đến nay, vào tháng 8-2015 Paris nóng
đến 41°C, các băng tuyết trên bắc cực bắt đầu tang từ mấy năm nay, nước
biển dâng lên cao, tiến vô đất liền làm xụp nhà vì lở đất. Nước mặn tiến
vô các sông trên thế giới, nhứt là bên Á Châu.
Trên sông Mekong, nghe nói cách đây vài năm nước mặn đã vô tận Cần Giuộc, gần Bình Chánh và giáp ranh Sài Gòn mà không nghe các Tiến Sĩ Việt Nam ta nói gì cả. Tôi đã thấy tận mắt bên Hạ Lào nước sông Mekong sau mùa mưa đã cạn dòng xuống gần 1 thước vì các đập lớn của Trung Quốc xây cất từ 1987.
BS Ngô Thế Vinh đã viết rất chính xác vế các đập ấy trên sông Mekong và nay trên các nhánh lớn của sông Cửu Long bên Hạ Lào tôi đã thấy các đập nhỏ làm hồ Tonlé Sap bên Campuchia cạn nước. Nước ngọt và phù sa chảy xuống Việt Nam càng ngày càng ít và nước biển tràn vô Đồng Bằng sông Cửu Long nơi hơn 17 triệu người sinh sống, trồng lúa trên nước mặn là cả một vấn đề cho dân Việt Nam sau nầy.
Theo LHQ, nếu nước dâng lên 1m thì sẽ mất 38% diện tích trồng trọt tại Đồng Bằng sông Cửu Long, cũng như vùng sông Indus bên Pakistan và sông Irrawaddy bên Myanmar. Còn Bangladesh thì quá nghèo để có thể chống lại nước sông Gange dâng lên nên chắc phải di dân đi nơi khác hoặc qua xứ khác...
Còn Nam Saigon sẽ ra sao? Theo cá nhân tôi, theo đà tiến triển nầy thì 50 năm nữa quận 7 và Nhà Bè sẽ tăng trưởng... dưới nước! Thật vậy, nếu không có sự tháo nước nào (drainage) hay cất đê (barrage) như bên Hòa Lan, các nơi ấy làm sao thoát được cạnh ngập lụt?
Nội trong Sài Gòn còn xài 7 km cống cũ mà ông Alfred Eyriaud Des Vergnes xây cất vào năm 1871 cho một Sài Gòn - Chợ Lớn dưới 1 triệu người, nay các cao ốc mọc lên quá nhiều mà tôi không thấy các cống mới, có thấy chăng lần chót là vào những năm 1961 các ống cống lớn tại ngã tư Hàng Sanh bên Thị Nghè, đặt trên xa lộ Biên Hòa.
Trên sông Mekong, nghe nói cách đây vài năm nước mặn đã vô tận Cần Giuộc, gần Bình Chánh và giáp ranh Sài Gòn mà không nghe các Tiến Sĩ Việt Nam ta nói gì cả. Tôi đã thấy tận mắt bên Hạ Lào nước sông Mekong sau mùa mưa đã cạn dòng xuống gần 1 thước vì các đập lớn của Trung Quốc xây cất từ 1987.
BS Ngô Thế Vinh đã viết rất chính xác vế các đập ấy trên sông Mekong và nay trên các nhánh lớn của sông Cửu Long bên Hạ Lào tôi đã thấy các đập nhỏ làm hồ Tonlé Sap bên Campuchia cạn nước. Nước ngọt và phù sa chảy xuống Việt Nam càng ngày càng ít và nước biển tràn vô Đồng Bằng sông Cửu Long nơi hơn 17 triệu người sinh sống, trồng lúa trên nước mặn là cả một vấn đề cho dân Việt Nam sau nầy.
Theo LHQ, nếu nước dâng lên 1m thì sẽ mất 38% diện tích trồng trọt tại Đồng Bằng sông Cửu Long, cũng như vùng sông Indus bên Pakistan và sông Irrawaddy bên Myanmar. Còn Bangladesh thì quá nghèo để có thể chống lại nước sông Gange dâng lên nên chắc phải di dân đi nơi khác hoặc qua xứ khác...
Còn Nam Saigon sẽ ra sao? Theo cá nhân tôi, theo đà tiến triển nầy thì 50 năm nữa quận 7 và Nhà Bè sẽ tăng trưởng... dưới nước! Thật vậy, nếu không có sự tháo nước nào (drainage) hay cất đê (barrage) như bên Hòa Lan, các nơi ấy làm sao thoát được cạnh ngập lụt?
Nội trong Sài Gòn còn xài 7 km cống cũ mà ông Alfred Eyriaud Des Vergnes xây cất vào năm 1871 cho một Sài Gòn - Chợ Lớn dưới 1 triệu người, nay các cao ốc mọc lên quá nhiều mà tôi không thấy các cống mới, có thấy chăng lần chót là vào những năm 1961 các ống cống lớn tại ngã tư Hàng Sanh bên Thị Nghè, đặt trên xa lộ Biên Hòa.
Ngoài nước khó thoát và nước biển tràn vô, Sài Gòn sẽ bị lụt nặng thường
xuyên như các đô thị cất nhà bừa bãi của các xứ khác. Những cơn gió lốc
(cyclones) càng ngày càng mạnh vì nước biển sẽ nóng hơn dưới ánh nắng
khắt khe, bên Á Châu gọi là bão (Typhons, typhoons), bên Mỹ Châu kêu là
cuồng phong (Ouragans, hurricanes). Ở các nước không xa xích đạo lắm
(équateur), nếu nước nóng lối 26°C và biển sâu hơn 50m, không khí sẽ bắt
đầu quây từ từ rồi trở thành một trung tâm có vùng áp thấp (dépression)
mạnh, nhứt là sau muà hè. Những trận mưa bão ấy xuất phát ngoài Thái
Binh Dương gần Phi Luật Tân sẽ càng ngày càng mạnh hơn và sẽ ảnh hưởng
đến miền trung và miền nam Việt Nam.
Tóm lại Việt Nam phải khôn khéo nhờ những chuyên viên Âu Mỹ giúp đở để Nam Sài Gòn tồn tại và phát triển thêm với đà văn minh tiến bộ, vì giặc kế tiếp sẽ không phải giặc dầu hỏa mà là giặc dành nước ngọt.
Tóm lại Việt Nam phải khôn khéo nhờ những chuyên viên Âu Mỹ giúp đở để Nam Sài Gòn tồn tại và phát triển thêm với đà văn minh tiến bộ, vì giặc kế tiếp sẽ không phải giặc dầu hỏa mà là giặc dành nước ngọt.
Paris, mùa đông 2015