Trần Quang Thành (Danlambao) - Lời
giới thiệu: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt
Nam, Quốc hội khóa XIII trong kỳ họp cuối cùng - Kỳ họp thứ 11 - diễn ra
vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2016 hoàn tất cái công việc gọi là kiện
toàn bộ máy nhà nước trong đó có bầu người mới vào các chức danh ở cấp
cao nhất: Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.
Dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm đến sự kiện được coi là khá bất
thường này. Dư luận đặt câu hỏi phải chăng đây là một cuộc đảo chính;
bầu mới 3 chức danh cao nhất tại kỳ họp này của Quốc hội là vi hiến.
Dư luận xã hội cũng nêu đây là hậu quả tất yếu của chế độ độc tài toàn
trị mà Đảng Cộng sản đã áp đặt lên đất nước Việt Nam trong nhiều thập
niên.
Từ Paris, nhà quan sát Bùi Quang Vơm đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về sự kiện này với chủ đề: “Hiến pháp là Mẹ của Luật, vậy Mẹ của Hiến pháp là Ai?!”
Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe
Trần Quang Thành: Xin chào ông Bùi Quang Vơm
Bùi Quang Vơm: Xin chào nhà báo Trần Quang Thành.
T.Q.T: Kỳ họp 11 là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII.
Thường thường người ta bảo quốc hội họp kỳ cuối cùng là kỳ họp hoàng
hôn. Để tổng kết kinh nghiệm hoạt động quốc hội trong khóa, của chính
phủ, của chủ tịch nước. Nói chung hoạt động tổng kết là chính.
Nhưng đặc biệt họ lại dành kỳ họp cuối cùng này cho một nội dung mà họ gọi là kiện toàn bộ máy nhà nước ở cấp cao nhất.
Ông bình luận gì về vấn đề này?
B.Q.V: Ở đây tôi thấy một từ người ta nhấn mạnh rất nhiều
là “kiện toàn” bộ máy nhà nước. Phải lưu ý từ “kiện toàn”. Bởi vì “kiện
toàn” theo đúng nghĩa của nó là giữ nguyên cái cũ và bù cho nó thêm cái
còn thiếu. Mình làm cho nó trở thành hoàn chỉnh. Nó có đủ điều kiện để
tiếp tục cuộc sống của nó, cuộc đời của nó dài hơn một chút nữa... Tôi
nghĩ từ “kiện toàn” từ điển giải thích là như thế. Còn từ “kiện toàn” ở
đây không hợp với cái nghĩa của nó bởi vì ông ấy làm hẳn một cái khác. 3
ông cũ ông truất đi và ông thay bằng 3 ông mới. Có đúng không ạ?
T.Q.T: Đúng vậy!
B.Q.V: Đây không phải là kiện toàn mà là thay đổi. Luật sư
Lê Quốc Quân bảo đây là một cuộc đảo chính. Đảo chính thì nó có cái
nghĩa của nó đúng. Tôi cho rằng đây là một sự thay đổi hoàn toàn bộ máy
cũ bằng một bộ máy mới nhưng mà không hoàn thiện tí nào và chỉ tồn tại
vẻn vẹn có 2 tháng thôi. Từ 7/4 đến 22/5/2016 đi vào bầu mới. Trước khi
đi vào bầu mới phải giải tán cái cũ. Chưa hết nhiệm kỳ mà giải tán đi
thì chỉ là một cuộc đảo chính. Việc này nó không đúng - Nó vừa trái đạo
vừa trái luật - Trái đạo bởi vì nó sinh con rồi mới sinh cha. Làm một
cái gì đó nó đảo lộn. Đáng lẽ anh phải bầu quốc hội trước. Từ quốc hội
mới này mới bầu ra các cái khác. Anh ép quốc hội XIII kỳ cuối cùng đẻ ra
một chính phủ của nhà nước mới: chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước
mới, thủ tướng chính phủ mới. Dư luận mấy hôm nay nói là vi hiến, vi
phạm pháp luật.
T.Q.T: Nhưng cũng có người nói rằng từ cuối nhiệm kỳ
XI, ông Phan Văn Khải đã rút khỏi vai trò thủ tướng và ông Nguyễn Tấn
Dũng đã được bầu làm thủ tướng trước đó 1 năm và tiếp tục làm thủ tướng 2
nhiệm kỳ XII và XIII. Phải chăng lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ
tướng cũng là vi hiến?!
B.Q.V: Tôi cho tất cả cái đó đều là vi hiến. Anh cứ để ý
điều 71, điều, 87, 88 của hiến pháp 2013 qui định Chủ tịch Quốc hội, Chủ
tịch nước và Thủ tướng có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ quốc hội. Khi
quốc hội hết nhiệm kỳ 3 vị trí này vẫn tiếp tục quyền hạn của mình cho
đến khi quốc hội bầu chức vị nhiệm kỳ mới. Đây là bãi nhiệm trước hạn mà
không qua sự từ nhiệm tức là mấy ông này phải tự nguyện xin rút với lý
do cá nhân nào đó. Còn nếu không phải là lý do cá nhân thì mấy ông này
phải có lỗi tức là có sai phạm đến mức độ anh mất tư cách của đại biểu.
Lúc đó mới có thể phế truất người ta được. Điều 71, 78, 88 của Hiến pháp
2013 đã nói như thế. Nhưng ở đây người ta nói là quốc hội bầu ra các
ông quốc hội được quyền bãi nhiệm các ông. Bãi nhiệm phải có lý do chứ.
Anh bãi nhiệm bằng cách nào chứ? Đúng là khi bầu người ấy phải đủ uy tín
rồi mới bầu. Nhưng khi phế truất họ thì anh cũng phải có lý do gì phế
truất được họ chứ? Không có lý do gì cả.
Lý do duy nhất là cái vênh của cương lĩnh đảng và qui chế của quốc hội.
Bởi vì 2 cái đều như thế. Ông Nguyễn Phú Trọng nói là hiến pháp, luật
pháp nói chung là thể chế hóa cương lĩnh của đảng. Mâu thuẫn nó nằm ở
chỗ đó. Khi anh nói quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước
Việt Nam, của nhân dân Việt Nam; trong khi đó điều 4 của hiến pháp nói
là Nhà nước Việt Nam thừa nhận vai trò lãnh đạo toàn diện xã hội của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đấy là mâu thuẫn - Mâu thuẫn giữa 2 cái cao
nhất: Cao nhất của dân và cao nhất của đảng – Nằm trong cao nhất của dân
nhưng lại phủ lên cái cao nhất đó. Rõ ràng rất vô lý. Cái vô lý đó nó
đẻ ra cái vi hiến tất cả từ trước đến nay chứ không phải chỉ có bây giờ.
Nó đều luẩn quẩn trong sự vi hiến này cả. Bản thân cái hiến pháp đã vi
hiến rồi. Anh có thấy không nào? Một cái quyền lực cao nhất phải phục
tùng cái nằm bên trong cái cao nhất đó. Đảng cộng sản chỉ là một bộ phận
của dân. Bộ phần này có quyền lớn hơn; có quyền lãnh đạo toàn diện cái
bọc bên ngoài nó. Đấy là cái mâu thuẫn. Cho nên cái tiền lệ cũng là vi
hiến. Bây giờ vẫn là vi hiến và sau này vẫn còn vi hiến nữa. Bởi bản
thân cái hiến pháp nó đã vi hiến rối. Mâu thuẫn nó nằm ở trong đó. Vụ
này gọi là vi hiến. Ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng ký quốc hôi) nói là do có
chuyện khoảng chống quyền lực. Khoảng chống quyền lực nó sinh ra ở đâu?
Là ở nhiệm kỳ của quốc hội và nhiệm kỳ của đảng cộng sản - Đại hội đảng
cộng sản - nó vênh nhau, không trùng nhau được. Hai cơ quan lớn như thế
làm sao cùng tổ chức cùng một lúc được. Đảng cộng sản lãnh đạo, đảng
phải tổ chức đại hội trước; quốc hội phải bầu sau có phải không nào?
Tháng 1/2016 đại hội đảng, tháng 5/2016 mới bầu quốc hội. Nó vênh nhau
như thế. Khoảng vênh nhau 5, 6 tháng như thế phải có một chính phủ không
biết có nằm trong quốc hội mới hay không. Rõ ràng 3 ông này bị loại
khỏi bộ chính trị cho nên khoảng này là khoảng trống. Mà khoảng trống
thì các ông không có tư cách lãnh đạo. Cho nên tôi nói lý do tại sao các
ông bị phế truất vào lúc này là vì tới đây các ông phải thay mặt với tư
cách là nguyên thủ quốc gia để tiếp đón ông tổng thống Mỹ Obama. Các
ông này không phải là ủy viên trung ương, không phải là bộ chính trị làm
sao có quyền thay mặt chúng tôi là nguyên thủ quốc gia. Nguyên thủ là
tôi – là Nguyễn Phú Trọng đây này – Vi hiến chính là ở chỗ này. Tại sao
mình cứ luẩn quẩn mãi chuyện này là nó có đúng hay không đúng. Nó hợp
pháp hay không hợp pháp. Bởi bản thân hiến pháp nó là cơ chế của cương
lĩnh. Mâu thuẫn này chưa phải kết thúc. Không bao giờ kết thúc được. Chỉ
có đồng nhất hóa giữa đảng và quốc hội mới giải thoát được chuyện này.
Bây giờ hoặc là đảng thừa nhận quốc hội và hiến pháp là thiết chế cao
nhất về quyền lực của một nhà nước thì đảng nằm trong đó là một bộ phận ở
trong đó. Chấp nhận sự sinh hoạt chung bình đẳng tồn tại. với các tổ
chức khác.
T.Q.T: Trong điều 4 hiến pháp, đảng cộng nhận đấy. Đảng bảo
đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Vậy điều đó có
mâu thuẫn gì việc đảng đứng trên pháp luật không ạ?
B.Q.V: Rõ ràng đó là mâu thuẫn tôi vừa phân tích ở trên.
Anh vừa nói quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng trong hiến
pháp vừa nói quốc hội là cao nhất vừa nói nhà nước thừa nhận quyền lãnh
đạo toàn diện của đảng cộng sản.
Anh thấy có 2 cái cao nhất: Một cái bên ngoài và một cái bên trong
không? Cái mâu thuẫn nó nằm ở đấy. Tại sao 2 cái cao nhất lại năm ở cùng
một chỗ được. Đảng là một bộ phận của dân tộc, anh chỉ có 4 triệu đảng
viên thôi. Anh là một bộ phận trong 94 triệu dân. Anh là một bộ phận rất
nhỏ không phải là đa số dân. Nhưng lại nằm ở cơ chế anh lãnh đạo toàn
bộ đất nước này. Và cơ chế của đất nước này lãnh đạo bằng quốc hội. Anh
lãnh đạo dân này, lãnh đạo quốc hội trong khi anh thừa nhân quốc hội là
cơ quan quyền lực cao nhất. Bản thân cái đó nó đã là mâu thuẫn rồi; bản
thân cái đó là vi hiến rồi
T.Q.T: Nhìn sang nước bạn Myanmar vừa trải qua một cuộc bầu cử
rất ngoạn mục, để cho đảng của bà Aung San Suu Kyi trở thành đảng cầm
quyền hiện nay. Bây giờ bà Aung San Suu Kyi đang là Chủ tịch đảng, tới
đây bà sẽ làm cố vấn Nhà nước, bà sẽ làm bộ trưởng Ngoại giao. Theo qui
định của hiến pháp bà sẽ phải ra khỏi đảng của bà. Bà chỉ phục tùng theo
hiến pháp và pháp luật.
Vậy Đảng Cộng sản Việt Nam có nên theo hướng đó không thưa ông?
B.Q.V: Cái chính ở chỗ mâu thuẫn giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và mô hình bà Aung San Suu Kyi làm nó không giống nhau... Bởi vì cơ
chế đảng nằm trong hiến pháp chứ không phải đảng vừa nằm trong hiến pháp
lại vừa chỉ huy hiến pháp, lãnh đạo hiến pháp; biến hiến pháp thành một
cái thiết chế giải quyết cái cương lĩnh của đảng. Phải nói trong cương
lĩnh này nó khác với Myanmar ở chỗ cương lĩnh này nó nằm trên hiến pháp
.Theo lời ông Trọng quốc hội thể chế hóa qui định của cương lĩnh. Như
vậy có phải hiến pháp là mẹ của luật; cương lĩnh là mẹ của hiến pháp
Việt Nam không?! Từ hiến pháp này nó mới đẻ ra luật của Việt Nam. Có
nghĩa là luật qua 2 bước mới đến được cương lĩnh. Khác giữa Myanmar và
Việt Nam chính là ở chỗ đó... Cho nên bà ấy mới không là tổng thống, bà
chỉ là một bộ phận thôi. Bà ấy phải chấp hành hiến pháp Myanmar. Hiến
pháp Myanmar không phải là hiến pháp của một đảng. Đảng của bà chiếm đa
số nhưng không thể qui định được hiến pháp. Bà ấy tìm mọi cách để sửa
hiến pháp, nhưng có phải hiến pháp của đảng đâu mà sửa. Bà phải thực
hiện hiến pháp.. Anh thấy khó khăn của Myanmar không? Nhưng mà bản chất
chế độ là ở chỗ đó. Việt Nam mình làm gì có chuyện như vậy. Đảng muốn gì
ông cứ mang ra mà diễn tất cả mọi cái theo ý muốn đó. Ông ấy thông qua
cài gì? Thông qua luật. Cứ nói cái gì cũng theo luật hết. Nhưng mà luật
ấy là cái gì? Là thể chế hóa theo cương lĩnh đảng - Định nghĩa của các
ông ấy chứ không phải của mình .
T.Q.T: Vâng ông nói rất đúng và làm tôi nhớ lại một câu mà ông Đỗ Mười từng nói “Luật là ta – Ta là luật”. Như thế có đúng không ông?
B.Q.V: Đúng quá!