Quang Dương (Danlambao)
- Bài viết này xin được trân trọng xem như một nén hương lòng, thành
kính tưởng niệm những đồng bào đã nằm xuống vì tội ác trời không dung
đất không tha của CS trong biến cố Tết Mậu Thân 1968.
Tết Bính Thân đang về nhắc nhớ chúng ta nhiều hơn đến những kỷ niệm đau
buồn của Tết Mậu Thân năm 1968. VC đã thất bại sau cuộc tổng tấn công
năm đó và phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về quân số cũng như vũ
khí, hậu cần... Tuy nhiên, người dân miền Nam thuộc những tỉnh thành,
khu vực bị cộng quân tấn chiếm đã bị bọn chúng trả thù, cướp phá, sát
hại một cách tàn ác dã man chưa từng thấy. Cái chết rất thương tâm của
hàng ngàn người dân vô tội ngay trong những ngày Tết cổ truyền đầu năm,
mà điển hình là tại Huế, đã gây chấn động không những cho tất cả người
dân Việt Nam mà còn cho toàn thế giới, thách thức hết cả lương tri của
nhân loại.
Mỗi lần tết đến tôi vẫn nhớ
Những dải khăn tang những áo sô
Những dòng nước mắt không còn đủ
Chảy xuống vòng quanh những nấm mồ
Mỗi năm một lần, lẽ ra theo phong tục và tập quán lâu đời, Tết là dịp
cho mọi người được nghỉ ngơi, tạm gác những ưu phiền, quên đi những vất
vả cực nhọc của một năm dài làm việc, để an vui đón mừng ít nhất là ba
ngày Tết. Vậy mà từ 48 năm nay, kể từ Tết Mậu Thân 68, hạnh phúc đó đã
không còn nữa. Niềm vui hân hoan đón mừng và "ăn" Tết đã không được trọn
vẹn, đã bị hoen ố bởi dấu ấn nghiệt ngã, đau thương, tang tóc của cuộc
tấn công bội ước đê hèn do cộng sản miền Bắc và cái gọi là MTGPMN gây ra
cho người dân miền Nam VNCH.
Kể từ đêm Giao thừa kinh hoàng khi mà tiếng AK, B40, tiếng đạn pháo kích
đồng loạt thay thế tiếng pháo tết, khi mà tiếng đập cửa quát tháo,
tiếng gằn giọng tra xét, tiếng lạnh lùng man rợ ghê hồn của tử thần ra
lệnh tàn sát dân lành vô tội thay thế cho những tiếng êm ái hoà nhã,
chào hỏi chúc tụng thân quen của ngày đầu năm mới, thì Tết đã không còn
là dịp mừng vui đúng nghĩa nữa.
Những mồ tập thể lấp trẻ thơ
Lấp mẹ ôm con mắt sững sờ
Lấp chị lấp anh tay quặt trói
Lấp hồn dân Việt chết không ngờ!
Sau khi quân đội VNCH và đồng minh đẩy lùi được lực lượng tấn chiếm của
cộng quân, bắt chúng phải rút đi hết, đau thương mắt lệ đã chan hòa khi
xác những người dân thường vô tội bị VC thảm sát lần lượt được tìm thấy
và đưa lên từ những hố chôn tập thể ở khắp mọi nơi, mà nhiều nhất là tại
Huế. Cả miền Nam để tang, khóc thương cho những người bạc mệnh, đồng
thời căm phẫn trước tội ác man rợ mất hết tính người của VC và bè lũ tay
sai. Tết từ đó hoen thêm những giọt lệ nóng và bàng bạc một màu trắng
thê lương không bao giờ phai mờ trong tâm trí người dân Việt.
Làm sao quên được hình ảnh xác những em bé còn trong tay mẹ hoặc bị kéo
dứt rời không cho hai mẹ con được chết ở cạnh nhau! Làm sao quên được
em, được chị, được anh hay quên được cha mẹ, ông bà, những nhà tu hành
và cả những người bạn ngoại quốc hai tay bị trói giật khuỷu, cột buộc
người này vào người kia, bị xô xuống hố rồi bắn chết!
Chưa ai biết đích xác có bao nhiêu sinh mạng người dân miền Nam bị VC
thủ tiêu, xử tử trong thời gian chúng chiếm cứ tạm thời các khu vực bị
tấn công. Chỉ riêng ở Huế, con số có thể thống kê được đã lên tới gần
sáu ngàn người. Thật là một tội ác man rợ chưa từng thấy khi kẻ giết
người và người bị giết lại cùng máu đỏ da vàng, cùng một quốc gia, cùng
ngôn ngữ phong tục tập quán, cùng một truyền thống con Rồng cháu Lạc như
thế.
Huế thảm thương thay chẳng tội tình
Bỗng chốc vùi nông chung huyệt lạnh
Ai khơi xương máu cuộc gia hình?
Ai vào đây nếu không phải là những kẻ xâm lăng đến từ phía Bắc vĩ tuyến
17? Ai vào đây nếu không phải là bè lũ phản bội, mang tiếng là sinh viên
trí thức nhưng có mắt cũng như mù?
Ai thuận ngừng bắn rồi bội ước?
Giờ khắc thiêng liêng của giống nòi
Giao thừa sáu tám Mậu Thân ấy
Lửa cháy lung trời, pháo, đạn rơi
Những kẻ chủ trương cuộc tấn công Tết Mậu Thân 68 có thể đã viện lý lẽ
"Binh bất yếm trá" để che đậy cho tội ác và bản chất gian hùng tiểu nhân
của chúng. Chúng muốn lợi dụng cơ hội quân dân miền Nam đang yên tâm
đón Tết để đánh úp. Nhưng “bất yếm trá” đến độ dẫm đạp lên cả đạo đức và
luân lý tối thiểu của con người thì phải gọi là gì nếu không phải là
một bọn ăn cướp, một đám thổ phỉ vô lương không hơn không kém! “Bất yếm
trá” đến độ đã thoả thuận ngừng bắn để tôn trọng truyền thống ngày Tết
mà vẫn nuốt lời hứa, bất ngờ đánh lén sau lưng đối phương vào đúng giờ
phút thiêng liêng nhất của dân tộc thì phải gọi là gì nếu không là giống
đê hèn, quân xảo quyệt, đồ tiểu nhân ti tiện chưa từng thấy!
Ai giết đồng hương, đồng chủng loại
Đồng bào chung một mẹ một cha?
Ai gây tang tóc sầu ly hận
Nam Bắc anh em vốn một nhà?
Còn ai vào đây nữa? Cộng sản miền Bắc cõng rắn cắn gà nhà và những kẻ
theo đuôi tại miền Nam là đích danh thủ phạm không thể chối cãi được!
Bọn chúng luôn tìm cách tránh né những lời buộc tội dẫu rằng tội ác đã
rành rành. Nhưng những nhân chứng sống hãy còn đây và lời làm chứng,
phim ảnh chụp hố chôn tập thể, xác và tên tuổi những nạn nhân bị hành
quyết bằng cách đập đầu bằng cuốc xẻng, báng súng AK hoặc bị bắn trong
lúc tay chân hãy còn bị trói đã được đăng tải đầy khắp trên các trang
mạng internet, in thành sách, thâu vào DVD. Bất cứ ai cũng có thể truy
cập những tài liệu trên để thấy rằng đó là bằng chứng rõ ràng cộng sản
miền Bắc và tay sai MTGPMN là thủ phạm giết người dân vô tội không hơn
không kém. Và cho dù có một sự lươn lẹo thế nào, CS cũng không thể lấp
liếm mà bác bỏ rằng chính chúng đã chủ động tấn công miền Nam một cách
hèn hạ trong khi miền Nam chỉ chống cự để tự vệ. Bởi vậy, tất cả những
tổn thất và thiệt hại của bên nào đi nữa cũng có nguyên nhân duy nhất là
do hành động ngông cuồng ngu xuẩn của chúng gây nên mà thôi.
Tham vọng vung dao dứt nghĩa tình
Điên rồ chủ thuyết máu cờ tanh
Nghìn năm tội ác lưu bia miệng
Xú nhục muôn đời ố sử xanh
Những kẻ cầm quyền ở miền Bắc với tham vọng xâm lăng và chiếm đoạt miền
Nam đã bán linh hồn cho quỷ đỏ Tàu Cộng từ lâu. Chúng trở thành những
tên đồ tể khát máu, mang hình người nhưng đâu còn biết đến tình nghĩa
đồng bào, máu chảy ruột mềm hay "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng
khác giống nhưng chung một giàn". Mục đích duy nhất của chúng là xích
hoá toàn thể nước Việt để dâng nạp cho chủ Tàu mong được giữ phận thái
thú chư hầu nô lệ. Ngoài ra, còn có những kẻ được sống dưới chế độ tự do
dân chủ của miền Nam, được nuôi lớn và ăn học đàng hoàng tử tế mà lại
mù quáng phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, nhắm mắt chạy theo
bọn cộng phỉ miền Bắc, nhẫn tâm giết hại cả đồng hương, đồng nghiệp, bạn
học, họ hàng thân tộc thì tội ác đó nghìn năm bia miệng vẫn còn. Cả hai
loại nói trên muôn đời để tiếng nhơ tiếng nhục trong lịch sử nước Việt
sau này.
Đảng CSVN và tất cả các đảng CS còn lại tại vài nước trên thế giới đã
không còn chỗ đứng và sắp sửa bị tiêu diệt. Dù sau này CS không còn, tội
ác của chúng nói chung và vào thời điểm Tết Mậu Thân 68 không thể được
xoá bỏ. Đó là những hố đen của của lịch sử mà nhân loại phải ghi xuống,
nhắc nhở và truyền răn cho các thế hệ sau để không bao giờ đi vào vết xe
huỷ diệt đó một lần nữa.
Dẫu 48 năm hay bao nhiêu năm nữa, niềm ngậm ngùi thương nhớ những đồng
bào ruột thịt đã hy sinh trong biến cố Tết Mậu Thân cũng sẽ còn mãi mãi
trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam đúng nghĩa. Bọn bạo quyền CS
thì không phải là những con người như thế. Vào những ngày Tết đầu năm
Bính Thân sắp tới đây, liền sau cái gọi là đại hội đảng XII, những khuôn
mặt thớt từ những tên chóp bu mới được bầu chọn vào vị trí “Tứ trụ” cho
tới đám BCT và toàn BCHTƯ sẽ hể hả nâng ly chúc tết và chúc mừng nhau
inh ỏi về thành tích hại dân bán nước. Trong đám đó, có kẻ nào chợt mảy
may nhớ được rằng vào ngày này của 48 năm về trước, chính cá nhân chúng
đã trực tiếp hoặc gián tiếp nhúng tay vào máu, gây nên thảm cảnh cha mất
con, vợ mất chồng, chia lìa tang tóc cho hàng ngàn người dân thường vô
tội và gia đình họ ở Huế và các tỉnh thành khác của miền Nam hay không?
Câu trả lời chắc không cần phải ghi ra đây.
Mỗi lần tết đến tôi vẫn khóc
Khóc cho dân tộc cho quê hương
Khóc cho tổ quốc mình đã mất
Lệ đẫm bao giờ thôi hết vương?
Không chỉ ở những năm Thân, vào bất cứ năm nào, mỗi lần Tết đến là mỗi
lần chúng ta lại xót xa tưởng nhớ những đồng bào xấu số đã thiệt mạng vì
hành động giết người vô nhân tính của đảng cộng sản xâm lược miền Bắc
và đồng bọn tay sai. Xin dâng một nén hương lòng với lời cầu nguyện anh
linh những đồng bào đã khuất phù hộ cho người dân nghèo Việt Nam sớm tìm
được sức mạnh và sự đoàn kết để vùng lên tiêu diệt bạo quyền, xóa bỏ
chế độ cộng sản độc tài bán nước đã thống trị quá lâu và đang đưa tổ
quốc đến bên bờ vực thẳm của sự diệt vong.
Tết Bính Thân 2016
danlambaovn.blogspot.com
Mậu Thân 1968 – Cuộc thảm sát của Việt cộng tại Huế The Vietcong massacre at Hue Elje Vannema
Thứ Tư, 03 tháng Hai năm 2016 13:25
Tác Giả: Elje Vannema
Lời mở đầu: HLTL xin lỗi vì đã khơi lại nỗi đau buồn của Quý vị. Bởi vì hiện nay csVN liên tiếp ra báo xảo trá về biến cố Tết Mậu Thân hòng tuyên truyền và chạy tội, nên chúng ta cần trưng ra sự thật đau lòng về Huế Mậu Thân 1968 để tuổi trẻ không có cái nhìn lệch lạc về sự kiện này.
HLTL - Bốn mươi bốn năm trước(1968-2012) vào ngày tết Mậu Thân truyền thống của dân tộc, trong khi 50% quân nhân QLVNCH về nhà đón xuân trong dịp đình chiến 3 ngày mà CS Bắc Việt đã đồng ý với VNCH, thì quân CS Bắc Việt và tay sai nằm vùng bất ngờ lật lọng vi phạm đình chiến, đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cõi miền Nam Việt Nam. Tại thành phố Huế, csVN đã tàn sát hơn 5000 đồng bào vô tội bằng cách đập đầu, bắn chết, đánh đập, và chôn sống tập thể. Bác Sĩ Elje Vannema là người đã có mặt ở Huế đã kể lại trong cuốn sách tài liệu The Vietcong Massacre at Hue (Việt cộng Thảm Sát ở Huế) phát hành năm 1976 ở New York. Bài viết được bổ túc bởi một số hình ảnh do Bác sĩ Vannema chụp và @Net.
Elje Vannema, The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976
Dịch bởi... (HLTL xin lỗi chưa biết tên người dịch một phần của quyển sách The Vietcong Massacre at Hue sau đây.)
Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam [Cộng Sản Việt Nam lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để trá hình] hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi....
Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết....
Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.
... những khúc thi hài đã rữa nát khám phá trong những mồ chôn tập thể 1968
Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm.
Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc. Dưới áp lực khủng bố gia tăng nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá. Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.
Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân. Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân. Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án. Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện. Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài. Danh sách bất tận.
Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài. Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng. Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh. Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội CSVN. Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của CSVN. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa. Bên trong nhà thờ đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi phía Nam, hướng Nam Giao. Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này). Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó “Ta đi mô đây”. Có tiếng phụ họa “Lên núi hay tới chỗ chết?”.
Bộ đội CSVN nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bỗng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. “Bắt gió cho ông ta” tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới.
Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. “Xin để tui đi, để tui ở lại đây”, ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. “Tui không đi xa hơn được nữa”.
“Ðứng dậy “.
Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.
Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô “Dừng lại “. Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác.... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân CSVN tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.
Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.
Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.
Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mãi tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra....
Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mãi tới trung tuần tháng 9/69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương.... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này....
Mồ Tập Thể
Mồ tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau, và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già, và phụ nữ.
...đang khai quật những mồ chôn tập thể
Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo CSVN sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi CSVN chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường. Những sinh viên khác của Gia Hội không theo CSVN cũng chịu chung số phận. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy Quân Lục Chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26/02/1968.
Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy [các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch], 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân CSVN, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô. Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22/2, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được các con nhận diện ngày 26/2. Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14/2. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16/3, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường.
Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 6/2, tìm thấy xác ngày 26/2. Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17/2 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26/2. Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 8/2. Vợ con van xin CSVN cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26/2, ở khuôn viên trường. Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống. Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ, và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của CSVN.
Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.
Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác. Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12/2 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác.
Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 6/2, tìm thấy xác ngày 26/2. Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66 tuổi, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 8/2, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ.
Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên CSVN nhưng bị giết vì muốn ở lại thành. Họ đều là dân Gia Hội. Bốn tháng sau, tháng 8/68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên.
...đám tang cho những mồ chôn tập thể
Tiết lộ về “mồ chôn tập thể” đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28/2/68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm “ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng”. Cũng theo phát ngôn viên, “các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn”. Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu CSVN không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm. Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của CSVN, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục. Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù.
Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ ông Miller và ông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 9/2. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.
Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10/3/68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ. Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14/3/68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khuỷu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhô ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.
Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối. Bên cạnh hầm
lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác. Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19/3/68, nhưng mãi cho tới tháng 6/69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn. Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6/69.
Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21/2. Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận.
Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân. Khi rút khỏi đống gạch vụn Tu viện ngày 25/2, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi, và một số tu sĩ linh mục, tập sinh, và người giúp việc. Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6/69, tổng cộng 203 xác được khai quật. Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoàn Xuân Tong, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06/2/68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19/3/68, chôn chung với năm người khác cùng làng. Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23/3/68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không. Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành quyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp. Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải dấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai.
Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27/3/68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.
Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 1/3 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó.
Xác ông Trần Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Trieu. Ông bị bắt ngày 20/2 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào.
Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Ton That Quyen, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 8/2/68. Gia đình tìm được xác ông ngày 5/5/68.
Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Tran Trieu Tuc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05/2/68. Xác tìm được ngày 17/3/68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân, và một cảnh sát.
Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Le Van Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 6/2. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10/3/68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên.
Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyen Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 2/2/68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 1/3, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con.
Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách Ðàn Nam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìm thấy dưới các đám cây và bụi rậm, gồm học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, quân nhân, và nhiều phụ nữ. 27 người thuộc làng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25/3/68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khuỷu, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng. Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết.
Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2.5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 2/4/68.
Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 1/4/68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới, trong đó có 15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện được.
Tới tháng 5/68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy. Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính.... Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá.
Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 1 tới tháng 8/69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mãi tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này....
Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục.... Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ, và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 2/68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha Đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8/11/69).
Các con cái yêu dấu:
Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ... (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý Chúa.
Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác, và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ.
Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời.
Chúc lành cho chúng con.
(Chữ ký Cha Ðồng)
Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 7/69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết.
Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 4/69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 7/69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu.... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà, và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu.
Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 9/69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10.
... 40 năm sau, 2008, vào ngày Tết người dân Huế âm thầm tưởng niệm thân nhân đã bị VC sát hại - hình ảnh Nghĩa trang Ba Tầng (nơi chôn cất 400 nạn nhân khe Đá Mài tại Huế năm Mậu thân) với hàng chữ “40 năm bị VC sát hại dã man”. Hình chụp sáng mồng một tết Nguyên đán Mậu Tý (có lẽ đã được một người can đảm viết trong đêm giao thừa). Công an đã đến hiện trường (nhưng không rõ đã xóa lời kết án đanh thép này chưa) - PV FNA từ Huế... và trong khi thì VC tổ chức “Mừng chiến thắng Mậu Thân dối trá”,người dân Huế đã viết lại những dòng này “40 NĂM BỊ VC SÁT HẠI DÃ MAN” trên tường thờ thân nhân.
Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui Việt cộng đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính CSVN và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phú Cam bị mất tích?
Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 4/68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này.
Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, cầu Nam Giao tới gần và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đường rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi này được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vãng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục CSVN. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình.... Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức, và quân nhân. Họ bị bắt đi, biệt tăm tin tức.
Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương, và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con....
Elje Vannema
The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976
Mậu Thân 1968 – Cuộc thảm sát của Việt cộng tại Huế The Vietcong massacre at Hue Elje Vannema
Thứ Tư, 03 tháng Hai năm 2016 13:25
Tác Giả: Elje Vannema
Lời mở đầu: HLTL xin lỗi vì đã khơi lại nỗi đau buồn của Quý vị. Bởi vì hiện nay csVN liên tiếp ra báo xảo trá về biến cố Tết Mậu Thân hòng tuyên truyền và chạy tội, nên chúng ta cần trưng ra sự thật đau lòng về Huế Mậu Thân 1968 để tuổi trẻ không có cái nhìn lệch lạc về sự kiện này.
HLTL - Bốn mươi bốn năm trước(1968-2012) vào ngày tết Mậu Thân truyền thống của dân tộc, trong khi 50% quân nhân QLVNCH về nhà đón xuân trong dịp đình chiến 3 ngày mà CS Bắc Việt đã đồng ý với VNCH, thì quân CS Bắc Việt và tay sai nằm vùng bất ngờ lật lọng vi phạm đình chiến, đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cõi miền Nam Việt Nam. Tại thành phố Huế, csVN đã tàn sát hơn 5000 đồng bào vô tội bằng cách đập đầu, bắn chết, đánh đập, và chôn sống tập thể. Bác Sĩ Elje Vannema là người đã có mặt ở Huế đã kể lại trong cuốn sách tài liệu The Vietcong Massacre at Hue (Việt cộng Thảm Sát ở Huế) phát hành năm 1976 ở New York. Bài viết được bổ túc bởi một số hình ảnh do Bác sĩ Vannema chụp và @Net.
Elje Vannema, The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976
Dịch bởi... (HLTL xin lỗi chưa biết tên người dịch một phần của quyển sách The Vietcong Massacre at Hue sau đây.)
Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam [Cộng Sản Việt Nam lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để trá hình] hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi....
Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết....
Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.
... những khúc thi hài đã rữa nát khám phá trong những mồ chôn tập thể 1968
Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm.
Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc. Dưới áp lực khủng bố gia tăng nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá. Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.
Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân. Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân. Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án. Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện. Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài. Danh sách bất tận.
Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài. Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng. Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh. Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội CSVN. Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của CSVN. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa. Bên trong nhà thờ đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi phía Nam, hướng Nam Giao. Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này). Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó “Ta đi mô đây”. Có tiếng phụ họa “Lên núi hay tới chỗ chết?”.
Bộ đội CSVN nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bỗng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. “Bắt gió cho ông ta” tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới.
Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. “Xin để tui đi, để tui ở lại đây”, ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. “Tui không đi xa hơn được nữa”.
“Ðứng dậy “.
Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.
Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô “Dừng lại “. Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác.... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân CSVN tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.
Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.
Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.
Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mãi tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra....
Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mãi tới trung tuần tháng 9/69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương.... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này....
Mồ Tập Thể
Mồ tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau, và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già, và phụ nữ.
...đang khai quật những mồ chôn tập thể
Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo CSVN sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi CSVN chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường. Những sinh viên khác của Gia Hội không theo CSVN cũng chịu chung số phận. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy Quân Lục Chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26/02/1968.
Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy [các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch], 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân CSVN, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô. Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22/2, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được các con nhận diện ngày 26/2. Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14/2. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16/3, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường.
Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 6/2, tìm thấy xác ngày 26/2. Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17/2 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26/2. Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 8/2. Vợ con van xin CSVN cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26/2, ở khuôn viên trường. Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống. Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ, và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của CSVN.
Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.
Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác. Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12/2 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác.
Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 6/2, tìm thấy xác ngày 26/2. Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66 tuổi, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 8/2, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ.
Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên CSVN nhưng bị giết vì muốn ở lại thành. Họ đều là dân Gia Hội. Bốn tháng sau, tháng 8/68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên.
...đám tang cho những mồ chôn tập thể
Tiết lộ về “mồ chôn tập thể” đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28/2/68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm “ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng”. Cũng theo phát ngôn viên, “các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn”. Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu CSVN không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm. Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của CSVN, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục. Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù.
Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ ông Miller và ông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 9/2. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.
Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10/3/68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ. Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14/3/68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khuỷu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhô ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.
Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối. Bên cạnh hầm
lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác. Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19/3/68, nhưng mãi cho tới tháng 6/69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn. Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6/69.
Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21/2. Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận.
Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân. Khi rút khỏi đống gạch vụn Tu viện ngày 25/2, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi, và một số tu sĩ linh mục, tập sinh, và người giúp việc. Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6/69, tổng cộng 203 xác được khai quật. Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoàn Xuân Tong, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06/2/68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19/3/68, chôn chung với năm người khác cùng làng. Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23/3/68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không. Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành quyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp. Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải dấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai.
Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27/3/68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.
Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 1/3 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó.
Xác ông Trần Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Trieu. Ông bị bắt ngày 20/2 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào.
Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Ton That Quyen, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 8/2/68. Gia đình tìm được xác ông ngày 5/5/68.
Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Tran Trieu Tuc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05/2/68. Xác tìm được ngày 17/3/68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân, và một cảnh sát.
Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Le Van Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 6/2. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10/3/68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên.
Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyen Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 2/2/68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 1/3, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con.
Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách Ðàn Nam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìm thấy dưới các đám cây và bụi rậm, gồm học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, quân nhân, và nhiều phụ nữ. 27 người thuộc làng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25/3/68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khuỷu, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng. Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết.
Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2.5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 2/4/68.
Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 1/4/68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới, trong đó có 15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện được.
Tới tháng 5/68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy. Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính.... Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá.
Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 1 tới tháng 8/69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mãi tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này....
Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục.... Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ, và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 2/68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha Đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8/11/69).
Các con cái yêu dấu:
Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ... (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý Chúa.
Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác, và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ.
Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời.
Chúc lành cho chúng con.
(Chữ ký Cha Ðồng)
Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 7/69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết.
Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 4/69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 7/69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu.... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà, và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu.
Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 9/69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10.
... 40 năm sau, 2008, vào ngày Tết người dân Huế âm thầm tưởng niệm thân nhân đã bị VC sát hại - hình ảnh Nghĩa trang Ba Tầng (nơi chôn cất 400 nạn nhân khe Đá Mài tại Huế năm Mậu thân) với hàng chữ “40 năm bị VC sát hại dã man”. Hình chụp sáng mồng một tết Nguyên đán Mậu Tý (có lẽ đã được một người can đảm viết trong đêm giao thừa). Công an đã đến hiện trường (nhưng không rõ đã xóa lời kết án đanh thép này chưa) - PV FNA từ Huế... và trong khi thì VC tổ chức “Mừng chiến thắng Mậu Thân dối trá”,người dân Huế đã viết lại những dòng này “40 NĂM BỊ VC SÁT HẠI DÃ MAN” trên tường thờ thân nhân.
Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui Việt cộng đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính CSVN và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phú Cam bị mất tích?
Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 4/68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này.
Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, cầu Nam Giao tới gần và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đường rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi này được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vãng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục CSVN. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình.... Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức, và quân nhân. Họ bị bắt đi, biệt tăm tin tức.
Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương, và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con....
Elje Vannema
The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976
Mậu Thân 1968: Những tội phạm dũng cảm
Posted by adminbasam on 04/02/2016
Der Spiegel
Dịch giả: Phan Ba
Der Spiegel số 7 năm 1968 (12/02/1968)
Trận tấn công bắt đầu từ trên nghĩa trang, vũ khí xuất hiện từ trong những ngôi mộ.
Một trận dịch kỳ bí dường như đang lây lan trong thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam trong những ngày cuối cùng của năm Mùi Phật giáo: đám tang đi xuyên qua thành phố lớn này nhiều hơn là bình thường, người Việt thương tiếc đặt mua quan tài nhiều hơn là bình thường.
Nhưng cái được cho là sự thương tiếc đó thì lại là lòng căm thù, trong các quan tài không có xác chết.
Khi Sài Gòn chào mừng năm Thân mới với pháo hoa trong đêm rạng sáng ngày thứ Ba tuần trước nữa, có những bóng người đầy bí mật mở mộ cũng như quan tài ra và lẻn đi với những gì ở trong đó: với súng máy được tra dầu tốt và đạn dược.
Cả chùa và nhà tư nhân cũng là kho vũ khí – như chùa Ấn Quang trong khu Chợ Lớn của người Hoa, như căn nhà số 266 trên đường Trần Quí Cáp, chỉ cách bản doanh của người lính Hoa Kỳ cao cấp nhất ở Việt Nam, tướng William C. Westmoreland, một vài khu phố.
Vũ khí vừa mới được phân chia ra thì cơn bão đỏ đã bắt đầu ở Việt Nam.
50.000 Việt Cộng (viết tắt của Việt Nam Cộng Sản) của Nam Việt Nam tấn công vào 30 trong số 44 tỉnh lỵ, chiếm cơ quan nhà nước và nhà máy, cố thủ trong khách sạn và sân sau.
Họ treo lá cờ đỏ-xanh của cuộc cách mạng họ lên Đại Nội của thành phố hoàng đế Huế cổ xưa, họ tấn công vào các thành phố đã được cho là tuyệt đối an toàn, và khiến cho Sài Gòn trở thành thành phố nguy hiểm nhất của đất nước bị chia cắt này. “Tôi tin rằng Hà Nội (đang bị Hoa Kỳ ném bom) còn an toàn hơn cả Sài Gòn trong tuần này”, một người Canada từ Ủy ban Kiểm soát Quốc tế cho Đông Dương nói.
Trong đêm đó, 19 người Việt Cộng đã bắn vỡ bức tường bảo vệ tòa nhà giống như một pháo đài của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Mãi sau sáu giờ chiến đấu, người Mỹ mới chiếm lại được khu đất đó. Việt Cộng trong những chiếc xe limousine Toyota của Nhật đã chạy đến trước Radio Saigon và chiếm lấy đài phát thanh này. Hỏa tiễn rơi xuống sân bay.
Không nơi nào là an toàn trước Việt Cộng. Họ bắt buộc tướng Mỹ Westmoreland phải tìm nơi nương náu trong một công sự không có cửa sổ. Họ đẩy đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker đến một chỗ ẩn nấp ở ngoại ô. Họ khiến cho Việt Nam cũng trở thành chiến trường cho 350.000 người lính trong số trên 500.000 lính Mỹ ở Việt Nam, những người mà cho tới nay đã sống ở hậu phương cách xa tiếng súng bắn.
Trong vòng một tuần duy nhất có 416 người lính Mỹ hy sinh – Hoa Kỳ chưa từng bao giờ bị tổn thất nhiều như vậy trong vòng bảy ngày. Trong “tuần lễ của những sự ngạc nhiên” này (thiếu tướng Mỹ Chaisson), dường như Việt Nam đã chìm vào trong máu và tro và nước Mỹ đã bị đẩy đến bờ vực của một chiến bại.
Tuy là Việt Cộng không thể đuổi nửa triệu lính Mỹ được trang bị tốt nhất ra khỏi đất liền của miền Viễn Ấn – và có lẽ họ cũng không chờ đợi việc này. Việc mà những người Cộng Sản Việt Nam dự tính nhiều hơn là giới chính khách Mỹ sẽ hoài nghi các tướng lĩnh quá lạc quan của nước Mỹ, và dân chúng Mỹ sẽ thúc giục tổng thống của họ chấm dứt cuộc phiêu lưu không có triển vọng ở Việt Nam.
Người Mỹ đã không chuẩn bị trước cho một cuộc tập kích ở cường độ này. Tuy là hai tuần trước cơn bão đỏ, Tướng William (“Westy”) Westmoreland đã thông báo trước cho các viên chỉ huy của ông ấy một “cuộc tổng tấn công lớn của Việt Cộng và người Bắc Việt trước, trong hay ngay sau Tết”; tuy là người đứng đầu Công giáo Nam Việt Nam Nguyen Gian Hien đã giải thích sau này rằng: “Các tướng lĩnh của chúng tôi biết rằng Việt Cộng sẽ tấn công Sài Gòn, người dân trên đường phố biết điều đó, tôi biết điều đó” – nhưng khi Thiếu tướng Frederick C. Weyand, sếp của lực lượng Hoa Kỳ trong mười một tỉnh quanh thủ đô, tập hợp lực lượng của ông ấy lại sau cuộc tấn công đầu tiên của Việt Cộng, ông ấy chỉ có được gần 300 lính. Những người khác – cũng như phần lớn người miền Nam Việt Nam – đang nghỉ phép năm mới.
Trong lúc đó, tướng lĩnh Mỹ ở Việt Nam đang nhìn trừng trừng lên phương Bắc, nơi những người anh em đỏ của Việt Cộng đang chuẩn bị cho trận đánh lớn: 40.000 người lính Bắc Việt trong những bộ quân phục màu xanh ô liu đe dọa căn cứ Khe Sanh của Hoa Kỳ với xe tăng Xô viết, hỏa tiễn, đại bác 152 milimét và súng phóng hỏa. Ở đó, họ muốn chuẩn bị trận Điện Biên Phủ của họ cho người Mỹ.
Nhưng trận đánh lớn vào Khe Sanh còn chưa đến. Việt Cộng đến thay vào đó. Từ nhiều tuần nay họ đã lẻn vào thủ đô từng hai người một hay ba người một – tổng cộng là 5000 người –, từ nhiều tuần nay họ đã chuẩn bị ở khắp nước cho cuộc tấn công của họ.
Bây giờ, trong điệu vũ và sự náo động của đêm Giao Thừa, họ tấn công. Họ ẩn núp trong những đống đổ nát và những công trình xây dựng còn thô sơ, chiếm cả nhiều khu trong thành phố – như khu phố người Hoa Chợ Lớn trong Sài Gòn – biến công sở và chùa thành nơi bắn cho xạ thủ của họ.
Việt Cộng tiến quân ở khắp nơi trong nước – nhưng tướng Hoa Kỳ Westmoreland đánh giá trận tấn công của họ là “một thất bại đắt giá” và còn khăng khăng thêm một lần nữa, rằng bây giờ “cuối cùng Việt Cộng cũng đã hết hơi”.
Người lính cao cấp nhất của Hoa Kỳ ở Việt Nam dường như không thể tưởng tượng được rằng những chiến binh chân đất trong rừng rậm với súng ống cá nhân lại có thể làm tê liệt cỗ máy quân sự mà nước Mỹ đã thiết lập ở Việt Nam trong vòng hai năm rưỡi vừa qua.
“Quân địch sẽ luôn luôn thất bại”, Lyndon B. Johnson cam đoan với người dân của ông, “vì người Mỹ chúng ta sẽ không bao giờ nhượng bộ.”
Và thật sự là quân địch đã mất hàng chục ngàn người trong những năm vừa qua, những nơi ẩn nấp của họ trong rừng rậm đã bị máy bay ném bom tám động cơ B-52 và máy bay tiêm kích Phantom nhanh gấp hai lần âm thanh tấn công không ngưng nghỉ, đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị cháy vì bom napalm. Người Mỹ đếm xác chết – thường hay đếm quá nhiều – và tin rằng cả đến một quân đội du kích cũng không thể nào chịu đựng được những tổn thất như vậy về lâu dài.
Nhưng tính cách Á châu và tinh thần cách mạng Cộng sản đã kết nối với nhau trong Việt Cộng trở thành một khối đồng nhất, không thể hiểu được đối với các quốc gia văn minh, và không thể làm cho suy yếu được đối với những đoàn máy bay ném bom.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bắc Việt, Tướng Giáp: “Mỗi phút có hàng trăm nghìn người chết ở khắp nơi trên thế giới. Sự sống hay cái chết của hàng trăm, hàng nghìn hay hàng chục nghìn người có ý nghĩa rất nhỏ bé trong thực tế – ngay cả khi đó là người dân của chúng tôi.”
Quân đội Đức đã phải tiến hành cuộc chiến tranh chống du kích của họ ở Nga với những thiếu thốn về quân lực, không có trực thăng và tàu đệm khí. Người Mỹ tin vào sức mạnh của vật chất. “Tính cơ động có nghĩa là gì?”, một cố vấn Hoa Kỳ hỏi năm 1963. “Tính cơ động có nghĩa là xe cộ và máy bay … Việt Cộng không có loại nào trong hai thứ đấy. Làm sao mà họ có thể cơ động được?”
Ngược lại, trong tuần trước nữa, một sĩ quan Hoa Kỳ đã thừa nhận ở Sài Gòn: “Tôi mong ước Charlie đứng về bên phía của chúng tôi.”
Charlie – người Mỹ gọi Việt Cộng như thế – không phải là những du kích quân bị cám dỗ bởi phiêu lưu mạo hiểm. Anh ta có kỷ luật, cuồng tín và quen chịu đựng; vì từ một thế hệ nay, anh ta sống với chiến tranh. Anh ta thuộc – ít nhất là trong nhiều đơn vị chiến đấu – vào trong số những người lính thiện chiến nhất thế giới.
Việt Cộng tiến hành cuộc nổi dậy chống chính phủ Sài Gòn của họ theo lý thuyết ba giai đoạn, thuyết mà bậc thầy du kích Mao Trạch Đông đã đưa ra cho cuộc chiến tranh du kích. Trong giai đoạn đầu, “rút lui phòng ngự”, họ tự giới hạn mình ở những cuộc đột kích và phá hoại, những cái “phải phá vỡ chí khí, tinh thần chiến đấu và năng lực quân sự của đối thủ” (Mao). Giai đoạn này bắt đầu năm 1956, hai năm sau khi người Pháp rút quân.
Các chiến binh Việt Cộng di chuyển trên những con đường mòn xuyên qua rừng rậm, trong thuyền trên sông, trong xe chở hoa và rau cải. Nhưng họ cũng đi – không bị nhận ra – cả bằng xe đò.
Lựu đạn của họ nổ tung trong những quán cà phê ở thủ đô cũng như trên những cánh đồng ruộng lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Quân lính chính phủ rơi vào trong những hầm bẫy được bố trí một cách khéo léo, bước vào trong những bẫy mìn và bãi mìn, bị bắn bằng tên tẩm thuốc độc, bị bắt trong những cái bẫy gấu hay bị súng tự động bắn chết.
Việt Cộng trở thành quyền lực tạo trật tự trong một đất nước hỗn loạn. Họ có thể di chuyển trong người dân như “cá trong nước” (Mao). Họ thành lập tổ chức chính trị của họ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng (MTDTGP). Giai đoạn du kích của Mao đã có thể bắt đầu.
Trong thời gian này, được Mao gọi là “chiến đấu thận trọng”, lực lượng của Việt Cộng đã thành công trong việc khiến cho đối phương luôn phải lo lắng, khiến cho họ mệt mỏi và “hao mòn cho tới chết vì kiệt sức”, như Mao đã đưa ra.
Cuối năm 1964, hầu như không còn một đội tuần tra nào của chính phủ dám bước ra đồng quê về đêm; ngoại trừ các thành phố, Nam Việt Nam bị Việt Cộng kiểm soát. Thời điểm cho giai đoạn thứ ba của Mao – tấn công với lực lượng quân đội chính quy – dường như không còn xa nữa. Vì thế mà bây giờ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến lược của Việt Cộng cũng là người đã từng chiến thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ: Tướng Võ Nguyên Giáp của Hà Nội, ngày nay 56 tuổi.
Cuồng tín cũng như thông minh, Giáp, người đã bị người Pháp bắt giam ngay ở tuổi 18 vì hoạt động bí mật cho Cộng Sản, từ năm 1941 là một trong những người thân cận nhất của Chủ tịch nước Bắc Việt Nam ngày nay, Hồ Chí Minh. Ông hâm mộ mãnh liệt Napoleon (ông có thể phác họa ra từ trí nhớ tất cả các trận đánh của Napoleon), ông căm thù mãnh liệt tất cả các kẻ thực dân đang cầm quyền, họ có đến từ Pháp, Trung Quốc hay Mỹ cũng vậy. Giáp: “Hãy tiêu diệt kẻ thù của các anh! Hãy tiêu diệt các cường quốc thực dân!”
Tờ “Economist” ở London cho ông là một “trong những nhà chiến thuật quan trọng nhất thời chúng ta, có thể so sánh với một thiên tài chiến thuật khác, con cáo già sa mạc Erwin Rommel”. Qua mối liên kết với Bắc Việt Nam, Giáp đã mang lại cho Việt Cộng một cột trụ về tổ chức.
Cho tới năm 1964, lực lượng của Việt Cộng chỉ tuyển mộ từ những người tình nguyện. Trong khi Sài Gòn nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ mà có thể trả 108 Mark cho một người lính được tuyển mộ của họ thì Giáp chỉ có thể trả cho du kích của ông ấy 1,50 cho tới 2 Mark trong một tháng. Nhưng có những danh hiệu tuyên thưởng như “Dũng sĩ quyết thắng” hay “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Tuy vậy một người Việt Cộng chỉ được nhận “Huân chương Giải phóng” khi có sự đồng ý của các chiến hữu.
Người Việt tìm đến đông tới mức tuy là đã trả lương ít ỏi nhưng Giáp còn đưa ra những đòi hỏi về chất lượng cho những người lính của ông ấy nữa: họ phải cao ít nhất là 1,47 mét.
Đầu năm 1965, chính phủ được nước Mỹ hỗ trợ ở Sài Gòn sắp chấm dứt. Thương lượng với Việt Cộng dường như là lối thoát cuối cùng. Lúc đó, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson cuối cùng đã biến cuộc nội chiến Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh của Mỹ: khi năm Thìn của Phật giáo kết thúc, trên 180.000 lính Mỹ đã đóng quân ở giữa vĩ tuyến 17 và đồng bằng sông Cửu Long.
Căn cứ Mỹ hình thành ở khắp nơi trong Nam Việt Nam. Với sức mạnh – lúc đầu còn kìm hãm – của cỗ máy quân sự Mỹ khổng lồ, du kích quân của Giáp phải bị đập tan.
Những gì mà người Pháp có trang bị yếu kém đã không thành công trong thời gian hơn tám năm thì những người lính Mỹ phải thành công trong một vài tháng. Vì họ mang thiết bị và niềm tự tin đến cùng. Họ không biết đến vị đắng của chiến bại.
Bị lóa mắt bởi niềm tin vào tính bất bại của Mỹ, tờ “Time” reo mừng trong tháng 10 năm 1965: “Chỉ mới vừa cách đây có ba tháng thôi, khi những người đàn ông nhỏ con mang lại cái chết trong bộ quần áo ngủ màu đen còn đi ngang dọc tùy thích qua Nam Việt Nam, cướp bóc, đốt phá, giết người … Đất nước này đã đứng ngay trước sự sụp đổ.”
“Ngày nay Nam Việt Nam đầy tràn sự kiêu hãnh và sức mạnh … Vì hỏa lực ghê gớm của người Mỹ đã làm rún động sức mạnh của Cộng Sản nên những kẻ đi săn dũng cảm như thế của ngày trước bây giờ đã trở thành những người nhút nhát bị săn lùng.”
Tổng thống Johnson hứa với người dân của ông: “Nước Mỹ chiến thắng các cuộc chiến tranh đã bước vào. Không có nghi ngờ gì về việc này cả.” Và vào lúc ban đầu, dường như ông ấy đã nói đúng.
Với cả một đoàn máy bay trực thăng, người Mỹ đẩy lùi quân đội của Giáp, lực lượng mà vào cuối 1965 đã bước lên bậc thứ ba của chiến tranh du kích và chuyển sang đánh trận công khai tại Plei Me: trên 1500 người lính của Giáp đã tử trận. Vị tướng của họ lui về bậc thứ hai.
Người Việt Nam, bẩm sinh sợ đêm tối, học được rằng màn đên chính là người bạn của họ: người da trắng không thể nhìn thấy gì, máy bay của họ không cất cánh.
Dưới lòng đất, Việt Cộng đào một hệ thống đường hầm rộng khắp. Họ may ba lô của họ từ những bao đựng bột mì đã lấy trộm của Mỹ, những cái thường còn mang hàng chữ “Một món quà của nhân dân Mỹ.”
Họ làm những chiếc võng nylon của họ từ dù chiến lợi phẩm. Họ đeo ở dây thắt lưng của họ một bình nước, một bịt gạo và một vài quả lựu đạn, lựu đạn mà các nhà máy bí mật ở trong rừng sản xuất có cho đến 5000 quả mỗi tháng trong mỗi một nhà máy.
Việt Cộng còn biết trước cả các kế hoạch của địch thủ: mạng lưới điện thoại quân đội Mỹ “Tiger” được điều hành bởi các nữ nhân viên điện thoại người Việt.
“Khi người Mỹ tiến vào”, Nguyễn Hữu Thọ nói, sếp của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, “khi họ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh với người của họ thì người của chúng tôi đứng ở nơi mà chúng tôi muốn. Chúng tôi chiếm giữ tất cả các điểm chiến lược quan trọng, và họ không còn cách nào khác hơn là tiến hành cuộc chiến theo các điều kiện của chúng tôi.”
Những người lính Mỹ có thống trị các thành phố và căn cứ đi chăng nữa, vùng đồng bằng với khoảng 10 triệu người nông dân vẫn nằm trong tay của Việt Cộng. Người Mỹ đã không thành công trong việc làm giảm thiểu con số của
Thế nhưng cuộc chiến khủng khiếp ở châu Á đã làm tiêu tan những thành công của người Mỹ. Trong cơn mưa bom của những chiếc máy bay Mỹ, trong hỏa lực của đại bác và hỏa tiễn Mỹ, hàng chục ngàn người đã ngã xuống – nhưng không chỉ quân du kích. Với mỗi một quả bom rơi trúng một ngôi làng, với mỗi một thường dân tử thương, sự ngờ vực, sự căm phẫn của người dân Nam Việt Nam lại tăng lên.
Vì thế mà khi những người đồng minh bảo vệ Sài Gòn và Huế yêu cầu ném bom xuống một vài khu phố trong tuần trước nữa, thì người Mỹ cũng không thực hiện những phi vụ đó. Từ nỗi lo sợ, giết chết người dân thường nhiều hơn nữa, họ dứt khoát yêu cầu phi công Nam Việt Nam hãy ném bom xuống các thành phố Nam Việt Nam.
Nhưng ở những nơi mà Việt Cộng về phần mình tiến hành khủng bố thì sự khủng bố đó lại có tác động tâm lý chống Mỹ: cho tới chừng nào mà những con người xa lạ đó còn ở trong đất nước này thì không có hòa bình – người Việt Nam hẳn cho rằng là như thế. Việt Cộng thu nhận được tân binh trong thành thị và ở nông thôn.
Theo thông tin của Thiếu tướng Sidle từ bộ tham mưu của Westmoreland, trong tháng 11 năm 1967 có tổng cộng tròn 248.000 người chiến đấu cho Việt Cộng:
Đồng thời, du kích quân của Giáp khai thác những nguồn thu nhập mới: những khách sạn, quán rượu mà muốn Việt Cộng dung tha phải trả tiền “an ninh” hàng tháng. Và khi nhiều cô gái Việt chiều chuộng những anh chàng lính Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh, Việt Cộng cũng cùng thâu tiền.
Nông nghiệp trong những vùng do Việt Cộng kiểm soát bị thâu thuế có hiệu quả nhất. Từ 15 đến 40 Mark một hecta, thêm vào đó, khi bán người nông dân phải đưa từ hai đến bốn phần trăm tiền thuế cho những người thâu tiền của Việt Cộng. Nếu một thành viên gia đình chiến đấu cho Việt Cộng thì tiền thuế ít hơn. Cho mỗi một người con trai trong quân đội Sài Gòn, tiền thuế sẽ tăng lên để trừng phạt.
Việt Cộng luôn xuất hiện ở nơi không có người Mỹ, họ bắt buộc Tướng Westmoreland luôn luôn phải di chuyển lực lượng của mình – trung thành với học thuyết của Mao, rằng phải làm cho địch thủ kiệt quệ trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh du kích.
Nguồn: Phần 1 — Phần 2
xem thêm hinh ảnh…
http://hoiaihuunguoivietmientrungtncsac.blogspot.de/
Dịch giả: Phan Ba
Der Spiegel số 7 năm 1968 (12/02/1968)
Trận tấn công bắt đầu từ trên nghĩa trang, vũ khí xuất hiện từ trong những ngôi mộ.
Một trận dịch kỳ bí dường như đang lây lan trong thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam trong những ngày cuối cùng của năm Mùi Phật giáo: đám tang đi xuyên qua thành phố lớn này nhiều hơn là bình thường, người Việt thương tiếc đặt mua quan tài nhiều hơn là bình thường.
Nhưng cái được cho là sự thương tiếc đó thì lại là lòng căm thù, trong các quan tài không có xác chết.
Khi Sài Gòn chào mừng năm Thân mới với pháo hoa trong đêm rạng sáng ngày thứ Ba tuần trước nữa, có những bóng người đầy bí mật mở mộ cũng như quan tài ra và lẻn đi với những gì ở trong đó: với súng máy được tra dầu tốt và đạn dược.
Cả chùa và nhà tư nhân cũng là kho vũ khí – như chùa Ấn Quang trong khu Chợ Lớn của người Hoa, như căn nhà số 266 trên đường Trần Quí Cáp, chỉ cách bản doanh của người lính Hoa Kỳ cao cấp nhất ở Việt Nam, tướng William C. Westmoreland, một vài khu phố.
Vũ khí vừa mới được phân chia ra thì cơn bão đỏ đã bắt đầu ở Việt Nam.
50.000 Việt Cộng (viết tắt của Việt Nam Cộng Sản) của Nam Việt Nam tấn công vào 30 trong số 44 tỉnh lỵ, chiếm cơ quan nhà nước và nhà máy, cố thủ trong khách sạn và sân sau.
Họ treo lá cờ đỏ-xanh của cuộc cách mạng họ lên Đại Nội của thành phố hoàng đế Huế cổ xưa, họ tấn công vào các thành phố đã được cho là tuyệt đối an toàn, và khiến cho Sài Gòn trở thành thành phố nguy hiểm nhất của đất nước bị chia cắt này. “Tôi tin rằng Hà Nội (đang bị Hoa Kỳ ném bom) còn an toàn hơn cả Sài Gòn trong tuần này”, một người Canada từ Ủy ban Kiểm soát Quốc tế cho Đông Dương nói.
Trong đêm đó, 19 người Việt Cộng đã bắn vỡ bức tường bảo vệ tòa nhà giống như một pháo đài của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Mãi sau sáu giờ chiến đấu, người Mỹ mới chiếm lại được khu đất đó. Việt Cộng trong những chiếc xe limousine Toyota của Nhật đã chạy đến trước Radio Saigon và chiếm lấy đài phát thanh này. Hỏa tiễn rơi xuống sân bay.
Không nơi nào là an toàn trước Việt Cộng. Họ bắt buộc tướng Mỹ Westmoreland phải tìm nơi nương náu trong một công sự không có cửa sổ. Họ đẩy đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker đến một chỗ ẩn nấp ở ngoại ô. Họ khiến cho Việt Nam cũng trở thành chiến trường cho 350.000 người lính trong số trên 500.000 lính Mỹ ở Việt Nam, những người mà cho tới nay đã sống ở hậu phương cách xa tiếng súng bắn.
Trong vòng một tuần duy nhất có 416 người lính Mỹ hy sinh – Hoa Kỳ chưa từng bao giờ bị tổn thất nhiều như vậy trong vòng bảy ngày. Trong “tuần lễ của những sự ngạc nhiên” này (thiếu tướng Mỹ Chaisson), dường như Việt Nam đã chìm vào trong máu và tro và nước Mỹ đã bị đẩy đến bờ vực của một chiến bại.
Tuy là Việt Cộng không thể đuổi nửa triệu lính Mỹ được trang bị tốt nhất ra khỏi đất liền của miền Viễn Ấn – và có lẽ họ cũng không chờ đợi việc này. Việc mà những người Cộng Sản Việt Nam dự tính nhiều hơn là giới chính khách Mỹ sẽ hoài nghi các tướng lĩnh quá lạc quan của nước Mỹ, và dân chúng Mỹ sẽ thúc giục tổng thống của họ chấm dứt cuộc phiêu lưu không có triển vọng ở Việt Nam.
Người Mỹ đã không chuẩn bị trước cho một cuộc tập kích ở cường độ này. Tuy là hai tuần trước cơn bão đỏ, Tướng William (“Westy”) Westmoreland đã thông báo trước cho các viên chỉ huy của ông ấy một “cuộc tổng tấn công lớn của Việt Cộng và người Bắc Việt trước, trong hay ngay sau Tết”; tuy là người đứng đầu Công giáo Nam Việt Nam Nguyen Gian Hien đã giải thích sau này rằng: “Các tướng lĩnh của chúng tôi biết rằng Việt Cộng sẽ tấn công Sài Gòn, người dân trên đường phố biết điều đó, tôi biết điều đó” – nhưng khi Thiếu tướng Frederick C. Weyand, sếp của lực lượng Hoa Kỳ trong mười một tỉnh quanh thủ đô, tập hợp lực lượng của ông ấy lại sau cuộc tấn công đầu tiên của Việt Cộng, ông ấy chỉ có được gần 300 lính. Những người khác – cũng như phần lớn người miền Nam Việt Nam – đang nghỉ phép năm mới.
Trong lúc đó, tướng lĩnh Mỹ ở Việt Nam đang nhìn trừng trừng lên phương Bắc, nơi những người anh em đỏ của Việt Cộng đang chuẩn bị cho trận đánh lớn: 40.000 người lính Bắc Việt trong những bộ quân phục màu xanh ô liu đe dọa căn cứ Khe Sanh của Hoa Kỳ với xe tăng Xô viết, hỏa tiễn, đại bác 152 milimét và súng phóng hỏa. Ở đó, họ muốn chuẩn bị trận Điện Biên Phủ của họ cho người Mỹ.
Nhưng trận đánh lớn vào Khe Sanh còn chưa đến. Việt Cộng đến thay vào đó. Từ nhiều tuần nay họ đã lẻn vào thủ đô từng hai người một hay ba người một – tổng cộng là 5000 người –, từ nhiều tuần nay họ đã chuẩn bị ở khắp nước cho cuộc tấn công của họ.
Bây giờ, trong điệu vũ và sự náo động của đêm Giao Thừa, họ tấn công. Họ ẩn núp trong những đống đổ nát và những công trình xây dựng còn thô sơ, chiếm cả nhiều khu trong thành phố – như khu phố người Hoa Chợ Lớn trong Sài Gòn – biến công sở và chùa thành nơi bắn cho xạ thủ của họ.
Một
người lính của QLVNCH đang nhắm bắn các vị trí của Việt Cộng ở Chợ Lớn
trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Ảnh: The Vietnam Center and Archive
Ở Đà Lạt, họ tấn công một vị trí đóng
quân của quân cảnh Mỹ và chiếm nội thành. Ở Pleiku họ còn tiếp nhận cả
chính quyền tỉnh: trong khi viên tỉnh trưởng đang thị sát các công sự
bảo vệ chống Việt Cộng thì đối thủ của ông ấy, tỉnh trưởng trong bóng
tối của Việt Cộng, đã chiếm lấy tòa nhà của chính quyền.Việt Cộng tiến quân ở khắp nơi trong nước – nhưng tướng Hoa Kỳ Westmoreland đánh giá trận tấn công của họ là “một thất bại đắt giá” và còn khăng khăng thêm một lần nữa, rằng bây giờ “cuối cùng Việt Cộng cũng đã hết hơi”.
Người lính cao cấp nhất của Hoa Kỳ ở Việt Nam dường như không thể tưởng tượng được rằng những chiến binh chân đất trong rừng rậm với súng ống cá nhân lại có thể làm tê liệt cỗ máy quân sự mà nước Mỹ đã thiết lập ở Việt Nam trong vòng hai năm rưỡi vừa qua.
“Quân địch sẽ luôn luôn thất bại”, Lyndon B. Johnson cam đoan với người dân của ông, “vì người Mỹ chúng ta sẽ không bao giờ nhượng bộ.”
Và thật sự là quân địch đã mất hàng chục ngàn người trong những năm vừa qua, những nơi ẩn nấp của họ trong rừng rậm đã bị máy bay ném bom tám động cơ B-52 và máy bay tiêm kích Phantom nhanh gấp hai lần âm thanh tấn công không ngưng nghỉ, đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị cháy vì bom napalm. Người Mỹ đếm xác chết – thường hay đếm quá nhiều – và tin rằng cả đến một quân đội du kích cũng không thể nào chịu đựng được những tổn thất như vậy về lâu dài.
Nhưng tính cách Á châu và tinh thần cách mạng Cộng sản đã kết nối với nhau trong Việt Cộng trở thành một khối đồng nhất, không thể hiểu được đối với các quốc gia văn minh, và không thể làm cho suy yếu được đối với những đoàn máy bay ném bom.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bắc Việt, Tướng Giáp: “Mỗi phút có hàng trăm nghìn người chết ở khắp nơi trên thế giới. Sự sống hay cái chết của hàng trăm, hàng nghìn hay hàng chục nghìn người có ý nghĩa rất nhỏ bé trong thực tế – ngay cả khi đó là người dân của chúng tôi.”
Quân đội Đức đã phải tiến hành cuộc chiến tranh chống du kích của họ ở Nga với những thiếu thốn về quân lực, không có trực thăng và tàu đệm khí. Người Mỹ tin vào sức mạnh của vật chất. “Tính cơ động có nghĩa là gì?”, một cố vấn Hoa Kỳ hỏi năm 1963. “Tính cơ động có nghĩa là xe cộ và máy bay … Việt Cộng không có loại nào trong hai thứ đấy. Làm sao mà họ có thể cơ động được?”
Ngược lại, trong tuần trước nữa, một sĩ quan Hoa Kỳ đã thừa nhận ở Sài Gòn: “Tôi mong ước Charlie đứng về bên phía của chúng tôi.”
Charlie – người Mỹ gọi Việt Cộng như thế – không phải là những du kích quân bị cám dỗ bởi phiêu lưu mạo hiểm. Anh ta có kỷ luật, cuồng tín và quen chịu đựng; vì từ một thế hệ nay, anh ta sống với chiến tranh. Anh ta thuộc – ít nhất là trong nhiều đơn vị chiến đấu – vào trong số những người lính thiện chiến nhất thế giới.
Việt Cộng tiến hành cuộc nổi dậy chống chính phủ Sài Gòn của họ theo lý thuyết ba giai đoạn, thuyết mà bậc thầy du kích Mao Trạch Đông đã đưa ra cho cuộc chiến tranh du kích. Trong giai đoạn đầu, “rút lui phòng ngự”, họ tự giới hạn mình ở những cuộc đột kích và phá hoại, những cái “phải phá vỡ chí khí, tinh thần chiến đấu và năng lực quân sự của đối thủ” (Mao). Giai đoạn này bắt đầu năm 1956, hai năm sau khi người Pháp rút quân.
Các chiến binh Việt Cộng di chuyển trên những con đường mòn xuyên qua rừng rậm, trong thuyền trên sông, trong xe chở hoa và rau cải. Nhưng họ cũng đi – không bị nhận ra – cả bằng xe đò.
Lựu đạn của họ nổ tung trong những quán cà phê ở thủ đô cũng như trên những cánh đồng ruộng lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Quân lính chính phủ rơi vào trong những hầm bẫy được bố trí một cách khéo léo, bước vào trong những bẫy mìn và bãi mìn, bị bắn bằng tên tẩm thuốc độc, bị bắt trong những cái bẫy gấu hay bị súng tự động bắn chết.
Bom nổ trước Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng 3 năm 1965. 22 người chết, 183 người bị thương. Ảnh: AP/Horst Faas
Để tiêu diệt quyền lực của chính phủ Sài
Gòn, Việt Cộng đã giết chết 13.000 người già nhất làng và nhân viên
nhà nước trong 15.000 ngôi làng, họ hành quyết thầy giáo nhiều tới mức
trong khoảng thời gian từ 1959 tới 1961 chính phủ đã phải đóng cửa tổng
cộng là 636 trường học. Thay vào chỗ của những người đã bị giết chết là
những người mà Việt Cộng tin tưởng. Nông dân nhận được ruộng đất của địa
chủ và bắt đầu tin tưởng hay tuân theo.Việt Cộng trở thành quyền lực tạo trật tự trong một đất nước hỗn loạn. Họ có thể di chuyển trong người dân như “cá trong nước” (Mao). Họ thành lập tổ chức chính trị của họ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng (MTDTGP). Giai đoạn du kích của Mao đã có thể bắt đầu.
Trong thời gian này, được Mao gọi là “chiến đấu thận trọng”, lực lượng của Việt Cộng đã thành công trong việc khiến cho đối phương luôn phải lo lắng, khiến cho họ mệt mỏi và “hao mòn cho tới chết vì kiệt sức”, như Mao đã đưa ra.
Cuối năm 1964, hầu như không còn một đội tuần tra nào của chính phủ dám bước ra đồng quê về đêm; ngoại trừ các thành phố, Nam Việt Nam bị Việt Cộng kiểm soát. Thời điểm cho giai đoạn thứ ba của Mao – tấn công với lực lượng quân đội chính quy – dường như không còn xa nữa. Vì thế mà bây giờ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến lược của Việt Cộng cũng là người đã từng chiến thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ: Tướng Võ Nguyên Giáp của Hà Nội, ngày nay 56 tuổi.
Cuồng tín cũng như thông minh, Giáp, người đã bị người Pháp bắt giam ngay ở tuổi 18 vì hoạt động bí mật cho Cộng Sản, từ năm 1941 là một trong những người thân cận nhất của Chủ tịch nước Bắc Việt Nam ngày nay, Hồ Chí Minh. Ông hâm mộ mãnh liệt Napoleon (ông có thể phác họa ra từ trí nhớ tất cả các trận đánh của Napoleon), ông căm thù mãnh liệt tất cả các kẻ thực dân đang cầm quyền, họ có đến từ Pháp, Trung Quốc hay Mỹ cũng vậy. Giáp: “Hãy tiêu diệt kẻ thù của các anh! Hãy tiêu diệt các cường quốc thực dân!”
Tờ “Economist” ở London cho ông là một “trong những nhà chiến thuật quan trọng nhất thời chúng ta, có thể so sánh với một thiên tài chiến thuật khác, con cáo già sa mạc Erwin Rommel”. Qua mối liên kết với Bắc Việt Nam, Giáp đã mang lại cho Việt Cộng một cột trụ về tổ chức.
Cho tới năm 1964, lực lượng của Việt Cộng chỉ tuyển mộ từ những người tình nguyện. Trong khi Sài Gòn nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ mà có thể trả 108 Mark cho một người lính được tuyển mộ của họ thì Giáp chỉ có thể trả cho du kích của ông ấy 1,50 cho tới 2 Mark trong một tháng. Nhưng có những danh hiệu tuyên thưởng như “Dũng sĩ quyết thắng” hay “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Tuy vậy một người Việt Cộng chỉ được nhận “Huân chương Giải phóng” khi có sự đồng ý của các chiến hữu.
Người Việt tìm đến đông tới mức tuy là đã trả lương ít ỏi nhưng Giáp còn đưa ra những đòi hỏi về chất lượng cho những người lính của ông ấy nữa: họ phải cao ít nhất là 1,47 mét.
Đầu năm 1965, chính phủ được nước Mỹ hỗ trợ ở Sài Gòn sắp chấm dứt. Thương lượng với Việt Cộng dường như là lối thoát cuối cùng. Lúc đó, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson cuối cùng đã biến cuộc nội chiến Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh của Mỹ: khi năm Thìn của Phật giáo kết thúc, trên 180.000 lính Mỹ đã đóng quân ở giữa vĩ tuyến 17 và đồng bằng sông Cửu Long.
Căn cứ Mỹ hình thành ở khắp nơi trong Nam Việt Nam. Với sức mạnh – lúc đầu còn kìm hãm – của cỗ máy quân sự Mỹ khổng lồ, du kích quân của Giáp phải bị đập tan.
Những gì mà người Pháp có trang bị yếu kém đã không thành công trong thời gian hơn tám năm thì những người lính Mỹ phải thành công trong một vài tháng. Vì họ mang thiết bị và niềm tự tin đến cùng. Họ không biết đến vị đắng của chiến bại.
Bị lóa mắt bởi niềm tin vào tính bất bại của Mỹ, tờ “Time” reo mừng trong tháng 10 năm 1965: “Chỉ mới vừa cách đây có ba tháng thôi, khi những người đàn ông nhỏ con mang lại cái chết trong bộ quần áo ngủ màu đen còn đi ngang dọc tùy thích qua Nam Việt Nam, cướp bóc, đốt phá, giết người … Đất nước này đã đứng ngay trước sự sụp đổ.”
“Ngày nay Nam Việt Nam đầy tràn sự kiêu hãnh và sức mạnh … Vì hỏa lực ghê gớm của người Mỹ đã làm rún động sức mạnh của Cộng Sản nên những kẻ đi săn dũng cảm như thế của ngày trước bây giờ đã trở thành những người nhút nhát bị săn lùng.”
Tổng thống Johnson hứa với người dân của ông: “Nước Mỹ chiến thắng các cuộc chiến tranh đã bước vào. Không có nghi ngờ gì về việc này cả.” Và vào lúc ban đầu, dường như ông ấy đã nói đúng.
Với cả một đoàn máy bay trực thăng, người Mỹ đẩy lùi quân đội của Giáp, lực lượng mà vào cuối 1965 đã bước lên bậc thứ ba của chiến tranh du kích và chuyển sang đánh trận công khai tại Plei Me: trên 1500 người lính của Giáp đã tử trận. Vị tướng của họ lui về bậc thứ hai.
Người Việt Nam, bẩm sinh sợ đêm tối, học được rằng màn đên chính là người bạn của họ: người da trắng không thể nhìn thấy gì, máy bay của họ không cất cánh.
Dưới lòng đất, Việt Cộng đào một hệ thống đường hầm rộng khắp. Họ may ba lô của họ từ những bao đựng bột mì đã lấy trộm của Mỹ, những cái thường còn mang hàng chữ “Một món quà của nhân dân Mỹ.”
Họ làm những chiếc võng nylon của họ từ dù chiến lợi phẩm. Họ đeo ở dây thắt lưng của họ một bình nước, một bịt gạo và một vài quả lựu đạn, lựu đạn mà các nhà máy bí mật ở trong rừng sản xuất có cho đến 5000 quả mỗi tháng trong mỗi một nhà máy.
Việt Cộng còn biết trước cả các kế hoạch của địch thủ: mạng lưới điện thoại quân đội Mỹ “Tiger” được điều hành bởi các nữ nhân viên điện thoại người Việt.
“Khi người Mỹ tiến vào”, Nguyễn Hữu Thọ nói, sếp của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, “khi họ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh với người của họ thì người của chúng tôi đứng ở nơi mà chúng tôi muốn. Chúng tôi chiếm giữ tất cả các điểm chiến lược quan trọng, và họ không còn cách nào khác hơn là tiến hành cuộc chiến theo các điều kiện của chúng tôi.”
Những người lính Mỹ có thống trị các thành phố và căn cứ đi chăng nữa, vùng đồng bằng với khoảng 10 triệu người nông dân vẫn nằm trong tay của Việt Cộng. Người Mỹ đã không thành công trong việc làm giảm thiểu con số của
- những ngôi làng do Việt Cộng thống trị
- những người lính được Việt Cộng tuyển mộ ở bên ngoài vùng ảnh hưởng của họ
- người Việt bị Việt Cộng giết chết.
Thế nhưng cuộc chiến khủng khiếp ở châu Á đã làm tiêu tan những thành công của người Mỹ. Trong cơn mưa bom của những chiếc máy bay Mỹ, trong hỏa lực của đại bác và hỏa tiễn Mỹ, hàng chục ngàn người đã ngã xuống – nhưng không chỉ quân du kích. Với mỗi một quả bom rơi trúng một ngôi làng, với mỗi một thường dân tử thương, sự ngờ vực, sự căm phẫn của người dân Nam Việt Nam lại tăng lên.
Vì thế mà khi những người đồng minh bảo vệ Sài Gòn và Huế yêu cầu ném bom xuống một vài khu phố trong tuần trước nữa, thì người Mỹ cũng không thực hiện những phi vụ đó. Từ nỗi lo sợ, giết chết người dân thường nhiều hơn nữa, họ dứt khoát yêu cầu phi công Nam Việt Nam hãy ném bom xuống các thành phố Nam Việt Nam.
Nhưng ở những nơi mà Việt Cộng về phần mình tiến hành khủng bố thì sự khủng bố đó lại có tác động tâm lý chống Mỹ: cho tới chừng nào mà những con người xa lạ đó còn ở trong đất nước này thì không có hòa bình – người Việt Nam hẳn cho rằng là như thế. Việt Cộng thu nhận được tân binh trong thành thị và ở nông thôn.
Theo thông tin của Thiếu tướng Sidle từ bộ tham mưu của Westmoreland, trong tháng 11 năm 1967 có tổng cộng tròn 248.000 người chiến đấu cho Việt Cộng:
- 118.000 người trong các đơn vị chính quy
- 90.000 người trong du kích quân tuy ở địa phương nhưng hoạt động chiến đấu
- 40.000 người trong hành chính và cung cấp
- 85.000 cán bộ, trưởng làng và nhân viên thâu thuế cũng như
- 50.000 dân quân, những người không tiến hành các chiến dịch mà chỉ bảo vệ làng của họ.
Đồng thời, du kích quân của Giáp khai thác những nguồn thu nhập mới: những khách sạn, quán rượu mà muốn Việt Cộng dung tha phải trả tiền “an ninh” hàng tháng. Và khi nhiều cô gái Việt chiều chuộng những anh chàng lính Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh, Việt Cộng cũng cùng thâu tiền.
Nông nghiệp trong những vùng do Việt Cộng kiểm soát bị thâu thuế có hiệu quả nhất. Từ 15 đến 40 Mark một hecta, thêm vào đó, khi bán người nông dân phải đưa từ hai đến bốn phần trăm tiền thuế cho những người thâu tiền của Việt Cộng. Nếu một thành viên gia đình chiến đấu cho Việt Cộng thì tiền thuế ít hơn. Cho mỗi một người con trai trong quân đội Sài Gòn, tiền thuế sẽ tăng lên để trừng phạt.
Việt Cộng luôn xuất hiện ở nơi không có người Mỹ, họ bắt buộc Tướng Westmoreland luôn luôn phải di chuyển lực lượng của mình – trung thành với học thuyết của Mao, rằng phải làm cho địch thủ kiệt quệ trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh du kích.
Nguồn: Phần 1 — Phần 2
xem thêm hinh ảnh…
Một số hình ảnh tội ác do csVN gây ra tại HUẾ năm 1968 - TẾT MẬU THÂN
http://hoiaihuunguoivietmientrungtncsac.blogspot.de/
Vui Xuân Bính Thân, xót xa “Tết Mậu Thân”
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao)
- Có lẽ trong chúng ta ai cũng còn nghĩ ngợi trong nỗi xót xa vì sao
Việt Cộng (VC) lại lạnh lùng sát hại đồng bào tàn nhẫn tại thành phố Huế
vào “Tết Mậu Thân” năm 1968. Vậy người viết xin ghi lại một số chi tiết
về “Tết Mậu Thân” đầy nghiệt ngã và bi thương để ngày xuân chúng ta
thắp nén hương cầu những người quá cố sớm về Thiên đường hay cõi Phật.
I- Thời gian và các địa điểm VC đã tấn công vào ngày “Tết Mậu Thân”:
- Vào lúc 2 giờ 33 phút đêm 29 rạng ngày là Mùng Một âm lịch, Tết Mậu
Thân (tháng Chạp thiếu) đến sáng là thứ Hai, ngày 29-1-1968 dương lịch,
các lực lượng vũ trang của cộng sản, gồm có: Bộ binh, đặc công... đã
pháo kích rồi tấn công vào các nơi trọng yếu của Việt Nam Cộng hòa
(VNCH) và Hoa Kỳ ở các thành phố và tỉnh lỵ: Huế, Sân bay Đà Nẵng, sân
bay Non Nước, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH ở Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang,
Đắc Lắc, Pleiku, Qui Nhơn...
- Cũng đêm 29 rạng ngày mồng Một âm lịch, Tết Mậu Thân, đến sáng là thứ
Hai, ngày 29-1-1968 dương lịch, quân cộng sản pháo kích và dùng đặc công
cùng bộ binh tấn công các nơi trọng yếu của VNCH và Hoa Kỳ ở các thành
phố và tỉnh lỵ: Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sài Gòn,
Chợ Lớn, Gia Định, Phong Dinh, Vĩnh Long, Cần Thơ...
- Đêm mùng Một rạng ngày Mùng Hai âm lịch, Tết Mậu Thân, đến sáng là thứ
Ba, ngày 30-1-1968 dương lịch, Cộng quân tấn công vào các thành phố và
tỉnh lỵ: Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Bình
Dương, Biên Hoà, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên, Tuy Hoà tỉnh Phú Yên.
Riêng tại thành phố Huế là trọng điểm trong cuộc tổng tấn công của Cộng
quân vào Tết Mậu Thân năm 1968. QLVNCH nòng cốt tại thành phố Huế là Sư
đoàn 1 Bộ binh. Vào lúc 2 giờ 33 phút đêm 29 rạng ngày Mùng Một (tháng
Chạp thiếu) âm lịch, Tết Mậu Thân, đến sáng là thứ Hai, ngày 29-1-1968
dương lịch, trước khi Cộng quân mở đầu cho cuộc tổng tấn công vào Nội
thành Huế, Cộng quân pháo dồn dập vào các nơi trọng yếu của VNCH tại
Huế, gồm các nơi: Khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Tam Giác, Động Toàn, Đông
Ba. Vào khoảng 5 giờ sáng thì Cộng quân đã chiếm được khu Đại Nội. VC đã
tấn công bất ngờ ngày Tết âm lịch, ngay thời điểm giao thừa, vì VC nghĩ
rằng QLVNCH đang nghỉ ăn Tết sẽ lơ là phòng ngự, VC đã trắng trợn “vi
phạm hiệp định ngưng chiến” trong ngày nghỉ Tết?!.
II- Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế:
Tết Mậu Thân, quân cộng sản đã giết hại đồng bào tại Huế sau này truyền thông gọi là: “Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế”, đã làm chấn động cả thế giới, mà người Anh, Mỹ gọi sự kiện này là “Hue massacre” tức là “sự tàn sát ở Huế”.
Trong 28 ngày Cộng quân chiếm đóng thành phố Huế đã sát hại nhiều người
rất hãi hùng. Riêng thường dân bị hại khoảng 7.000 người, trong đó có
844 tử thương và khoảng 1.900 bị thương vì bom đạn, và số người mất tích
đã tìm được khoảng 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở tản mác khắp
nơi trong thành phố. Sau đấy, đồng bào còn tìm được 19 địa điểm khác do
Việt cộng giết hại và chôn rải rác khắp thành phố Huế. Có nhiều người
dân bị xử tử tại Gia Hội, các nạn nhân bị giết hại gồm cả người già, phụ
nữ và trẻ em.
Một nguồn tin đã cho biết khi Việt Cộng rút lui, vì lo ngại nếu có người
còn sống sót trở về, sẽ tiết lộ các nơi ẩn núp của mình, nên VC đã giết
hàng loạt những người đang bị bắt.
Tết Mậu Thân đã gây cho 17.134 ngôi nhà tại Huế bị hư hại nặng hay bị
phá hủy hoàn toàn!. Tết Mậu Thân, tại Huế bị tổn thất đã ghi nhận: Quân
Lực VNCH bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục
chiến Hoa Kỳ 147 tử thương, 857 bị thương. Còn Cộng quân ước tính trên
4.000 người bị tử vong. Tuy vậy, nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt lại xem
cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân dù bị thất bại về chiến thuật, nhưng họ
rất vui mừng vì xem đấy là một chiến thắng có tầm vóc lớn về mặt chiến
lược. “Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế” lại tạo thêm điều kiện cho thành phần phản chiến tại Mỹ có cơ hội biểu tình ồn ào hơn.
Việt cộng làm đạo diễn “Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế” quá tàn
khốc, đáng tiếc tội ác tày trời này chưa được phổ biến bằng phim ảnh đầy
đủ và rộng rãi, cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới biết tường
tận?!
III- Nỗi niềm về xuân Bính Thân:
Hy vọng năm Bính Thân sẽ được như sấm Trạng Trình đã tiên đoán: “Thân-Dậu niên lai kiến thái bình”. Tuy vậy, người viết vẫn phập phồng, lo lắng như đã trình bày trong bài viết ngày 2-2-2016: “Sau Đại hội đảng XII, xem xét liên hệ Việt-Tàu thế nào?”(1),
ông Hoàng Trung Hải từng là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, được biết
là một nhà tình báo chiến lược của Tàu cộng (2), nay lại làm Bí thư
Thành ủy Hà Nội?! Còn nữa, người Phó Chủ tịch Quốc Hội CSVN tại Hà Nội
hiện nay là ông Uông Chu Lưu (3), tin tức trong nước cho biết ông ta là
một người Tàu do thiên triều Bắc Kinh cho nằm vùng trong nội bộ đảng
CSVN tức là nhà cầm quyền Việt Nam?!.
Viết đến đây, tôi lại miên man nghĩ đến vào này giao thừa lâu lắm rồi,
khi đấy tôi mới 10 tuổi, Ba của tôi sau khi thắp hương nơi bàn thờ gia
tiên xong, thấy rảnh rỗi, ông kể: “Năm 113 (TCN) Thái tử Hưng lên
ngôi xưng là Ai Vương, tôn Cù Thị làm Thái hậu. Hán đế thấy Nam Việt vua
còn thơ ấu, người đàn bà tầm thường lại lèo lái triều chính, muốn chiếm
Nam Việt mà không cần dụng binh, bèn cử An Quốc Thiếu Quí qua Nam Việt
để gặp người tình cũ là Cù Thị, rồi dụ dỗ Cù Thị và Ai Vương đem Nam
Việt dâng cho nhà Hán. Tể Tướng Lữ Gia biết được âm mưu của bọn chúng.
Lữ Gia mật bàn với các quan, đem cấm quân vào giết Cù Thị, Ai Vương và
sứ Hán, rồi truyền hịch hạch tội bán nước của mẹ con Cù Thị. Lập Kiến
Đức là con trưởng Minh Vương (mẹ là người Việt) lên ngôi xưng là Triệu
Dương Vương...”
Nghe xong, tôi cảm thấy ngậm ngùi làm sao, lại nghĩ đến từ năm 113 (TCN)
đến nay là năm 2016 đã 2129 năm rồi, lịch sử lập lại lần nữa sao?! Tôi
lại miên man suy nghĩ ngày xuân không thể băn khoăn ngậm ngùi, nhưng
hoàn cảnh quê tôi hiện tại, không cho phép tôi quên dù dĩ vãng hay hiện
tại. Tôi xin phép, được ghi ra đây tâm tư của mình qua bài thơ xuân Bính
Thân, như thổ lộ nỗi niềm với bạn đọc, như để kết luận cho bài viết
này:
Chúc Xuân tha thiết quê hương
Mùi qua Thân đến chúc quang vinh
“Thân-Dậu niên lai kiến thái bình”
Năm mới hân hoan, tha thiết nghĩa
Ngày xuân đầm ấm, chứa chan tình!
Quê hương, mong mỏi luôn gìn giữ
Quân Hán, quẩn quanh cố rập rình?!
Ngẫm nghĩ Mậu Thân, đau đớn hận?!
Bính Thân, ao ước được khang ninh!
Ngày 7-2-2016
___________________________________
(3) https://www.facebook.com/phamxen/posts/767821479919375
*****************************************************
******************
Tên sát nhân cộng sản Hoàng Phủ Ngọc Tường
Anh linh người hỡi về đây chứng,
*****************************************************
Nén hương tưởng niệm những nạn nhân Tết Mậu Thân Huế
Ngô Dân Chủ (Danlambao) -
Từ hàng ngàn năm nay trong văn hóa người Việt, Tết Nguyên Đán là những
ngày thiêng liêng nhất của dân tộc. Đó cũng là những ngày vui nhất trong
năm. Nên dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, những ai tất tả ngược
xuôi làm ăn mua bán đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình
trong 3 ngày Tết. Trong một ý nghĩa thiêng liêng nào đó, Tết còn là dịp
đoàn tụ với cả những người thân đã mất. Tết cũng là cơ hội để người ta
quên đi hận thù, giận hờn năm cũ, hàn gắn những bất hòa. Đó là triết lý
về lòng rộng lượng, tính bao dung vào ngày đầu xuân năm mới của người
Việt từ bao đời nay. Nói tóm lại, Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất
trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam mà ai đi xa cũng nhớ và phải
trở về.
Ngay trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất chúng ta cũng có
5, 3 ngày hưu chiến để gia đình đoàn viên, chiêm bái tổ tiên, viếng thăm
thân thuộc, bằng hữu, xóm giềng với những lời cầu chúc tốt đẹp đầu năm.
Người Việt tỵ nạn hải ngoại nhiều chục năm qua dù sống xa quê hương vẫn
không quên tập tục tốt đẹp này. Thế nên ở đâu có cộng đồng gốc Việt
sống quần tụ chúng ta dễ dàng nhận thấy không khí mua sắm rộn rịp những
ngày cuối năm để chuẩn bị cho ba ngày tết. Khói hương nghi ngút, không
khí uy nghiêm trước bàn thờ tiên tổ trong những ngày đầu năm để tỏ lòng
tôn kính.
Vào những ngày này đúng 48 năm trước, mùa xuân năm Mậu Thân 1968; bất
hạnh thay, người dân miền Nam nói chung và nhân dân Thừa Thiên Huế nói
riêng đã không có những ngày lễ hội lớn nhất mà họ thường có hằng năm!
Họ không được chứng kiến những giây phút thiêng liêng nhất của ngày đầu
năm với trầm hương nghi ngút! Không có những giây phút uy nghiêm trước
bàn thờ tiên tổ! Họ không có những ngày vui nhất trong năm! Họ không có
cơ hội để đoàn tụ với gia đình trong bình yên an lạc! Không có dịp để
viếng thăm bà con thân thuộc, bè bạn hương lân! Vì ngay trong những giờ
phút thiêng liêng và uy nghiêm nhất đó tiếng súng của cộng quân đã giòn
giã vang lên khắp các nẻo gần xa, thay cho tiếng pháo giao thừa truyền
thống.
Đúng như thế, không khí chết chóc, sợ hãi, hoảng loạn đã thế chỗ cho uy
nghiêm, tĩnh lặng, bình an. Cộng Sản Bắc Việt đã lợi dụng những ngày giờ
ngưng bắn để bí mật chuyển quân. Tiếp cận những nơi đồn trú xung yếu và
quan trọng của QLVNCH với sự tiếp tay của bọn Cộng sản nằm vùng. Để rồi
ngay trong những giây phút giao thừa truyền thống thiêng liêng, Hà Nội
đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận hưu chiến mà họ đã cam kết. Chúng bất
ngờ và đồng loạt mở cuộc tổng tấn công trên khắp lãnh thổ miền Nam mà
Huế được xem là một trọng điểm phải chiếm cho bằng được.
Tuy nhiên, sau 25 ngày đêm chiếm đóng, quân đội chính quy của Bắc Việt
đã hoàn toàn bị lực lượng Tổng Trừ Bị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Sư
Đoàn I Bộ Binh và quân đội đồng minh Hoa Kỳ đẩy lui khỏi Thành Nội, đánh
bật khỏi Thành phố Huế và các quận xã thuộc tỉnh Thừa Thiên. Nỗ lực của
cái gọi là “giải phóng” Thừa Thiên Huế của Cộng Sản đã để lại hàng ngàn
vành khăn tang cho những thiếu phụ, mẹ già và con trẻ. Những người có
chồng, con, cha đã nằm xuống không phải vì chiến trận mà vì đã bị họ bắt
đi học tập, và không bao giờ có cơ hội trở về.
Hơn một năm sau, vào khoảng tháng 9 năm 1969 nhờ vào lời khai của những
cán binh Cộng Sản hồi chánh; chính quyền và người dân Huế mới lần lượt
tìm kiếm, khám phá và đào bới ồ ạt ở Gia Hội, Bãi Dâu, Xuân Ổ, Xuân Đợi,
Phú Vang, Phú Thứ, Đồng Di, khe Đá Mài... những mồ chôn tập thể. Những
người chết được tìm thấy ở các nấm mồ tập thể này với đủ tư thế: nằm
ngồi quỳ đứng. Họ đã bị bắn, bị đập đầu bằng cuốc, bị chôn sống và bị
buộc chặt lấy nhau bằng kẽm gai, dây điện thoại, và cả lạt tre thành
từng chùm từ 3, 5 đến 10 người. Huế đã trải qua những ngày dài lê thê
sống trong hãi hùng lo sợ và bây giờ là nước mắt và nước mắt: Nước mắt
trên gò má khô nhăn của những người mẹ già còm cõi ngóng trông, trên đôi
mắt quầng thâm, thất thần của những người vợ trẻ đã tận cùng của chịu
đựng khổ đau, trên những đứa trẻ thơ bỗng dưng ngây dại vì chờ đợi cha
về! Ôi có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người dân xứ Huế!?
Ảnh chụp từ báo Chính Luận ngày 13/14-04-1969.
Theo thống kê từ lời khai của những gia đình có người thân mất tích và
của Ủy Ban Truy tầm và Cải Táng Nạn Nhân: đã có hơn 6,000 người bị chết
trong biến cố Tết Mậu Thân chỉ tính riêng ở Huế. Đấy là một tội ác có
một không hai trong lịch sử Việt Nam! Tội ác rùng rợn, dã man chỉ có thể
xảy ra từ thời Trung cổ!
Sau 40 năm đất nước đã thống nhất, chưa có lãnh đạo nào của chính quyền
Cộng Sản lên tiếng nhận lấy trách nhiệm. Không những không nhận lấy
trách nhiệm, Hà Nội còn cố tình vu vạ, đổ tội cho quân đội Hoa Kỳ và
QLVNCH đã sát hại những nạn nhân này trong chiến dịch phản công rồi vùi
tập thể. Thật là trơ trẻn và ghê tởm! Và để xóa đi dấu vết của tội ác
này; sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam, Hà Nội đã cho phá bỏ những tấm bia
tội ác ở nghĩa trang Ba Đồn, xã Thủy Phước gần núi Ngự Bình. Nghĩa trang
Ba Tầng ở Núi Bân làng Đình Môn, Kim Ngọc thuộc quận Nam Hòa: Những nơi
đã cải tang hàng ngàn bộ hài cốt mà thân nhân không còn nhận dạng được.
Hà Nội còn trân tráo, trơ trẽn hơn khi vào những năm 1998 tại Hà Nội,
2008 tại Sài Gòn, và 2013 tại Huế đã cho tổ chức cái gọi là kỷ niệm
chiến thắng lịch sử của chiến dịch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân như là
thành tựu đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự do đảng Cộng Sản Việt Nam
lãnh đạo. Chỉ có những con người vô luân và chủ nghĩa phi nhân mới xem
việc tàn sát đồng loại, tay không, là chiến công oanh liệt! Tất cả những
hành động này của Hà Nội là nhằm viết lại lịch sử để đánh tráo khái
niệm thiện ác, đúng sai, chính nghĩa và phi chính nghĩa để đánh lạc
hướng các thế hệ mai sau.
Và đây: một bài báo của cộng sản Bắc Việt, tuyên truyền láo khoét và bịp bợm
về biến cố Tết Mậu Thân 1968 để che giấu tội ác của “Bác và Đảng”
******************
https://youtu.be/MaNr16RDrzQ
Tên sát nhân cộng sản Hoàng Phủ Ngọc Tường
dối trá về vụ thảm sát Huế Mậu Thân
Hôm nay chúng ta, trong niềm vui thiêng liêng của ngày đầu năm mới,
chúng ta không quên những người đã nằm xuống để chúng ta còn được sống
hôm nay. Đó là những chiến sĩ, những cán bộ, công chức, những người đã
bảo vệ và phục vụ đất nước. Những người mẹ, người vợ chiến sĩ, các bạn
trẻ sinh viên học sinh đã chọn thể chế tự do, dân chủ làm lẽ sống mà
phải chết dưới bàn tay Cộng Sản vào những ngày tưởng chừng là bình yên,
thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong năm! Họ đã chết vì quê hương và vì
lý tưởng tự do! Trong bốn câu thơ sau đây, tôi xin mượn hai câu thơ của
nhà thơ Trần Trung Đạo mà tôi vô cùng tâm đắc như là chân lý ngàn đời để
tưởng nhớ những nạn nhân Tết Mậu Thân ở Huế:
Anh linh người hỡi về đây chứng,
Lịch sử bao giờ có bất công?
Những ai đã chết vì sông núi,
Sẽ sống muôn đời với núi sông.
Tôi xin dùng những lời đầu năm này như là nén hương, những giọt nước mắt
để khóc thương và tưởng nhớ các bạn. Xin kính cẩn và chân thành cầu
chúc anh linh những người đã mất được yên nghỉ. Cầu chúc vận hội tốt đẹp
sẽ đến với những nhà đấu tranh dân chủ để nhân dân Việt Nam sớm hưởng
được không khí tự do. Kính cầu chúc người Việt trong và ngoài nước một
năm mới - Năm Bính Thân - Thân Tâm Thường An Lạc!