Cùng nhau xuống đường để làm cuộc cách mạng lịch sử
Le Nguyen (Danlambao)
- Láo trơ trẽn, láo không biết ngượng mồm, láo không hề run sợ là một
trong những thuộc tính lưu manh đặc thù không lẩn vào đâu được của băng
cướp CSVN. Thuộc tính láo được Hồ rèn luyện phát tán trở thành phổ biến
rất thịnh hành trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay láo đã ăn vào xương
tủy, thấm vào tim óc mang tính di truyền vô tính của các tên lãnh đạo
CSVN và các tên cộng sản nào càng láo càng lưu manh, độc ác, ngu dốt thì
càng mau thăng quan tiến chức. Do đặc thù khu biệt đó nên hầu hết các
tên lãnh đạo cộng sản, không kể to hay bé, có học hay thất học mở mồm ra
đều bốc mùi không ngửi được và những người lương thiện nghe qua cố kiềm
chế lắm thì mới hy vọng khỏi văng tục.
Có nhiều vụ việc rõ rành rành không thể che giấu và người dân biết rõ
như hai năm rõ mười nhưng lãnh đạo đảng, nhà nước CSVN vẫn cứ láo... láo
không biết xấu hổ. Cụ thể là sự kiện Formosa xả thải đầu độc biển gây
tham họa môi trường hay sự cố chiến đấu cơ SU 30MK2 với chiếc tuần thám
CASA - 212 rơi tan xác có yếu tố Trung Quốc can dự vào được lãnh đạo
csVN phân luồng thông tin phổ biến chính thức và không chính thức cho
hai nhóm khác nhau.
Mảnh vỡ của chiếc tuần thám CASA – 212.
Nghĩa là một mặt trên hệ thống truyền thông lề đảng thì loa đảng định
hướng dư luận xã hội vào yếu tố giông lốc, trục trặc kỹ thuật gây sự cố
rơi máy bay. Mặt khác thì loa miệng phổ biến cho nội bộ đảng viên theo
lối rỉ tai không chính thức, là ca ngợi chiến tranh điện tử gây nhiễu
loạn không gian, sức mạnh phòng không, vũ khí bí mật vượt trội của Tàu
trong sự cố máy bay rơi. Tất cả nhằm triệt tiêu ý chí chí chiến đấu của
phe chủ chiến trong quân đội nhân dân và dẫn dắt toàn đảng, toàn quân,
toàn dân ngoan ngoãn đi theo chủ trương, đường lối đối thoại hòa bình đã
được lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước bí mật thỏa thuận “mua bán” trên
lưng dân tộc Việt Nam.
Đối thoại song phương hòa bình đã được hai đảng Việt -Trung nâng lên
thành tầm cao mới sau hiệp ước cấm mốc biên giới trên bờ, trên biển và
được củng cố qua chính sách hợp tác toàn diện trên nền tảng khẩu hiệu 16
vàng, 4 tốt.
Để chính sách hợp tác toàn diện qua đối thoại song phương hòa bình -
thực chất là giao nạp từng phần lãnh thổ cũng như tập cho quen dần với
cơ chế tổ chức hành chánh của một tỉnh trực thuộc trung ương Bắc Kinh và
để kế hoạch sáp nhập đi vào hiện thực hai đảng cộng sản Việt – Trung
thành lập ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương.
Kể từ khi thành lập ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung, ủy
ban chỉ đạo này đã tổ chức 9 phiên họp với các nội dung chính được công
bố chính thức như sau:
1) Phiên họp đầu tiên năm 2006 tại Hà Nội:
Đại diện Trung Quốc ông Đường Gia Triền cho biết: “...Việc lập ra Ủy
ban Chỉ đạo Hợp tác ở cấp cao này là một quyết định chiến lược trong tầm
nhìn xa vào tương lai của lãnh đạo hai nước, hai Đảng trong tình hình
mới, làm tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác nhằm tiến tới
một quan hệ hợp tác toàn diện, mạnh mẽ và lâu dài, láng giềng thân
thiện, hữu nghị Trung – Việt...”
Đại diện Việt Nam ông Vũ Dũng nói nhiệm vụ chính của Ủy ban là: “...Tăng
cường chỉ đạo, điều phối vĩ mô đối với các cơ chế hợp tác hiện hành
giữa hai bên, quy hoạch tổng thể quan hệ hai nước trên các lĩnh vực,
điều phối giải quyết các vấn đề quan trọng, tăng cường tin cậy lẫn nhau,
thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, đưa sự hợp tác toàn diện giữa hai nước
ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn...”
2) Phiên họp chỉ đạo song phương lần thứ hai thông báo việc giải quyết
các vấn đề biên giới lãnh thổ đã giải quyết được hơn 85% công việc phân
giới cắm mốc, ký được Thỏa thuận về hợp tác biên phòng, tiến hành 4 đợt
tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ; duy trì các diễn đàn đàm phán, đặc biệt
là 3 cuộc gặp đặc biệt của Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ tập trung
trao đổi và xử lý kịp thời các vấn đề tồn tại và nảy sinh ở trên biển
Đông...
3) Phiên họp chỉ đạo hợp tác song phương lần thứ ba báo cáo hoàn thành
công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền Trung Quốc - Việt Nam. Với kết
luận chung là chỉ cần hai bên luôn kiên trì phương châm chỉ đạo 16 chữ
vàng và tinh thần 4 tốt, luôn lấy đại cục hữu nghị hai nước làm trọng
thì nhất định sẽ giải quyết ổn thỏa tất cả các vấn đề trong quan hệ hai
nước, thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển phù hợp với lợi
ích căn bản của nhân dân hai nước...
4) Phiên họp lần thứ tư là chỉ đạo tăng cường tin cậy chính trị, đẩy
mạnh giao lưu chính trị, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho phát triển
quan hệ song phương; tăng cường trao đổi, giao lưu giữa hai Đảng, nhất
là trao đổi lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, quản lý nhà nước, hợp tác bồi dưỡng cán bộ; thỏa thuận sớm hoàn
thành đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; phối hợp tổ chức
tốt các hoạt động Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010, nhất là Liên hoan
Thanh niên Việt – Trung ở Quảng Tây vào cuối tháng 8/2010, đồng thời
tuyên truyền rộng rãi về các hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống
quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
5) Phiên họp lần thứ 5 năm 2011 tại Hà Nội:
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn coi trọng quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung
Quốc và phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác song phương Việt
Nam-Trung Quốc... Thời gian tới, quan hệ giữa hai nước sẽ bước sang giai
đoạn mới, tin cậy chính trị cao hơn, bền vững hơn. Để thực hiện được
mong muốn đó, hai bên cần thống nhất nhận thức: mỗi nước coi sự phát
triển của nước kia chính là cơ hội phát triển của mình...”
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì cho rằng: “...Cơ chế hợp tác của Ủy
ban Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc đã góp phần giải quyết những
bất đồng còn tồn tại giữa hai nước. Hợp tác về kinh tế thương mại giữa
hai nước đã có nhiều tiến triển trong thời gian qua và cán cân thương
mại chắc chắn sẽ được cân bằng trong thời gian tới. Hai bên cũng đã kết
thúc thành công công tác cắm mốc biên giới trên bộ, hợp tác tích cực
trên Biển Đông về các lĩnh vực ít nhạy cảm...”
6) Phiên họp chỉ đạo hợp tác song phương lần thứ 6 hai bên nhất trí tạo
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước; đẩy mạnh
thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc; khẩn trương thành lập Nhóm
công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ để
tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực liên quan...
7) Phiên họp chỉ đạo hợp tác song phương lần thứ 7 hai bên nhất trí thực
hiện nghiêm túc 3 văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung
Quốc, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công tác
quản lý biên giới... Xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển có ý nghĩa quan
trọng đối với quan hệ hai nước... thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung
của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển...
8) Phiên họp chỉ đạo hợp tác song phương lần thứ 8 hai bên nhất trí duy
trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai
Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai
đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa
nhân dân và Thanh niên hai nước... xác định một số trọng tâm công tác
lớn nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương hai
nước, nhất là trong các lĩnh vực Ngoại giao, Quốc phòng, An ninh...
Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, cùng có lợi đạt tiến triển mới,
bao gồm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển... Mở
rộng hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải,
khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, báo chí...
9) Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam -
Trung Quốc kết thúc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ
viện Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện: Biên bản Phiên
họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc;
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh
sát biển Trung Quốc; trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện
trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu
nghị Việt – Trung; Xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự
quán Trung Quốc tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Qua nội dung các phiên họp của cái gọi là ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương công bố chính thức trên hệ thống truyền thông lề đảng đã lộ rõ ý
đồ từng bước biến Việt Nam thành một tỉnh của Tàu. Bên cạnh đó là những
cuộc gặp gỡ, giao lưu của các sĩ quan trẻ, lãnh đạo trẻ mang tính kế
thừa của công an, quân đội và đoàn thanh niên cộng sản Việt Trung. Bề
nổi là gặp gỡ, giao lưu nhưng thực chất các cuộc gặp gỡ, giao lưu của
công an, quân đội, đoàn thanh niên cộng sản... các cơ quan sở bộ và mọi
phương diện liên quan đến các công việc tổ chức bộ máy nhà nước. Tất cả
chỉ là nhằm vào việc chuyển tiếp, làm quen dần với cung cách quản trị,
điều hành của một tỉnh trực thuộc Bắc Kinh, một khi cộng đảng Việt bàn
giao Việt Nam cho cộng đảng Tàu theo hiệp ước bí mật ở Thành Đô năm
1990.
Âm mưu bán nước, cướp nước đã lộ rõ. Do đó muốn bẻ gãy âm mưu, phá vỡ
hợp đồng bán nước, cướp nước của hai đảng cộng sản Việt - Tàu, là phải
loại bỏ độc quyền lãnh đạo nhà nước của cộng đảng Việt. Muốn loại bỏ độc
quyền lãnh đạo của cộng đảng Việt là phải đấu tranh và đấu tranh đạt
hiệu quả - nhất định là phải đấu tranh có tổ chức.
Có lẽ ai cũng biết đấu tranh loại trừ độc quyền lãnh đạo của đảng cộng
sản, một là bạo động, hai là bất bạo động và cho dù đấu tranh bạo động
hay bất bạo động đều phải là đấu tranh có tổ chức mới có thể đạt được
thành công.
Ở đây người viết không bàn đến việc tổ chức đấu tranh bạo động hay bất
bạo động mà chỉ muốn nói đến phần cốt lõi của nguyên tắc đấu tranh: “Có tổ chức như không có tổ chức, có lãnh đạo như không có lãnh đạo và ai trong hệ thống cũng có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo.” Phương pháp tổ chức này khá đơn giản và ai cũng có thể tham gia được.
Hiện tại có thể nói là hầu hết người dân Việt Nam đều chán ghét chế độ
và muốn đảng cộng sản biến đi nhưng lại thụ động không làm gì cả! Thật
sự không cần là chính tri gia thiên tài hay là nhà hoạt động nhân quyền
tài năng ai cũng có thể nhận ra nếu có vài trăm ngàn người đồng loạt
xuống đường ở hai đầu tổ quốc Hà Nội, Sài Gòn... chắc chắn sẽ làm nên
cuộc thay đổi cho Việt Nam.
Qua các trang mạng xã hội và tiếp cận với cuộc sống thực tế của cuộc
sống đời thường thì con số vài trăm ngàn người giám xuống đường “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
là con số có thể vận động được nhưng lại thiếu khâu tổ chức, tập họp để
đồng loạt xuống đường. Phải nói rằng trong số những người đấu tranh,
những người chán ghét chế độ công khai lẫn không công khai bày tỏ thái
độ với tập đoàn tay sai bán nước CSVN, họ không hề hèn nhát, tham sống
sợ chết như một số anh hùng bàn phím chê trách họ không đối đầu bạo lực
trong các cuộc xuống đường bị côn an, côn đồ trấn áp, đánh đập.
Muốn có con số trăm ngàn người xuống đường chính chúng ta phải là hạt
nhân tổ chức đầu tiên, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm tổ chức trong
hệ thống tổ chức như không tổ chức, có lãnh đạo như không có lãnh đạo và
tự rèn luyện khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.
Mô thức tổ chức như không tổ chức, lãnh đạo như không lãnh đạo tương đối
đơn giản ai cũng có thể làm được. Bước đầu chính ta là hạt nhân tìm hai
người rồi truyền đạt kinh nghiệm cho hai người, mỗi người tìm thêm hai
người nữa sẽ được bốn người và bốn người mỗi người tìm hai sẽ có tám
người... Cứ thế chúng ta phát triển nhân rộng ra... cho đến lúc đạt được
con số lý tưởng cho cuộc xuống đường làm cách mạnh thay đổi chế độ.
Dưới đây là con số minh họa phát triển theo mô hình tổ chức như không tổ chức, lãnh đạo như không lãnh đạo:
1x2=2; 2x2=4; 4x2=8; 8x2=16; 16x2=32; 32x2=64; 64x2=128; 128x2= 256; 256x2=512; 512x2=1024...
Hạt nhân lý tưởng cho mục tiêu vận động 100.000 người xuống đường làm
cuộc cách mạng thay đổi chế độ, là các nhà đấu tranh dày dạn kinh nghiệm
trong các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, các vị lãnh đạo
tinh thần các tôn giáo, các lãnh đạo đảng viên phản tỉnh, các cá nhân
đấu tranh độc lập...
Đối tượng vận động tổ chức xuống đường là nông dân, công nhân, ngư dân,
học sinh, sinh viên, giáo chức, trí thức, văn nghệ sĩ, giới truyền
thông, giới công chức, công an, quân đội, đoàn thanh niên cộng sản, hội
phụ nữ, tiểu thương, doanh nhân... nghĩa là vận động mọi thành phần xã
hội tham gia xuống đường làm cuộc thay đổi lịch sử.
Qua các sự kiện cá chết, máy bay rơi, tô giới Tàu như da beo trên lãnh
thổ Việt Nam, thương lái du khách Tàu đi lại nghênh ngang, ức hiếp khinh
thường dân tộc Việt Nam và các chương trình gặp gỡ, giao lưu của công
an, quân đội, đoàn thanh niên cộng sản... đã làm rõ hơn bộ mặt tay sai
bán nước của lãnh đạo đảng CSVN và nguy cơ sáp nhập Việt Nam, biến Việt
Nam trở thành một tỉnh của Tàu là nguy cơ có thật.
Đây là thời điểm thuận lợi cho mọi người góp một bàn tay vận động toàn
dân xuống đường làm cuộc đổi thay xóa bỏ, ngăn chận nguy cơ diệt vong
mất nước và làm cuộc cách mạng lịch sử loại trừ đảng cộng sản, loại bỏ
chế độ độc tài toàn trị CSVN.
7.7.2016