30/6/15

Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 1)

 Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 1)


David Thiên Ngọc (Danlambao) - Kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc đến nay thế giới chưa có lúc nào gọi là hòa bình thật sự. Ngoài chiến tranh lạnh giữa hai cực ý thức hệ ra thì rải rác đó đây những cuộc chiến tuy cục bộ nhưng cũng có những chiến trường đầy máu lửa, với sự hiện diện của những đoàn quân viễn chinh mang yếu tố nước ngoài như cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, ngoài lực lượng của hai miền Nam-Bắc Hàn còn có sự hiện diện của quân đội Tàu cộng và Hoa Kỳ tham chiến. Rồi chiến trường Campuchia, Việt-Tàu, Irac, Afghanistan, Trung Đông, Bắc Phi, Ukraina... Tuy có những cuộc chiến kéo dài nhiều năm nhưng hầu hết cũng sớm lắng dịu và kết thúc. Có một điều đáng nói là những cuộc chiến đó tuy cũng đầy máu lửa, tổn thất về nhân mạng cũng không vừa nhưng hầu như nó không bị lan rộng trên bình diện lãnh thổ nhiều quốc gia để rồi lôi kéo nhiều nước, nhiều dân tộc lâm vào vòng binh đao khói lửa. Phải chăng con người hiện đại đã đạt được độ chín của sự khôn ngoan, biết chọn ra cửa sinh để loại trừ cửa tử mà tránh khỏi sa chân vào hố tử thần như hai thế chiến đã thiêu rụi hàng chục triệu nhân mạng một cách cuồng điên.
Riêng về tình hình Biển Đông hiện nay với một viễn cảnh nếu có chiến tranh xảy ra thì cụm từ “Quốc Tế hóa” tôi e rằng không tránh khỏi mặc dù tất cả các bên luôn dè dặt kiềm chế... nhưng khổ thay: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!” chứ biết phải sao! Bởi một điều đơn giản rằng Biển Đông không là của riêng ai... ngoài những nước có lãnh thổ, lãnh hải hiện hữu ra còn lại là bao la cả vùng biển, trời quốc tế thế thì những nước ở tận bên kia nửa vòng trái đất cũng đều có quyền lợi liên quan mà không thể nào không can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình một khi chiến sự nổ ra vì vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền kiểm soát trên biển trên không và mọi hoạt động từ khai thác tài nguyên cho đến giao thương hàng hải, hàng không và mọi thứ lệ thuộc đi theo. Và rằng con đường hàng hải đi qua Biển Đông là tối hệ trọng vì hết thảy ¾ lượng hàng hóa lưu thông trên thế giới là bằng con đường hàng hải mà hơn ½ số lượng kể tên đều đi qua Biển Đông. Hơn nữa nó (hải trình) nối liền từ Ấn Độ Dương ra Bắc Thái Bình Dương.
Một khi những quyền lợi đi trước nằm ngoài tầm tay với thì xem như kẻ ngoài cuộc ngồi xem những con sóng bạc đầu để rồi biến thành những cánh hoa chùm gởi bám vào thân những cây đa cây đề đang điều khiển canh bạc cuộc cờ. Do đó “Đông Hải trận” sẽ là một “cuộc chơi cân não” nhưng đầy thú vị, lắm ranh ma, nhiều mưu chước và muôn vẻ muôn màu. Đồng thời tôi tin rằng những “miếng hiểm”, chước “đà đao”, vô chiêu, hữu chiêu của “Độc cô cầu bại” sẽ được tung ra và tất nhiên là “tiên hạ thủ vi cường”! Thất bại sẽ thuộc về kẻ đến sau cho dù trên chính, chiến lẫn tình trường cũng thế. Ngoại trừ đó là kỷ, chiến thuật đã được lập trình từ trước.
Kính thưa quý độc giả. Chuyện Biển Đông sóng dậy đâu phải một sớm một chiều và chiến, sách lược cũng đâu thể nhất định mà nó luôn biến ảo khôn lường, tùy theo tình hình đặc thù của thời điểm xảy ra. Do đó mọi nhận định và lý luận phân tích trong loạt bài này (khoảng 5 bài) cũng chỉ ở tầm có thể và mọi diễn biến đôi khi trái ngược chỉ trong một đêm mà
“...Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội 
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?...” (Nguyễn Khoa Điềm)
Thì đó cũng là chuyện thường tình ngoài chủ ý lẫn tầm soát của người viết.
Để đi vào từng phần của chuỗi nhận định xin mời quý độc giả từng bước đi vào loạt bài nhận định, phân tích này.
Như trên tôi đã nói, bất cứ một sự kiện chính trị, quân sự nào có tính chất “Quốc Tế” khi nó hình thành thì không thể một sớm một chiều đồng thời nó không thể đến một cách đơn thuần, tự nhiên mà nó luôn có sự sắp đặt chuẩn bị công phu. Do vậy tôi mạn phép lật lại những trang sử và những đoạn phim 5 năm về trước để khai màn cho bức tranh Đông Hải ngày hôm nay. Kính mong quý độc giả lượng thứ và nhìn lại.
Những bước đi ban đầu để hình thành ngọn “Đông Phong”.
Từ những ngày tháng của năm 2010-2011 đã hiu hiu hơi gió và bảng giao hưởng đã trổi khúc dạo đầu bằng những chuyến công du của bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton và bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates. Và sau đó là ông Leon Panetta người kế nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đến VN, cùng các cuộc họp thượng đỉnh ở Mỹ, Indonesia, Singapore... mà các nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo cấp cao của Mỹ lẫn VN đều có cơ hội gặp gỡ. Thông qua đó cả hai bên đã cùng tô đậm cho gam màu của bầu trời Châu Á Thái Bình Dương đổi sắc. 
Đúng như vậy. Đường lối của chính quyền TT Obama đã chuyển hướng tầm nhìn trọng tâm về Châu Á TBD. Cụ thể rõ ràng khi Hoa Kỳ tăng cường triển khai lực lượng quân đội thường trực ở Hàn Quốc, Nhật, Philippines và đưa Thủy quân lục chiến đến Úc. Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và các nước trong khu vực này. Các cuộc tập trận trên được xem là lớn nhất từ trước đến nay với các nước Hàn Quốc, Nhật, Úc, Ấn Độ và Phi. Điều đó chứng tỏ Hoa Kỳ đã thực sự trở lại Châu Á Thái Bình Dương bằng hành động cụ thể trong chương trình chuyển 60% tiềm lực hải quân về khu vực này. Đặc biệt là lúc đó, khi thực hiện các cuộc tập trận chung Mỹ đã huy động lực lượng tàu chiến và các siêu hàng không mẫu hạm (HKMH) như HKMH USS Carl Vinson cập cảng Úc ngày 23/11/2012 sau khi tập trận chung với Ấn Độ. Trong chuyến này còn có tàu tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill cùng đi. Siêu HKMH USS George Washington cũng đã đến Hàn Quốc và tập trận chung với nước sở tại, rồi Indonesia, Philippines... Đồng thời các cuộc tập trận đó hướng thẳng vào lực lượng tàu ngầm của TQ. Hoa Kỳ cũng đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc, Nhật và Úc. 
Tàu chiến của Mỹ cũng đã cập cảng Đà Nẵng và hoạt động Hải Quân Mỹ-Việt hàng năm đều diễn ra định kỳ. Tháng 2,3 năm 2010 tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safegard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E-Byrd (T-AKE 4) được vào "sửa chữa" ở Cam Ranh và sau đó các tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ra vào "sửa chữa". 
Cũng thời gian đó bộ trưởng QP Mỹ Leon Panetta đã đến thăm các chiến sĩ trên tàu và đã tận mắt quan sát vùng trọng yếu của biển Đông. Đặc biệt Mỹ đã chỉ huy một cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới tại Hawaii mang tên "Vành Đai TBD"(RIMPAC-2012)" với sự tham gia của 22 nước có Nga được mời tham gia, nhưng Trung Quốc bị phớt lờ??? 
Đứng trước tình hình Mỹ chuyển thế trận về Châu Á TBD rõ ràng là để cân bằng đối trọng với TQ trong khi TQ ngang ngược, thể hiện bản chất tham lam bành trướng bá quyền trong thời gian qua đối với các nước trong vùng Đông Hải-Asean, trong đó có VN. 
Về mặt quân sự, Mỹ mở ra một thế trận gọng kềm hình cung bao gồm cả một vành đai rộng lớn Ấn-Úc-Hàn-Nhật-Phi -Thái và điểm cuối là VN với lực lượng Hải quân tài khí dồi dào chưa từng thấy. 
Về chính trị, ngoại giao thì từ khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ H.Clinton thực hiện chuyến công du TQ-Ấn Độ đạt nhiều thắng lợi thì chương trình hướng tầm nhìn về Châu Á TBD đã hình thành và bắt đầu thực hiện chủ trương chính sách của Nhà Trắng sau chuyến công du 4 nước Châu Á của TT Obama. Các bước đệm tiếp theo là những chuyến công du tiếp tục của Bộ trưởng H.Clinton và Bộ trưởng Q.P Mỹ Robert Gates và sau đó là người kế nhiệm Leon Panetta. Những hành động này rõ ràng là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Châu Á TBD trên lĩnh vực hàng hải, khai thác tài nguyên... vị thế chính trị và in đậm tầm ảnh hưởng trong chiều hướng lãnh đạo khu vực này và trên toàn thế giới trong tư thế siêu cường. Do đó Mỹ quyết tâm cân bằng đối trọng với TQ ở Biển Đông, Thái Bình Dương đã quá rõ ràng. Chính các nhà bình luận và chính khách TQ cũng đã thấy rõ và cũng đã đưa ra lời nhận định trong thời gian qua. Tất cả các chuyến công du của các bộ trưởng nói trên đều có điểm đến là VN. 
Lúc bấy giờ chính sách chuyển tầm nhìn về Châu Á TBD của Mỹ đã không còn gì để bàn thêm nữa và các trang, bài tiếp theo là các nhà ngoại giao, chính khách tiếp tục thực hiện mà thôi. Ngày 19-20/6/2012 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ - ông Andrew Shapiro đã có chuyến công cán đến VN và đã bàn thảo với chính quyền CSVN về các mặt an ninh, quân sự, chính trị... trong đó có đạt được cam kết Mỹ-Việt về an ninh khu vực và đã đồng thuận khẳng định rằng "an toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế". Nơi đây vấn đề nhân quyền vẫn được nêu ra trong chương trình nghị sự. Cũng như trước đây trong chuyến công du VN của bộ trưởng QP Hoa Kỳ Leon Panetta, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã nêu lên ý muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với VN và muốn mua sắm trang bị các loại vũ khí sát thương và các khí tài quân sự khác từ Hoa Kỳ. Để trả lời cho yêu cầu đó về phía Hoa Kỳ đặt điều kiện kèm theo là vấn đề nhân quyền. Đây là quan điểm của hầu hết các chính giới ở Hoa Kỳ rằng Washington chưa thể bán vũ khí sát thương cho Hà Nội vì "Hồ sơ Nhân Quyền tồi tệ". Ông Shapiro cũng đã từng khẳng định ý nghĩa của các hợp đồng bán vũ khí ra nước ngoài của Hoa Kỳ từ góc độ của bộ ngoại giao. Trong đó hồ sơ Nhân Quyền sẽ không khiếm diện. 
Sau chuyến dừng chân ở VN ông Shapiro sẽ đến Thái Lan nơi mà Mỹ cũng đặt trong vòng cung an toàn an ninh Châu Á TBD. Nơi đây Mỹ cũng đã có ý muốn tái sử dụng căn cứ hải quân U-Tapao. Đây cũng là một căn cứ hải quân quan trọng ngoài Cam Ranh của VN ra. Sự thỏa thuận giữa Washington-Bangkok để đạt được mục đích sử dụng căn cứ U-Tapao là điều hầu như chắc chắn. Ngay sau đó Thủ Tướng Yingluck Shiwanatra đã họp với các cố vấn quân sự, tư lệnh quân đội của nước này ở Pattaya để thống nhất quan điểm. 
Điểm cuối của gọng kềm an ninh Châu Á TBD là VN. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng QP Hoa Kỳ Leon Panetta sau khi tham dự cuộc đối thoai Shangri-La ở Singapore rồi đến VN mà điểm đến đầu tiên ở VN không phải là Hà Nội mà ông đáp thẳng xuống Cam Ranh. Nơi đây với tầm nhìn của một vị từng là Giám đốc CIA đã ghi lại, phân tích và nhận định từng chi tiết của một nơi trọng yếu mà Mỹ đã từng sử dụng. Ngoài ra các đại cường trên thế giới cũng vô cùng quan tâm như Nga, Tàu... Trong chuyến công du này ông Panetta cũng có nêu ý muốn được sử dụng trở lại hải cảng Cam Ranh sau gần 40 năm rời bỏ. 
Một bước đi tỉnh táo của CSVN
Trước tình thế ấy, về phía VN thì có dấu hiệu rất e ngại. Ngại vì trên đầu có anh lớn Trung cộng luôn lăm le hướng về hải cảng này. Thế nhưng trong nhiều năm qua tập đoàn lãnh đạo Ba Đình cũng có một bước đi đúng trong vấn đề xử lý tình huống Cam Ranh. Từ năm 1979 sau khi Tàu cộng thực hiện cuộc chiến tranh biên giới Việt-Tàu, VN cho Liên Xô thuê Cam Ranh thời gian là 25 năm với một mục đích là cho Tàu cộng thấy sự hiện diện của Liên Xô tại đây ngõ hầu ngăn ngừa một cuộc xâm lăng có thể tiếp diễn. Nơi đây Liên Xô đã biến Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn nằm ngoài đất nước của họ. Nhưng đến năm 1991 CSLX sụp đổ. CSVN bắt đầu ngã về Bắc Kinh. Đến năm 2002 Nga rút khỏi nơi đây và Cam Ranh bỏ trống. Từ đó tập đoàn Bắc Kinh ve vãn Hà Nội để được dùng căn cứ hải cảng này. Tất nhiên CS Ba Đình là đám bồi thần của CS Tàu. Nhưng cái bụng tham lam và đầy súng ống của đàn anh thì CS Hà Nội thấy rõ hơn ai hết. Từ chối thì không thể mà giao Cam Ranh cho Tàu là viễn cảnh trắng tay sẽ gần kề, trong lúc chưa kịp chuẩn bị đầy đủ hành trang cho hậu sự, cho cõi đi về... Từ sự lo âu đó và cộng thêm cũng có một phần tỉnh táo, Hà Nội đã cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang dùng cho các chuyến bay nội địa vào Cam Ranh. Từ đó từng bước dân sự hóa hải cảng Cam Ranh và sau cùng là quốc tế hóa để né tránh áp lực từ Bắc Kinh luôn ve vãn lăm le để được quyền sử dụng nơi đây.
Ngăn chặn giấc mơ đại cường
Với tầm quan trọng của hải cảng chiến lược quan trọng ở tầm cỡ quốc tế việc chiếm lĩnh Cam Ranh là có thể làm chủ biển Đông nơi đó bao gồm cả một hải trình huyết mạch nối liền Ấn Độ dương với bắc Thái Bình Dương. 
Nói như vậy chiếc chìa khóa Cam Ranh cho vùng Đông hải Mỹ sẽ không để ra ngoài tầm ngắm. Đó là vấn đề mà Nhà Trắng đã đưa ra cho các chuyến công du của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong thời gian đó. Do vậy gần đây Mỹ đã đưa ra yêu cầu VN không cho Đàn chim sắt TU-95 máy bay chiến đấu tầm xa có thể mang bom hạt nhân của anh PU xứ Bạch Dương vào Cam Ranh để tiếp thêm nhiên liệu với mưu đồ đảo lượn khắp Biển Đông là điều dễ hiểu.
Năm 1979 trước sự xâm lăng của Tàu cộng, VN giao Cam Ranh cho Liên Xô để ngăn chặn sự xâm lăng tiếp diễn. Bây giờ trước sự bành trướng bá quyền của tập đoàn CS Bắc Kinh với đường quét của lưỡi bò, chìa khóa Cam Ranh CSVN có giao cho Mỹ??? 
Nếu năm 2002 VN giao Cam Ranh cho Tàu cộng thì CSVN không còn lối đi về... là điều chắc chắn vì bài học biên giới Việt-Tàu 1979 và tham vọng đáp ứng cho nạn nhân mãn của Tàu cộng cùng con đường tơ lụa trên biển của Tập Cận Bình. 
Bây giờ cộng sản Tàu ôm mộng xâm lăng bành trướng bá quyền, mang ý đồ toàn chiếm biển đông, xóa sổ VN thêm sao trên nền cờ Đại Hán theo mật chỉ Thành Đô. Để ngăn ngừa ý đồ đó và đẩy lui nạn bá quyền hòng từng bước tung hoành khu vực Thái Bình Dương để trở thành siêu cường, khống chế thế giới của Bắc Kinh, chính quyền và quốc hội Mỹ không thể bỏ ngỏ để cho Tàu cộng múa gậy vườn hoang. Điểm này TNS John McCain cũng đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ. Mỹ đã và đang ủng hộ giúp sức cho các nước trong khu vực Đông hải và Asean đang bị bành trướng Bắc Kinh đe dọa. Cụ thể là ở Philippines với hiệp ước năm 1951, và hơn nữa Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã phê chuẩn tăng gấp ba lần khoản viện trợ quân sự cho Phi so với năm trước. Với thế trận gọng kềm hình cung mà Mỹ đã triển khai thì chiếc chìa khóa Cam Ranh trao tay cho Mỹ là điều đúng đắn. Bởi một khi có Cam Ranh trong tay, Mỹ sẽ dễ dàng khống chế bá quyền Bắc Kinh đang đe dọa biển Đông. Khi đó họa mất nước hoặc tiêu hao bờ cõi của các quốc gia ở trong khu vực về tay Bắc Kinh trong đó có VN sẽ được hóa giải. Cũng như sau năm 1979 Nga đã ngồi ở Cam Ranh thì Bắc Kinh phải thối lui bước xâm lăng. 
Một vấn đề quan trọng nữa là với thế trận gọng kềm hình cung Mỹ giăng ra là để bảo vệ an ninh cho cả vùng TBD và thế giới chứ không riêng một nước nào. Do đó ta không nên lấy sự sợ hãi khi giao chìa khóa biển Đông cho Mỹ như suy nghĩ đắn đo và từ chối khéo để khỏi giao cho Tàu trước kia.
Khác xa Đại Hán
Thực tế chứng minh trong hơn ½ thế kỷ qua Mỹ không có bản chất bành trướng, xâm lược như Bắc Kinh. Cụ thể như ta thấy trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ cũng đổ xương máu, tài sản vào. Đến bây giờ quân đội Mỹ vẫn còn hiện hữu nhưng chính phủ Hàn Quốc vẫn luôn là một chính thể độc lập, tự do, đất nước mỗi ngày một tiến bộ văn minh và đã trở thành con rồng châu Á. Một Philippines hàng mấy thập kỷ Mỹ đặt các căn cứ quân sự như căn cứ Subic, Clark nhưng khi thấy tình hình không còn nhu cầu cần thiết cho an ninh thì tự tháo dỡ rút lui. Binh sĩ Mỹ hiện diện lâu dài đến ngày hôm nay nhưng trong tinh thần yểm trợ Phi về mọi mặt. Trong những giây phút bị đe dọa sự toàn vẹn hải đảo, bờ cõi thì Phi luôn có Mỹ chống lưng. Phi là một nước trong khối Asean độc lập tự do dưới chính thể Tổng Thống chế. Thái Lan cũng như Philippines và Hàn Quốc. Mỹ luôn hiện diện trong bất cứ thời khắc nào khi đất nước sở tại thấy cần giúp đỡ. Bây giờ vì tình hình đặc thù của khu vực và châu Á Mỹ cần tái hiện diện ở căn cứ hải cảng U-Tapao thì chắc chắn một điều rằng không có một vấn đề gì trở ngại xảy ra. Một nước lớn của châu Á và thế giới như Nhật Bản cũng luôn đặt Mỹ trong vị thế đồng minh và Mỹ luôn hỗ trợ Nhật để giữ gìn an ninh cho chính mình và khu vực. 
Xuyên suốt những sự kiện và tình hình từng nước ở Châu Á TBD như đã kể trên thì có thể xem Mỹ như là một cây đại thụ tỏa bóng râm che mát cả vùng trời rộng lớn này để chống lại cơn nhiệt bành trướng của Tàu cộng. 
Đậm nét Nhân Văn
Một khía cạnh nữa cũng cần nói nơi đây là vấn đề dân chủ nhân quyền cho VN điều mà toàn dân hơn 80 triệu người VN đều mơ ước - trừ hơn 3,5 triệu đảng viên CSVN ra. Thế nhưng dưới sự cai trị độc tài, sắc máu của CSVN, con đường đưa đến dân chủ tự do, nhân dân no ấm là điều không dễ dàng, đầy chông gai, máu và nước mắt sẽ đổ ra. Tất cả những người dân VN yêu nước, các tổ chức chính trị, các đoàn thể nam nữ thanh niên sinh viên học sinh, các tổ chức dân sự, hội đoàn, tôn giáo yêu chuộng hòa bình và tràn đầy nhân ái chắc chắn đều quan tâm và suy nghĩ cho con đường cách mạng VN. Tất cả những thành phần kể trên trong thời gian qua cũng đã ít nhiều đổ ra xương máu. Nhưng lối mở ra để cho con đường cách mạng VN tiến tới thật sáng sủa rõ ràng thì chưa xuất hiện. Tôi mong rằng với luồng gió đông đang từ bên kia bờ TBD thổi đến, tạo ra thế gọng kềm ngăn chặn bành trướng Bắc Kinh, cũng là lúc luồng gió ấy bắc nhịp cầu nhân quyền, dân chủ cho toàn dân VN bước qua mà không phải lâm vào cảnh tương tàn, khói lửa như đất nước Miến Điện đã và đang từng ngày thay da đổi thịt. Nhân dân Miến Điện đang từng bước hít thở được không khí dân chủ tự do. Nếu được vậy thì lúc bấy giờ trên đất nước ta CS sẽ tự cuốn cờ mà tìm về với "Mác". (còn tiếp) bài 2 với sự diễn biến của tình hình thực tại có liên quan với chuyến Mỹ du của TBT đảng CSVN Nguyễn phú Trọng.
Còn tiếp...
30.06.2015

Tin anh Sang tui chết liền!!!

 Tin anh Sang tui chết liền!!!


Chủ tịch Sang: “Đã đàm phán nảy lửa về chủ quyền Biển Đông” và “Chúng tôi không để ngư dân tự bơi”. 
CTV Danlambao Đó là những phát biểu nổ như kho đạn Long Thành từ cửa miệng của đồng chí Tư Sang tại buổi tiếp xúc cử tri vào ngày 29 tháng 6, 2015 tại thành Hồ.
Khi được hỏi nhà nước đã có những giải pháp gì để giải quyết tình trạng Tàu khựa gây rối ở biển Đông, ông Sang đã khẳng định về những chính sách hỗ trợ cho bà con ngư dân từ nhà nước, từ các tổ chức, quỹ giúp đỡ. Bản thân ông cũng nhiều lần trực tiếp xuống các tỉnh để kiểm tra hiệu quả của những chính sách hỗ trợ này. 
Toàn là chuyện hỗ trợ ngư dân vay tiền để bám biển. Còn vấn đề biển bị các đồng chí “lạ” múa gậy biển hoang, hải quân VN không thấy bóng dáng nơi mô để bảo vệ biển đảo, ngư dân thì ông Sang... vờ.
Ông Sang cũng bày tỏ sự phấn khởi: Mỗi năm đội tàu công suất lớn của chúng ta một nhiều hơn, đó là điều rất đáng mừng... Ông Sang không thèm biết rằng, công suất tàu lớn hơn không là cái gì cả trước nòng súng của hải tặc Bắc Kinh.
Và ông còn tha thiết, thuỷ chung rằng: “Chắc chắn, chúng ta sẽ không thể để cho ngư dân tự bơi một mình được. Nhưng ai bơi với ngư dân thì ông Sang ngậm bò hòn, chắc chắn rằng bơi lội ngoài khơi không phải là chuyện của các anh Hùng Dũng Sang Trọng. Và anh Thanh (đang bị mất tích) chắc cũng không rồi. 
Về tình hình biển Đông và thái độ của đảng “vinh quang” đối với Tàu khựa xâm lược thì khẩu súng móm của ông Sang nổ lớn hơn súng thật của hải tặc biển Đông: hành động của chúng ta không chỉ là những lời phản đối, mà sau đó còn có cả những cuộc đàm phán nảy lửa
Nảy lửa như thế nào ở “phía sau” thì chỉ có lãnh đạo đảng “ta” và đảng “bạn” biết. Còn “phía trước” thì dân ta chỉ thấy đường sân bay, hải đăng, cơ sở quân sự dân sự của Tàu đang trơ gan cùng tuế nguyệt ở Trường Sa và cái khoan HD-981 lại một lần nữa đang hò khoan khoan hò tại vùng quần đảo Hoàng Sa.
Nảy lửa!!! 
Tin chết liền đó anh Tư!!!

Đảng

 Đảng


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Muốn cùng nhau đốt làng, phá xóm, tống tiền, cướp xế, cuỗm nhà, hôi của: lập đảng cướp. Muốn quy tụ anh hùng hào kiệt, phất cờ khởi nghĩa, huy động nhân dân bỏ cũ làm mới, làm một cuộc đổi đời: lập đảng cách mạng. Muốn nắm chính quyền, lãnh đạo quốc gia, trị vì thiên hạ: lập đảng chính trị
Muốn cùng nhau đốt làng, phá xóm, tống tiền, cướp xế, cuỗm nhà, hôi của, phất cờ khởi nghĩa, làm cắt mạng, cướp chính quyền và độc quyền cai trị: lập đảng cộng sản.
Lập đảng và sinh hoạt đảng xưa cũ như chuyện những nàng Kiều. Phải biết chào hàng và biết ngủ với bất kỳ ai. Nhưng nó vẫn là một hiện tượng bình thường trong lịch sử sinh hoạt của con người. 
Nó chỉ không bình thường khi tên gọi của nó là đảng cộng sản. Không bình thường khi nó vừa là đảng cướp vừa là đảng cắt mạng và vừa là đảng độc tài chính trị.
Tình trạng bất bình thường này phải nói là hiếm khi nhân loại bước vào thế kỷ 21 văn minh và tiến bộ. Nó chỉ còn hiện hữu ở vài nơi, như những loài thú hiếm sắp bị tuyệt chủng. 
Chỉ khác là không ai muốn bảo vệ nó loài thú hiếmđiếm này mà chỉ mong nó: chết lẹ cho xong.

Không gọi đảng tào lao vô đối thì gọi là gì?

  Không gọi đảng tào lao vô đối thì gọi là gì?


Le Nguyen (Danlambao) - Có lẽ trong các đảng phái chính trị cầm quyền, chỉ có đảng cộng sản là đảng chính trị phá hoại tài nguyên quốc gia, đốt tiền thuế của dân vào những chuyện tào lao thuộc vào hạng vô đối. Các đảng cộng sản, ngay cả thời hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa còn “bừng bừng khí thế” và lý tưởng cộng sản còn lừa bịp được nhân loại thì đảng cộng sản Việt Nam cũng đã là đảng đặc biệt vô đối trong cái khoản chi tiêu ngân sách, tài nguyên, vật lực quốc gia vào nhiều vụ việc rất ư là tào lao... tào lao đến độ xuẩn động qua một số vụ việc tào lao cụ thể như sau:
Tào lao một là dù nước nghèo, dân đói nhưng đảng vẫn gồng mình mua thiếu, thế chấp đất đai, biển đảo để đổi lấy vũ khí, tự nguyện xung phong làm lính đánh thuê cho Nga-Tàu. Mãi cho đến nay sau nhiều thập kỷ chấm dứt chiến tranh với nhiều lần gom góp vốn liếng còm cõi trả nợ nhưng nợ mẹ đẻ nợ con gần như mất khả năng chi trả và nợ nần cho chiến phí đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng được đảng xếp vào diện bí mật quốc gia, không người dân nào quan tâm được biết?
Tào lào hai là việc chi phí tổ chức đại hội đảng như đến hẹn lại lên mỗi 5 năm một lần. Bên cạnh đó là không biết bao nhiêu lần hội nghị đảng giữa kỳ cùng với nhiều cuộc họp to, cuộc họp bé của bộ chính trị, của ủy viên trung ương đảng cho đến các cuộc họp đảng bộ, chi bộ từ trung ương cho đến địa phương tiêu tốn biết là bao thời giờ, tiền bạc. Nếu kể cả đốt tiền cho việc tổ chức học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức không có thật của Hồ Chí Minh và mới nhất là việc thủ tướng chính phủ ký quyết định hỗ trợ 1.415 tỷ 723 triệu đồng để tổ chức đại hội đảng các cấp địa phương để “tuyển lựa ca sĩ” đi hò hét ở đại hội đảng khóa XII thì quả là tào lao vô đối.
Tào lao ba là trả lương cho các nghị gật nói nhăng nói cuội trong cái cơ quan được đảng, nhà nước ưu ái, trân trọng gọi là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Cái nơi “diễn trò” làm ra luật cho nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với không ít luật trời ơi như luật nổ súng... luật quy định về đặt tên con... luật hôn nhân đồng tính... luật chó mèo... cùng với một số luật gặp bế tắc khi đưa vào cuộc sống như luật cấm hút thuốc nơi công cộng, luật cấm đái bậy... và mới đây là luật bảo hiểm xã hội đã bị công nhân “giai cấp tiên phong lãnh đạo nhà nước, xã hội” chống đối buộc phải bãi bỏ.
Tào lao bốn là việc diễn trò làm ra hiến pháp, thay đổi hiến pháp và trò diễn hiến pháp mới nhất là rầm rộ phát động phong trào toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp năm 2013 nhưng tất cả các bản hiến pháp trừ bản hiến pháp năm 1946 ra, không có bản hiến pháp nào của đảng cộng sản làm ra thực sự là hiến pháp, là bản giao kèo, thỏa thuận giữa người dân với tầng lớp cầm quyền, là bộ luật cao nhất của quốc gia. Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực chất chính là cương lĩnh, là bàn tay nối dài của đảng cộng sản Việt Nam vì các quy định luật pháp trong hiến pháp luôn nằm sau cương lĩnh đảng.
Tào lao năm của việc đốt tiền thuế của dân là việc đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đang thực hiện tổ chức vận động, treo giải cho cuộc thi “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước” gồm có: một giải đặc biệt 1 tỷ đồng; một giải nhất 300 triệu đồng; ba giải nhì 100 triệu đồng; năm giải ba 30 triệu đồng; bốn mươi giải khuyến khích 5 triệu đồng với bằng chứng nhận. Trừ giải khuyến khích ra, mọi giải thưởng đều có cúp và bằng khen của đảng ủy khối doanh nghiệp.
Tại sao gọi việc tổ chức vận động hiến kế đổi mới cơ chế... của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương là đốt tiền thuế của dân rất tào lao bởi tại rằng, thì, là... chính khối doanh nghiệp “quỷ, ma” này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đẩy kinh tế đất nước chìm sâu xuống đáy khủng hoảng không lối thoát và để thấy khối doanh nghiệp “đảng quỷ, đảng ma” tổ chức vận động treo giải thưởng hiến kế tào lao ra sao, chúng ta cần hiểu sơ qua về lịch sử cái gọi là đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương?
Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương còn được gọi đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương, thành lập ngày 11/04/2007 là cấp ủy trực thuộc ban chấp hành trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của bộ chính trị, của ban bí thư trung ương nhằm chuẩn bị “bơi ra biển lớn” của thời kỳ gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 
Lúc mới thành lập đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương có 31 đảng bộ trực thuộc với trên 47 nghìn đảng viên. Đến cuối năm 2009 con số đảng viên được đảng tuyển chọn bổ xung, khoát áo doanh nhân tăng lên 52 nghìn. Sang đến tháng 05/2010 là thời kỳ vàng son của các doanh nghiệp nhà nước từ 31 đảng bộ doanh nghiệp tăng lên 33 đảng bộ với 65 nghìn đảng viên.
Con số Đảng bộ, đảng ủy trực thuộc khối doanh nghiệp trung ương được phân bổ như sau:
- Lĩnh vực công nghiệp có 8 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn dầu khí; Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Dệt may; Tập đoàn Điện lực; Tổng Công ty Thép Việt Nam; Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp có 4 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng Công ty Lương thực miền Bắc; Tổng Công ty Lương thực miền Nam; Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
- Lĩnh vực giao thông vận tải có 4 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy.
- Lĩnh vực xây dựng có 3 đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị; Tập đoàn Sông Đà; Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam.
- Lĩnh vực thương mại dịch vụ có ba đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tổng Công ty VTC.
- Lĩnh vực ngân hàng có 6 đảng bộ, đảng ủy gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
- Lĩnh vực tài chính bảo hiểm có ba đảng bộ, đảng ủy gồm: Tập đoàn Bảo Việt; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.
Hai đảng bộ, đảng ủy thành lập sau cùng là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) và tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (Tập đoàn Sông Đà).
Như thế đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đã thu tóm, phủ trùm lên mọi ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia với sự tuyển chọn các bộ óc, chuyên gia hàng đầu về kinh tế xã hội chủ nghĩa của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam và khối doanh nghiệp “ma quỷ” còn được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của bộ chính trị, ban bí thư trung ương đảng với nhiều thuận lợi không thể thuận lợi hơn cho cơ hội kinh tế quốc gia cất cánh nhưng kết quả không đầy một thập kỷ ra đời, tồn tại và phát triển của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đem đến cho người dân Việt Nam là gì?...
Chẳng có gì khả quan sau gần một thập kỷ lèo lái kinh tế dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị đã để lại cục nợ cả nghìn mỹ kim trên lưng, mỗi đầu người dân, cùng với những công trình xây dựng đắt giá nhất thế giới nhưng chất lượng kém cỏi nhất thế giới và với môi trường làm việc kém an toàn vào hạng chót bét của khu vực... Tồi tệ nhất là nền tảng phát triển kinh tế do đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương cầm trịch đã sụp đổ hoàn toàn.
Nhìn vào hậu quả kinh tế do đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương để lại, với đầu óc không cần “thông minh” như tập thể lãnh đạo đảng, nhà nước đảng cộng sản Việt Nam tự hào! Ai cũng có thể hiểu là tư duy kinh tế của đảng ủy khối doanh nghiệp đã có vấn đề kém hiệu quả, nếu không nói là vô dụng, là bỏ đi. Thế thì đảng ủy khối doanh nghiệp cứ nhắm mắt làm chuyện tào lao, là tổ chức vận động “hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước” để đốt tiền thuế của dân- việc làm đó không gọi tào lao thì gọi là gì?
Cụ thể tào lao của hiến kế đổi mới chính là cái khung nội dung hiến kế đổi mới định sẵn của đảng ủy khối doanh nghiệp với những cụm chữ vô hồn có chữ nhưng không có nghĩa như sau:
“1) Hiến kế về đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô:

- Hiến kế, đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô tạo động lực mới cho phát triển sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế đất nước nói chung hoặc của ngành, địa phương; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Hiến kế đổi mới, tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các kế sách, chiến lược tạo đột phá đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu lực, kỷ luật, kỷ cương, tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế.

- Hiến kế, đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô tạo động lực để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương.

2) Hiến kế về cơ chế, chính sách, giải pháp nội bộ doanh nghiệp:

- Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách nội bộ, các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tạo đột phá phát huy các nguồn lực, tạo động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.

- Các sáng kiến, giải pháp tài chính, kinh doanh, kỹ thuật giúp đặc biệt nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3) Hiến kế về công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp:

Hiến kế về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị xã hội trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng, các doanh nghiệp nói chung để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.”
Có lẽ tào lao vô đối của nội dung cuộc vận động hiến kế đổi mới có thưởng là ý lời của các câu chữ đại loại như “...hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng... nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp...” Tào lao quá đi các ông bà lãnh đạo đảng ta ơi, vì có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đâu để mà hoàn thiện và tổ chức hoạt động đảng trong doanh nghiệp là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất chứ không phải là động lực giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững!
Điển hình là các công ty có 100% vốn nước ngoài hoặc do công ty nước ngoài nắm quyền chủ động quản trị điều hành, không có tổ chức đảng xen vào công việc nội bộ của công ty. Tất cả đều phát triển ổn định, bền vững trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, dù kinh tế thế giới có suy trầm và kinh tế Việt Nam có chìm dưới đáy khủng hoảng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ.
Thành công của công ty nước ngoài ở Việt nam là mô hình hiệu quả của các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh, sản xuất nằm ở trước mắt trước mũi các ông bà tự xưng là đỉnh cao trí tuệ của loài người, cớ sao các “đỉnh cao đảng ta” không học hỏi làm theo, tuy có tốn ít nhiều chất xám trí tuệ? Bài học quản trị doanh nghiệp khoa học hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định bền vững có ở đâu xa đâu, nó nằm ngay trong các công ty tư doanh nước ngoài hoạt động kinh doanh, sản xuất trên sân nhà các ông bà. Con mắt các ông bà để ở đâu, với 33 đảng bộ khối doanh nghiệp, 65 nghìn đảng viên chuyên trách kinh tế cộng với nguồn lực tài chánh dồi dào, có sự chỉ đạo, tham mưu trực tiếp của bộ chính trị, của ban bí thư trung ương đảng mà vẫn cứ loay hoay trong vũng lầy chữ nghĩa “mơ Hồ, Mác, Lê” không lối thoát thì không gọi đảng cầm quyền, là đảng tào lao hủy hoại tài nguyên, đốt phá tiền thuế của dân vô đối thì phải gọi là gì? 
30/06/2015
__________________________________________
Tham khảo:

29/6/15

Ngựa hoang Trung Quốc - cần cái roi

  Ngựa hoang Trung Quốc - cần cái roi


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Kể từ sau thế chiến II, dưới bóng cờ gìn giữ hòa bình LHQ, đa số chính phủ các quốc gia trên thế giới đều rất chuẩn mực đạo đức, thể hiện uy tín tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Tuy nhiên, cá biệt có vài thể chế bất chấp điều này sẵn sàng chà đạp công pháp quốc tế như: dù đã ký 2 HĐ Geneve 1954 và Paris 1973 CS Bắc Việt vẫn xâm chiếm miền Nam Việt Nam, Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, Iraq xâm lược (thất bại) Kuwait, nước Nga xâm chiếm Crimea và hiện nay Trung Quốc đang công khai xâm chiếm biển Đông đều có cùng một kịch bản là: “lãnh thổ của chúng tôi” (nhưng trên bản đồ hiện hữu của chính họ và quốc tế thì không hề có) rất ngang ngược trái với Hiến Chương LHQ phá vỡ tôn ti trật tự văn minh của nhân loại.
TT/Putin nước Nga sau khi xua đoàn quân “ma” khẩu trang che mặt quân phục không tên không phù hiệu ẩn dưới danh nghĩa dân quân địa phương xâm chiếm được Crimea, để củng cố an toàn cho thành quả đó thì Nga đang tích cực thò tay tiếp lữa tạo điểm nóng ở Đông Ukraine nhằm trói chân Kiev, Mỹ và liên minh NaTo. 
Trên Biển Đông hiện nay Trung Quốc cũng sử dụng sách lược gần giống như vậy với thế giới, cụ thể là trực tiếp với Việt Nam. 
Sau khi xây dựng TP/Tam Sa trên đảo Phủ Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, bê tông hóa pháo đài biển Gạc Ma cướp được của Việt Nam bằng sức mạnh quân sự (1974 và 1988) Trung Quốc tiếp tục khuấy động biển Đông với việc tháng 5 năm 2014, đưa giàn khoan Hải Dương 981 cắm sâu vào khu vực thềm lục địa lãnh hải VN sẵn sàng cho tàu thuyền đâm va, gần đây là nạo vét bồi đắp qui mô lớn 7 đảo đá ngầm biến thành các căn cứ quân sự. 
Trong khi tuyệt đại bộ phận truyền thông và ngoại giao đoàn các quốc gia trên thế giới đều chỉ trích phản đối, không một chính phủ nào (kể cả 4 nước XHCN/CS) bênh vực cho hành vi này, thì Trung Quốc biện minh rằng chỉ xây dựng trong vùng 9 đoạn (lưỡi bò) thuộc chủ quyền từ lâu của mình (Bạch thư TQ 2015)… Nhưng lại trơ trẻn lì lợm cực lực bác bỏ lời thách thức của CP/Philippines cùng ra tòa tranh tụng pháp lý chủ quyền trong đơn kiện tại Tòa Trọng tài thường trực ITLOS The Hague - Hà Lan, trong lúc chính Trung Quốc lại là một trong 157 quốc gia cùng với Philippines đã chấp nhận ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS – 1982.
Trái với nhận xét của Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) người theo sát tình hình Biển Đông, nhận định: Trung Quốc sẽ không điều giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam như năm 2014. (news.zing.vn -18/5).
(Giáo sư Carl Thayer Học viện Quốc phòng Australia)
Thì bất ngờ ngày 26/6/2015, Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại biển Đông gần lãnh hải Việt Nam. Cục an toàn Hàng hải Trung Quốc công bố giàn khoan Hải Dương 981 của nước này sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông. (phía nam cửa Vịnh Bắc Bộ và tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.) (BBC. 26-6-2015).
Đây là vùng “nhạy cảm” nằm trong khu vực chồng lấn Vinh Bắc Bộ, mà nếu nói như lời TBT đảng CSVN/Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 09-04-2015: "TQ và VN truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em” Thì giàn khoan này không thể vì tình “anh em” mà thả neo khoan thăm dò dầu khí một cách vô trách nhiệm như vậy (vi phạm thông lệ quốc tế). Nó sẽ gây thêm căng thẳng vốn dĩ đang gay gắt trong khu vực mà vụ việc Hoàng Sa (gần vị trí neo đậu hiện nay của 981) Việt Nam đang tranh chấp với TQ vẫn còn là chuyện thời sự…
Liên quan vấn đề này, ngày 26/6, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho hay: Các lực lượng giám sát biển của Việt Nam luôn luôn theo dõi các diễn biến và sẽ có biện pháp thích hợp.!? ông Hồ Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cũng cho hay: Cục Kiểm ngư đang tiếp tục phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển theo dõi, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981.!? Riêng Tiến sĩ Trần Việt Thái, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, cho biết theo quy định của luật pháp quốc tế, nếu giàn khoan này di chuyển vô hại thì mình không được ngăn cản. 
Rất ngạc nhiên là cùng ngày (26/7) Cục Hàng hải Trung Quốc công bố với báo chí quốc tế tại Bắc Kinh giàn khoan Hải Dương 981 của nước này sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ nói trên, nó đang cố định gây “tai hại” cho chủ quyền trên vùng chồng lấn của Việt Nam chứ không phải di chuyển lang thang vô hại như cách phát biểu của các quan chức VN.
Có tới 2 cơ quan VN từ xa đứng nhìn như thế “để làm gì”? Để chờ xin Trung Quốc cho xem ké kết quả: Chiều sâu khai thác? trữ lượng và giá trị được bao nhiêu? Phẩm chất dầu thuộc loại nào… à?.
Họ như quên mất khía cạnh im lặng cũng là đồng tình, không phản ứng tích cực cũng có nghĩa là Hoàng Sa (đang tranh chấp) và vùng biển phụ cận chồng lấn hoàn toàn thuộc Trung Quốc trước truyền thông công luận quốc tế. Một thông báo yêu cầu TQ di chuyển 981 ra khỏi vùng chồng lấn là cần thiết, tránh làm cho phức tạp khu vực (dù Trung Quốc sẽ bất tuân) cũng không thấy phía Việt Nam lên tiếng? Đặt ngược vấn đề, nếu VN đơn phương đặt giàn khoan thăm dò tại đây liệu có yên với TQ?.
Giàn khoan Trung Quốc - Hải Dương-981 quay trở lại biển Đông
“thật là điên rồ nếu Bắc Kinh lại muốn đưa giàn khoan Hải Dương 981 
vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thêm một lần nữa” 
-Tiến sỹ Ian Storey (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore).
Không điên chút nào, Bắc Kinh rất tự tin và tỉnh táo để hành xử như vậy vì biết rằng sắp tới, TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ công du Mỹ từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 7, gặp gỡ và hội đàm với TT Obama tại Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên Mỹ “đặc cách” mời người cầm đầu đảng CS Việt Nam đến Mỹ, vào Tòa Bạch Ốc .
Đưa 981 ngạo nghễ cắm vào vùng biển nhạy cảm (giữa Đà Nẵng, Huế và Hoàng Sa) không còn là động thái “rung cây nhát khỉ” mà Bắc Kinh trực tiếp cảnh báo với các chóp bu CSVN (những vệ tinh nằm trong lực hấp dẫn của TQ) và luôn cả khu vực rằng: Trung Quốc không muốn có thêm sự can thiệp của bên thứ ba vào tiến trình giải quyết tranh chấp, vì trên sân chơi biển Đông có luật riêng của Trung Quốc, Bắc Kinh là người cầm chịch điều khiển chứ không cần trọng tài nào cầm còi, dù bản thân Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế, thu hút sự quan tâm của nhiều nước. 
Hơn một thập niên qua và hiện nay các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đã nói lên sự ngang ngược như thảo khấu đó. 
Điều gì đã khiến “ông lớn” Bắc Kinh một trong 5 thành viên thường trực của HĐBA/LHQ phớt lờ hệ thống ngoại giao, tài phán pháp lý lẫn công luận quốc tế, vứt bỏ danh dự uy tín của chính mình gây thù hằn tạo ác cảm với nhiều nước khác một cách tồi tệ trắng trợn như vậy? 
Không khó để nhận diện ra bản chất - Cho đến thời điểm này - kể từ sau thế chiến II- chưa bao giờ Bắc Kinh có được “thiên thời” to lớn như hiện nay, Qua mặt Nhật Bản, kinh tế vươn lên hàng thứ 2 sau Mỹ, trữ lượng thặng dư ngoại hối nhiều nhất thế giới 3.950 tỷ USD ngân sách quốc phòng hàng năm liên tục tăng 2 con số, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh (đưa người lên không gian) xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới năm 2014 (hơn Đức bằng Nga chỉ sau Hoa Kỳ) bên cạnh đó là bối cảnh “trật tự” thế giới có nhiều xáo trộn theo chiều hướng có lợi cho Trung quốc, nền kinh tế tài chính độc tôn của Mỹ và Phương Tây lâm bệnh trầm kha, sức khỏe nội lực suy kiệt kéo theo quyền năng “cảnh sát quốc tế” Mỹ suy giảm. 
Trong khi đó với ngân sách quốc phòng 145 tỷ đô/năm, một kho bom hạt nhân, 1773 bệ phóng tên lửa hành trình, 9150 xe tăng, 2860 máy bay, 1 hàng không mẫu hạm, 47 tuần dương tên lữa, 25 khu trục tên lửa, 67 tàu ngầm. (Theo Global Firepower.com). Những ưu ái như “thiên thời” ban cho mà cách đây nữa thế kỷ Trung Quốc không thể mơ thấy được, đó chính là nguyên nhân kích thích giấc mộng mưu đồ “bá chủ” thiên hạ mãnh liệt bùng lên trong tư duy các chóp bu CSTQ hiện nay ở Bắc Kinh, mà biển Đông Việt Nam và biển Hoa Đông Nhật Bản nằm trong tiêu cự bành trướng biển trước mắt. 
Bắc Kinh như kẻ vô ơn bạc nghĩa, hoàn toàn quên mất cách nay chưa tròn thế kỷ (1945-2015) máu của những người lính Nga và Mỹ đã thắm đẫm trên đất Hoa Lục và Thái Bình Dương để đánh tan bộ binh và hải quân phát xít Nhật giải phóng Trung Hoa khỏi ách xâm lược cho Mao Trạch Đông thuận lợi thành lập nước Trung Hoa CS ngày nay.
Qua các dẫn chứng khái quát nói trên, quả thực là tại thời điểm này rất khó cho bất cứ quyền lực nào tròng được sợi dây cương vào đầu con ngựa chứng hoang dã bất kham Trung Quốc bởi dù ngồi chễm chệ vào một trong 5 cái ghế quan trọng của HĐBA/LHQ nhưng ngay cả công lý quốc tế đối với đại hán cũng là con số không tròn trịa qua lời Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), nói với báo chí về việc Philippines kiện Trung Quốc, liệu Trung Quốc có chấp nhận hiện diện tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) nơi giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này cùng với Philippines , Giáo sư Zachary Abuza khẳng định: “Tôi không tin Trung Quốc sẽ có bất kỳ phúc đáp nào chứ đừng nói là tham dự phiên tòa”. (TT online 4/6/2014)
Còn tệ hơn thế, tờ South China Morning Post ngày 12.12.2014 dẫn lời một giáo sư Trung Quốc ông Shen Dingli, chuyên gia an ninh của Học viện Nghiên cứu quốc tế Đại học Fudan (Trung Quốc) phát biểu trịch thượng như “lên lớp” với học trò trong một diễn đàn an ninh diễn ra ngay tại thủ đô Manila (Philippines). ông Shen Dingli cho rằng đơn kiện này sẽ là một “sai lầm” bởi vì Bắc Kinh có thể rút khỏi UNCLOS. “Philippines càng muốn kiện Trung Quốc, Trung Quốc càng muốn rút khỏi UNCLOS”, khả năng ITLOS quyết định sẽ không đưa ra phán quyết nào về vụ kiện này bởi vì phán quyết ấy có thể làm tổn hại đến UNCLOS.!? 
Nhiều chuyên gia luật biển quốc tế phải che miệng cười: Một “ông lớn” đang lên của thế giới mà vào, ra, một công ước quốc tế LHQ như đi chợ khi lòng tham bị vạch mặt? Và cho rằng đó chỉ là “đòn gió, già mồm” hù dọa của Bắc Kinh khi chiều dài vạn dậm của lãnh hải TQ có nhiều hải đảo cùng tranh chấp với nhiều quốc gia khác nhau (trong đó có đồng minh với Mỹ) thì Trung Quốc từ bỏ rút ra khỏi UNCLOS là đối diện với nhiều thiệt hại, hiểm nguy vô bờ bến. Vì vậy cũng ngay ở Trung Quốc một giáo sư khác Ông Zhang Mingliang, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam (Trung Quốc), thực tế hơn cho rằng Trung Quốc rất lo ngại việc Philippines mang vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông ra tòa án quốc tế (dù Trung Quốc không chấp nhận) cũng sẽ làm “phức tạp” thêm uy tín và méo mó hình ảnh Trung Quốc đang trỗi dậy.
Và như thế kiện Trung Quốc dù kết quả nó ra sao vẫn là phương cách tốt nhất mà một nước nhỏ như Philippines bị Trung Quốc bắt nạt có thể, rất nên và đã làm trong thời đại văn minh, thế giới phụ thuộc vào nhau như dưới một mái nhà hiện nay. 
Công luận quốc tế cũng đồng ý vụ kiện sẽ nâng tầm giá trị lên rất cao và cuộc “dạo chơi” trên biển Đông của Trung Quốc không êm ái chút nào nếu Việt Nam song hành cùng kiện như Philippines, tuy nhiên dù bị Trung Quốc xử tệ hơn Philippines, nhưng nhà nước và đảng CSVN vẫn “bất động” lại còn hợp tác song phương? Kể cả giải quyết tranh chấp mà không cần đến công pháp quốc tế (chưa bao giờ kiện thưa Trung quốc)? Dù lúc nào cũng nói khẳng định có đầy đủ chứng lý không thể tranh cãi về Hoàng Sa đang bị TQ chiếm giữ xây dựng?. 
Song song bên cạnh nỗ lực kiện TQ để khuấy động lương tâm nhân loại, công pháp quốc tế, thì một biện pháp cứng rắn khác rất đáng chú ý, là chỉ dấu một cách xóa bỏ vô hiệu đường 9 đoạn lưỡi bò mà Bắc Kinh đang giăng ra tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Mới đây trong hai ngày 16-17/06/2015, Trường Hải chiến Hoa Kỳ - U.S. Naval War College trụ sở tại Newport, tiểu bang Rhode Island, đã tổ chức cuộc hội thảo thường niên về chiến lược Current Strategy Forum 2015, với chủ đề: “Chiến lược và sức mạnh hải quân trong một môi trường có tranh chấp” (Strategy and Maritime Power in a Contested Environment). Các động thái quyết đoán của Trung Quốc gần đây tại Biển Đông, đặc biệt là việc rầm rộ bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng Trường Sa trở thành một trong những đề tài thảo luận kỹ lưỡng tại diễn đàn này. 
Được mời tham gia hội thảo, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã có một bài tham luận rất đáng chú ý về Chiến lược hải quân và quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông (National, Military, Maritime Strategy and the South China Sea).
Giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc 
tại Trường Hải chiến (U.S. Naval War College) ở Newport, ngày 17/06/2015.
Mặc định hiển nhiên, Mỹ và các đồng minh trong khu vực luôn thách thức, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong 3 địa hạt:
1/ Lực lượng Mỹ liên tục thách thức đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền trên toàn biển Đông. 
2/ Lực lượng Mỹ cũng thách thức nỗ lực bất hợp pháp của Trung Quốc muốn giới hạn hoạt động quân sự bên trong vùng 200 hải lý khu đặc quyền kinh tế biển của Trung Quốc, dù tính từ đất liền hay từ các đảo.
3/ Lực lượng Mỹ thách thức quyền đòi lãnh hải 12 hải lý tính từ các bãi đá ngầm.
Dựa trên khuyến cáo đã được 4 Thượng nghị sĩ có uy tín tại Thượng viện Hoa Kỳ (John McCain, Jack Reed, Bob Corker và Bob Menendez) gởi đến chính quyền Mỹ vào tháng 03/2015.
Giáo sư Carlyle A. Thayer đề xuất: Hải quân Mỹ cần tăng cường hiện diện và tập trận tại Biển Đông nhiều hơn nữa.
“Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục công cuộc phô trương một cách hung hăng Hải quân của họ hàng năm ở Biển Đông, đây là cơ hội để Hải quân Mỹ, Nhật, Úc và những nước cùng quan điểm tổ chức các đợt tập trận thường niên ở Biển Đông tương tự, những cuộc tập trận đó phải được quảng bá rộng rãi để tăng cường tính minh bạch.

Các cuộc tập trận cho phép Hoa Kỳ cụ thể hóa trong thực tế chính sách từng tuyên bố là chống lại sự hù dọa, cưỡng ép để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược này chưa đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, nhưng có tác dụng trấn an các nước khu vực.

Hoa Kỳ nên tổ chức tập trận ở vùng biển bên trong xuyên qua đường 9 đoạn Trung Quốc tuyên bố. Các quan sát viên quân sự trong khu vực từ Philippines, Việt Nam, đến các quốc gia khác trong vùng nên được mời lên tàu Mỹ để theo dõi các cuộc tập trận đó. Quan sát viên nước ngoài cũng nên được tháp tùng theo các chuyến bay do thám trên không.

Mục tiêu là duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân liên tục trong đường 9 đoạn để ngăn không cho Trung Quốc sử dụng biện pháp đe dọa và cưỡng ép đối với Philippines, Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực bằng cách gia tăng các nguy cơ (mà Trung Quốc có thể gặp phải) khi trực tiếp đối đầu với Mỹ hoặc một đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Phạm vi và cường độ của các cuộc tập trận này có thể được thay đổi để đáp ứng với quy mô các hoạt động Hải quân của Trung Quốc trong khu vực”.(rfi news).
Đây có lẽ là một trong những giải pháp tương đối “mềm” với Trung Quốc trên biển Đông mà khả dĩ TT/Obama một nguyên thủ Mỹ không thích “chủ chiến” hay liều lĩnh có thể chấp nhận được trong một năm rưỡi tại vị còn lại trước khi một tổng thống Mỹ cứng rắn khác lên thay thế (ví dụ: Hillary Clinton ) – Bắc Kinh tuồng như đã “nắm thóp” được tư duy của ông Obama nên đã tận dụng thời cơ này (vừa qua) trên biển Đông và sẽ tiếp tục (sắp tới) trong 18 tháng còn lại của ông Obama. 
Tóm lại thì điều quan trọng là hành động. Câu hỏi là liệu các nghị sĩ Quốc Hội Mỹ có chịu đặt vấn đề với TT/Obama rằng Mỹ đã làm đủ hay chưa trách nhiệm “cảnh sát quốc tế” ở trên không và trên mặt biển ở biển Đông và các quốc gia khác có vì tự do giao thông hàng hải và công pháp quốc tế chịu sẵn sàng tham gia cùng (đi tuần) hay không để cùng nhau như đặt một cái roi trước mặt con ngựa chứng hoang dã để có thể thay đổi tính toán của Trung Quốc? Giải pháp còn bỏ ngỏ mà Bắc Kinh thì đang lợi dụng tình hình như con ngựa hoang tung vó trên biển Đông.
29/06/2015

Liên mạng "Lề dân" và Facebook đã thật sự làm ĐCSVN hoảng sợ

 Liên mạng "Lề dân" và Facebook đã thật sự làm ĐCSVN hoảng sợ


Nguyên Thạch (Danlambao) - (Bài viết phản hồi Bộ trưởng TT/TT Nguyễn Bắc Son "Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị")
Như lời tựa, tự nó đã nói lên rất nhiều. Điều mà tôi muốn nêu thêm ở đây là chúng ta (cư dân mạng) cùng những tác giả những bài viết lẫn "còm sĩ" cần luôn nhắc nhở lẫn nhau, bổ sung và quan trọng nhất là hãy bảo vệ cho nhau, đoàn kết hợp quần, tạo thành một quần thể trên không gian mạng tuy có vẻ là "ẢO" nhưng trên thực tế, quần thể này là những con người bằng da, bằng thịt, bằng suy nghĩ và hành động THẬT.
Thời đại tin học hôm nay đã cho phép con người ta xích lại gần nhau hơn, thông tin cho nhau nhanh chóng kịp thời hơn, từ những ưu điểm này, chúng cũng có thể là những sợi dây vô hình đã kết buộc nhiều người lại với nhau cùng chung một nếp suy nghĩ khi một vài sự kiện nào đó xảy ra. Điều ấy vô hình chung, chúng ta đã có được một tập hợp với sức mạnh của quần thể mà không phải tụ tập lại với nhau trong một khoảng không gian nhất định và cũng không cần phải trải qua những thao dợt về thể lực cùng sự hiện diện của mỗi cá nhân để có được những đoàn quân vững mạnh như những thời kỳ trong lịch sử cổ điển đã qua.
Theo chiều hướng văn minh của nhân loại đã hỗ trợ khá mạnh và rất rõ nét về ý niệm "Ý Dân là Ý Trời" trong sự biểu hiện mang tính tự nhiên của "Trưng Cầu Dân Ý" qua liên mạng toàn cầu. Một tổ chức chính trị, một guồng máy cầm quyền hay một cá nhân lãnh đạo nào đó sẽ nhận biết được phản ứng của quần chúng qua liên mạng như Facebook, Twitter hay Google về sự đồng thuận hoặc bất đồng thuận của tập thể cư dân mạng mà bất cứ cá nhân nào và ở bất cứ nơi đâu, bất luận là thượng vàng hay hạ cám đều cũng có thể tham gia, từ đó những tổ chức hay cá nhân trên sẽ có thái độ hoặc phản ứng phù hợp (accordingly) theo lô-gic. Sức mạnh này còn được gọi là "Sức mạnh quần chúng" trong phạm vi một quốc gia hay "Tầm nhìn thế giới" trong phạm vi toàn nhân loại.
Thời đại mà chúng ta đang sống hôm nay, những cá nhân bất chánh, những thể chế độc tài rất sợ sự liên hợp đồng nhất này bởi đây là một lực mạnh thật sự cho dẫu nó được hình thành trên một không gian dường như bị xem là "ảo". Vì thế các quốc gia cực đoan, bảo thủ và toàn trị như Bắc Hàn, Trung Cộng, Iran, Việt Nam...họ bằng mọi cách phải bưng bít để che dấu sự thật hầu duy trì sự cai trị và dĩ nhiên là sự cai trị trên cơ cấu phi chính nghĩa. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, sự cấm cản, hung bạo, độc tài, bưng bít và mụ mị... sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước mà nghèo nàn, tụt hậu, dân trí thấp kém, bạc nhược... là những hệ quả tất nhiên.
Chỉ có những đảng phái chính trị yếu đuối, nông cạn, nếu không muốn nói là đần độn mới sợ hãi sự cạnh tranh về mọi mặt, trong đó có ý thức hệ về chủ nghĩa, nhận thức và quan điểm về đường lối, chủ trương, tôn chỉ, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng... là những thứ mà đảng phái chính trị yếu kém, nhà cầm quyền với cơ chế toàn trị phi nhân bản mới ra sức cố tình cản ngăn để rồi phải đối mặt với sự thua sút, nghèo hèn đói khổ... đồng thời nhận lãnh luôn cả sự khinh bỉ của nhân loại văn minh tiến bộ.
29/06/2015

Không thể bỏ mặc đất nước (*)

 Không thể bỏ mặc đất nước (*)


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Danlambao) - Bạn biết không, chúng ta ngồi phê phán rồi chửi xiên xéo nhau rất dễ, mặc kệ ngoài kia đất nước này ra sao.
Tôi còn nhớ rất rõ diễn biến giàn khoan HD981 xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm ngoái. Lúc ấy, 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập kêu gọi biểu tình, có mục tiêu và khẩu hiệu cụ thể. Rất nhiều lời bàn ra tán vào. Và chúng tôi biết, để có mặt ở Sài Gòn, với biểu ngữ không theo định hướng trong tay giương cao - không hề là chuyện dễ. Mặc kệ những bàn tán, chúng tôi vẫn đi, vẫn làm, vẫn kiên trì với quyền được bày tỏ thái độ và mong muốn của mình.
Và ở giữa đám đông hôm ấy, tôi đã thấy, rất nhiều người hưởng ứng "Vì một quốc gia cường thịnh phải thay đổi" - "Hãy xứng đáng là lãnh đạo quốc gia" - "Không đòi ai trả núi sông ta" - "Tẩy chay 16 vàng 4 tốt" - "Bảo vệ ngư dân Việt Nam"....
Họ không e dè, không phê phán những biểu ngữ của chúng tôi!
Cuộc biểu tình sau đó bị dập tắt, bởi những kẻ khơi mào bạo loạn ở Bình Dương. 
Và cho đến nay, cho dù có nhiều hình ảnh, nhiều clip đăng tải những kẻ cầm đầu cuộc bạo loạn ấy được trang bị bộ đàm, chỉ huy đám đông rất chuyên nghiệp thì sự kiện Bình Dương chìm nghỉm một cách đáng ngạc nhiên.
Và kết quả là:
Năm 2015, lần đầu tiên lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý để Trung Cộng khai thác chung ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Giàn khoan HD981 một lần nữa lù lù tiến vào khu vực đang phân chia hải giới. Và dân tình im lặng... để mặc đảng và nhà nước lo cho đúng chủ trương.
Tôi còn nhớ lúc bắt đầu chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết - rất nhiều người cười cợt khi tôi bày tỏ quan ngại về Hội nghị Thành Đô 1990. Bạn tôi còn cho rằng tôi lo hão, lo xa.
Tôi im lặng, không giải thích vì tôi muốn một ngày nào đó bạn biết rằng ngoài việc kiên trì chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh, tôi đang từng bước muốn những người xung quanh biết họ có quyền gì, và vận dụng nó như thế nào. Cách làm có thể khác, nhưng quyền được biết là mục tiêu cuối cùng.
Thôi thì chúng ta không bàn về công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký nữa, lứa chúng ta sinh ra có đứa nào ở thời đó đâu? 
Nhưng ít nhất tôi và bạn nên biết, họ - các lãnh đạo đảng Cộng sản - đã ký kết cái gì như "nguyên tắc thoả thuận trên biển Đông", "tuyên bố chung Việt - Trung"... và tại sao sau khi ký kết thì ngư dân ta vẫn bị bắt, bị đánh đập và bị cướp bóc trên chính ngư trường của Việt Nam, dân lao động Trung Quốc có mặt khắp nơi mà ta không quản lý được...?!
Chúng ta chửi nhau thì rất dễ, trái mắt là chửi, không vừa ý là chửi.
Và đôi khi mê mải chửi nhau, chúng ta quên mất rằng, họ - đang dắt mũi chúng ta đi lòng vòng khỏi mục tiêu mà mình muốn!
Bạn bè tôi - nhiều người đang tìm cách tháo chạy khỏi quốc gia này, với lý do: lo cho tương lai của con cái.
Tôi đồng ý với sự lựa chọn này của họ, và tôn trọng nó.
Riêng tôi sẽ cố gắng để chọn cách trả lời cho con cái mình vì sao vẫn còn rất nhiều người kiên trì ở lại để chấp nhận đánh đổi tự do cá nhân, bởi họ không thể bỏ mặc đất nước này cho những kẻ xấu xa mà họ khinh bỉ!
28.06.2015
Viết cho aV!
danlambaovn.blogspot.com

(*) Tựa do DLB đặt

Đêm thắp nến hát cho Tù Nhân Lương Tâm tại California (Hoa Kỳ)

 Đêm thắp nến hát cho Tù Nhân Lương Tâm tại California (Hoa Kỳ)


CTV Danlambao - Tối thứ Bảy, ngày 27/6/2015, tại Nam California, đã diễn ra đêm thắp nến Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm do Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền, Nhóm Đồng Hành và Mạng Lưới Nhân Quyền cùng tổ chức. Buổi lễ đã diễn ra trong khung cảnh hết sức trang trọng, ấm cúng và cảm động. 
Với mục tiêu để “yểm trợ tinh thần cho các tù nhân lương tâm”“lên tiếng kêu gọi lương tâm mỗi người Việt tha hương, đánh động đến sự lưu tâm của quốc tế về tình trạng đối xử khắc nghiệt đối với những người bất đồng chính kiến”. Đêm thắp nến đã nhận được sự ủng hộ và tham gia chân tình của cộng đồng người Việt. Rất nhiều các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngọai đã đến đưa tin như: đài truyền hình SBTN, SET, Việt Phố, VNA, Vnews, Việt Báo…
Sau nghi lễ chào cờ, chị Lan Vy, Chủ tịch Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền thay mặt Ban Tổ chức đọc lời khai mạc. Đại diện Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng và luật sư Đoàn Thanh Liêm, nhà văn Phong Vũ cũng có bài phát biểu chia sẻ trong Đêm Thắp Nến.
Tiếp đến là phần phỏng vấn, những lời tâm tình chia sẻ của những chiến sĩ dân chủ từ trong nước như Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, các cựu Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Phương Uyên, Mai Thị Dung, Diễm Thúy -vợ của TNLT Nguyễn Văn Minh… 
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu
Lời chia sẻ tâm tình của Nguyễn Phương Uyên- Ảnh FB Lanney Trần
Chị Hạt Sương Khuya, một chiến sĩ ca rất nổi tiếng đã đọc Lời nguyện cho buổi thắp nến: “…Cầu xin các Ngài giúp chúng con biết tự nhận ra những lỗi lầm mà tha thứ cho nhau, biết thương yêu đoàn kết. Hãy vì một dân tộc đã chịu nhiều khổ đau. Giúp chúng con thêm nghị lực sáng suốt và lòng can đảm tiếp tục đi thêm đoạn đường đầy những khó khăn và chông gai trong công cuộc tìm kiếm những giải pháp, biện pháp để tự đấu tranh với bản thân, và đấu tranh chống lại kẻ thù nhằm đòi lại những giá trị Yêu thương, Công bằng và Bác ái mà Đất nước, Dân tộc chúng con đã bị mất vào tay cộng sản trong suốt mấy mươi năm qua….”

Chị Hạt Sương Khuya - Ảnh FB Lanney Trần

Phần thắp nến diễn ra trong không khí rất trang trọng và hết sức cảm động. Nhiều người đã không cầm được nước mắt trong lúc cầu nguyện.

 Ảnh FB Lanney Trần
Sau phần thắp nến cầu nguyện là phần Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm. Lần đầu tiên, “Bài Ca Tù” của nhạc sĩ, ca sĩ Đình Đại đã được cất lên với tiếng hát ngọt ngào, truyền cảm của ca sĩ Hạt Sương Khuya trong sự ngậm ngùi, xúc động của tất cả những người có mặt tại hội trường. Các ca khúc tranh đấu quen thuộc khác cũng được trình bày bởi các chiến sĩ ca, nhạc sỹ Trần Chí Phúc, Joice Nguyễn và nhiều anh chị em tranh đấu khác như: Nguyên Dung, Lanney Trần, Bùi Thị Tiên…

Chị Hạt Sương Khuya thể hiện bài hát 'Bài ca tù'. 

Thành công của đêm thắp nến Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm từ Nam California là một trong những hoạt động liên kết giữa các anh em tranh đấu trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong những hoạt động trong bước hai của “Chiến dịch Nhân quyền 2015 – We Are One nhằm vận động vì tự do của các Tù nhân lương tâm – những người đang bị giam giữ bất công, bị đối xử ngược đãi trong nhà tù Cộng sản."
Phóng sự đêm thắp nến hát cho tù nhân - Phong Trần

29/08/2015


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

_____________________________________________

Bài diễn văn chào mừng của đại diện BTC...

Lanney Tran - Đêm Thắp Nến & Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm
Kính thưa quý vị trưởng thượng, các cô chú bác cùng các anh chị em đang hiện diện trong hội trường ngày hôm nay. Thay mặt BTC Đêm Thắp Nến và Hát Cho Tù Nhân Lương Tâm, chúng tôi hân hoan chào mừng quí vị trong cộng đồng, đã luôn yểm trợ cho phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền VN và quý vị từ xa đến tham dự, để cùng một lòng hướng về quê hương, bên kia bờ đại dương, nơi đang giam giữ những người thân, chiến hữu, anh chị em của chúng ta trong ngục tù cộng sản.
Vào ngày 13 tháng 5, 2015 - blogger Tạ Phong Tần đã tuyên bố tuyệt thực để phản đối tình trạng giam giữ khắc nghiệt đối với tù chính trị, và đã kéo dài đến ngày 4 tháng 6, suốt 3 tuần lễ. Nhân sự kiện này, hội PNVNQ đã hội ý với các anh chị em trong các đoàn thể đấu tranh cho NQ VN, trong đó có MLNQ, nhóm Đồng Hành, TTYN HN và những anh chị em thân hữu khác để tổ chức 1 đêm thắp nến, cầu nguyện cho những người tnlt đang bị giam cầm cũng như những người dân VN đang bị đọa đày trong gông cùm của cộng sản. Và cũng nhân dịp một số anh chị em đã đến từ những nơi rất xa trong chuyến vận động NQ tại Washington DC tuần vừa qua. Như quý vị cũng biết, các anh chị em chúng tôi làm việc, liên kết với nhau tuy mỗi người ở một phương trời, và cơ hội để chúng tôi có thể họp mặt với nhau thật là một việc rất khó khăn vô cùng, do đó đây có thể là dịp duy nhất các anh chị em chúng tôi hội tụ gần như khá đông đủ từ khắp nơi về miền đất nắng ấm Nam Cali. 
Với những lý do này, chúng tôi đã cùng nhau quyết định chọn ngày hôm nay để tổ chức một đêm thắp nến để nhắc nhở mỗi người chúng ta, những người con ly hương của mẹ VN rằng, dẫu xa xôi nghìn trùng, nhưng chúng ta vẫn không thể quên những anh chị em còn đang ở quê nhà, những người còn đang chịu nhiều áp bức, bất công. Những ngọn nến chúng ta thắp sáng lên hôm nay như một lời nhắn gởi đến anh Trần Huỳnh Duy Thức, chị Tạ Phong Tần, em Đinh Nguyên Kha, chị Bùi Thị Minh Hằng, nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình cùng hơn 150 người tù nhân luơng tâm khác đang còn bị giam giữ sau song sắt của lao tù chỉ vì lòng yêu nước, yêu quê huơng, dân tộc, chúng ta kg quên họ. Chúng ta những người Việt đang cơm no áo ấm nơi xứ người kg quên những người đang dấn thân, đang bị đánh đập, đang bị đàn áp và đang bị hành hạ trong song sắt ngục tù. Chúng ta muốn họ biết rằng họ có một hậu phương vững chắc ở Hải Ngoại, luôn luôn sát cánh và đồng hành cùng với họ trong cuộc chiến đòi lại Quyền Con Người, đòi lại quyền làm chủ lãnh hải, lãnh thổ, và đòi lại Tự Do cho người dân Việt Nam.
Ngọn nến của hy vọng, niềm tin và ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng mỗi người mang dòng máu Lạc Hồng, luôn cháy sáng cho một VN tươi sáng hơn. Để kết lời, tôi xin mượn một câu thơ của LS Lê Quốc Quân, người vừa được trả tự do ra khỏi nhà tù nhỏ ngày hôm qua.
"Ngọn đuốc Hòa Bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình."

6/27/2015
Trần Lan Vy/Lanney 

28/6/15

Cùng thân phận người tù

 Cùng thân phận người tù



(Cái bắt tay của người tù và cai tù trước nhà tù cộng sản)
Thân yêu tặng luật sư Lê Quốc Quân

Tôi người Việt
Anh cũng người Việt
Nhưng tôi là người tù
Và anh là cai tù


Vì yêu nước
Tôi biểu tình chống giặc Tàu Cộng xâm lược
Bị công an và côn đồ vây bắt
Nhưng tòa án lại gán cho tôi bản án lừa bịp, bất lương: trốn thuế

Có thể anh cũng là người yêu nước
Nhưng anh còn dành tình yêu lớn hơn cho đảng
Dành trí khôn để nhớ lời rao giảng:
Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình
Và anh trở thành cai ngục giam cầm lòng yêu nước

Dù là cai tù giam cầm lòng yêu nước
Anh vẫn là người Việt
Và trái tim yêu nước sẽ giúp anh nhận ra
Màu cờ đảng chỉ như đám mây thời tiết
Sáng đỏ rực chân trời, chiều đã ảm đạm mưa sa.

Chỉ có đất nước, chỉ có Nhân Dân là vĩnh hằng, bất biến
Rồi anh sẽ trở về với Nhân Dân
Chúng ta lại gặp nhau
Trên trận tuyến cùng Nhân Dân giữ gìn đất nước

Ngục tù dù bịt bùng, tàn bạo
Cũng không giam cầm được lòng yêu nước
Không giam cầm được thời gian.
Dù án tù năm năm, mười năm
Ngày tôi ra tù cũng đến.

Tuy ra khỏi nhà tù nhỏ
Nhưng tôi và anh cùng chín mươi triệu người dân Việt Nam đau khổ
Vẫn là người tù trên đất nước không có tự do, một nhà tù mênh mông của đảng
Cùng là thân phận người tù trong nhà tù lớn
Nào ta bắt tay nhau.

Trước cổng ngục tù tăm tối
Tôi nắm tay anh
Hẹn ngày gặp lại trong trùng trùng đội ngũ Nhân Dân
Trong huy hoàng tự do đất nước.
28/06/2015

Nhà tù mang tên Yêu Nước

 Nhà tù mang tên Yêu Nước


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Mai này đất nước chắc chắn sẽ hồi sinh. Sẽ có những lãnh tụ, anh hùng được ghi tên vào sử sách. Nhưng vẫn còn đó rất nhiều người âm thầm, vô danh đang làm một giọt nước ở đáy ly cho một ngày ly nước tràn đầy, đang làm một viên gạch ở tận đáy cùng cho nhà Việt Nam vươn lên. Họ âm thầm trong cô đơn ngày hôm nay và sẽ vô danh trong cô độc ở những trang sử mai sau. Họ sẽ bước vào quên lãng của cuộc đời để nhường chỗ cho những chính trị gia bước vào sân khấu mới. Nhưng hôm nay họ vẫn tiến bước. Vì yêu nước đối với họ không còn là quyết định lý trí, không còn là một nhận thức về trách nhiệm phải cưu mang. Với họ, yêu nước là bản chất con người của họ. Không thể sống khác. Và họ mãi mãi vẫn là những kẻ cô đơn trong nhà tù mang tên yêu nước của chính họ...
*
Văn hóa, truyền thống hay bất kỳ một khuôn vàng thước ngọc nào đó đều quy đến một điều: lòng ái quốc không những là một cảm xúc mà còn là một nghĩa vụ. Nhưng ở đất nước chúng ta, bày tỏ cảm xúc này là công phu của một người làm xiếc, thực hiện nghĩa vụ này bằng hành động cụ thể là một phiêu lưu đầy dẫy bất trắc. Hình bóng của bất trắc là những nhân viên an ninh mật vụ trước ngõ, điều 79, 88, 258 như những sợi dây thòng lọng treo sẵn sàng, và cửa tù đang thấp thỏm chờ. 
Tuy nhiên, nhiều lúc sự gậm nhấm của cô đơn lại như lưỡi dao cùn cứa lên da thịt và đau đớn hơn cả vết chém nhanh ngọt của một bản án tù đày. Từ thờ ơ cho đến chống đối của gia đình; từ những khoảng cách vừa phải cho đến thái độ ghẽ lạnh của bạn bè, đồng nghiệp; từ những khuôn vàng thước ngọc lên lớp về cách sống thức thời cho đến những ủng hộ bằng lời rẻ rúng; từ những kỳ vọng phải sống xứng đáng với những gì được cuộc đời ca tụng cho đến những xoi mói theo dõi từng lời ăn tiếng nói, nhất cử nhất động... tất cả đã dựng lên những song sắt vô hình bao vây những con người dấn thân. 
Có những người chưa vào tù mà nhiều lúc đã mang cảm giác đang sống trong tù. 
*
Thế nào là yêu nước? 
Đối với đảng cầm quyền, yêu nước đồng nghĩa với yêu xã hội chủ nghĩa và phục tùng sự cai trị "muôn năm" của đảng; yêu nước ngoài vòng kim cô của đảng là phản động. 
Yêu nước trong không gian ý thức của tập thể những người chống đảng, tưởng dễ nhưng lại phức tạp vô cùng. Bị bắt: không khôn ngoan? Không bị bắt: hai mang? Bị bắt: coi chừng khổ nhục kế! Dân chủ chính tông, dân chủ giả hiệu, dân chủ buôn đô la, dân chủ buôn danh, dân chủ bức xúc vì đời đang bắn pháo bông cho người khác mà không bắn pháo bông cho mình! Ai là người yêu nước chân chính? Cái gì là chân chính? Có còn vị trí khách quan nào để xác định lòng yêu nước chân chính? 
Yêu nước đôi lúc một màu xám xịt.
Có những người phải im lặng trong yêu nước cách riêng của mình và chấp nhận mọi sự ngờ vực trong vùng yêu nước xám xịt này.
Vậy mà họ vẫn kiên trì tiến bước. Không phải một năm, hai năm mà có những người dong ruổi cả đời. 
Đã có những ngày một mình lủi thủi sang sông của anh ngày nay đầu đã bạc. 
Đã có những buổi tối em lang thang tìm chỗ ngủ trọ vì bị anh cả, chị dâu đuổi ra khỏi nhà bởi những hành động đấu tranh; tháng sau em đã không còn nỗi lo đó vì đã có ngục thất dung thân. 
Và những tháng ngày chui rúc ở Miên, ở Lào, ở Thái, tim muốn quay về nhưng đầu bảo phải trốn xa. 
Vẫn còn đó hơi lạnh của những đêm tối hôm qua trong tù và những đêm tối hôm nay tự do co ro một mình; những lời khen ngợi đã im tiếng, chỉ còn lại gánh nặng giang san vẫn đè nặng lên vai và tên côn an vẫn ngồi canh trước ngõ. 
Có những người vẫn đeo đuổi một con đường. Có những người vừa mới khởi hành, đích đến vẫn mù sương. Có những người đã nằm xuống trước khi được sống trọn một ngày của ước mơ thành sự thật. 
*
Mai này đất nước chắc chắn sẽ hồi sinh. Sẽ có những lãnh tụ, anh hùng được ghi tên vào sử sách. Nhưng vẫn còn đó rất nhiều người âm thầm, vô danh đang làm một giọt nước ở đáy ly cho một ngày ly nước tràn đầy, đang làm một viên gạch ở tận đáy cùng cho nhà Việt Nam vươn lên. Họ âm thầm trong cô đơn ngày hôm nay và sẽ vô danh trong cô độc ở những trang sử mai sau. Họ sẽ bước vào quên lãng của cuộc đời để nhường chỗ cho những chính trị gia bước vào sân khấu mới. Nhưng hôm nay họ vẫn tiến bước. Vì yêu nước đối với họ không còn là quyết định lý trí, không còn là một nhận thức về trách nhiệm phải cưu mang. Với họ, yêu nước là bản chất con người của họ. Không thể sống khác. 
Và họ mãi mãi vẫn là những kẻ cô đơn trong nhà tù mang tên yêu nước của chính họ.
Rồi sẽ đến ngày ta về với đất
Những sầu, bi, thương, nhớ sẽ thờ ơ
Lòng đất lạ chắc gì yên nhắm mắt
Hỏi đêm nay trống vắng định về đâu
Trong trí nhớ mịt mù như lá rụng
Những con đường đi, đến sẽ mông lung
Sẽ tưởng tưởng một mặt trời có thật
Gửi linh hồn thân xác với tro than

Lối mở về chắc hẳn có thênh thang
Hay hệ lụy vẫn theo ta muôn ngàn kiếp
Ta có sống cuộc đời ta đã mất
Giấc mơ nào nhung nhớ đã mang theo?
Dĩ vãng chập chùng biết có còn réo gọi
Ân tình xưa, nghĩa cũ liệu buông tha
Nợ núi sông, mũi kim nhọn hôm qua
Hay nằm đó còn lo miếng cơm manh áo?

Nếu ta chết mang theo đời hệ lụy
Thì chi bằng gạt bỏ, xong, hôm nay
Khi sống chết như một làn chỉ nhỏ
Chết cách nào cũng vậy có sao đâu

Thì sống lại mà đi vào gươm giáo
Vết chém sâu có ngọt cũng vui vui
Biết đâu mai thân xác muốn ngũ vùi
Lòng đất cũ nằm yên mà nhắm mắt...