CTV Danlambao
- Trải qua 57 ngày im lặng, đến hôm nay dường như đã có nguyên nhân tại
sao cá chết trong thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền
Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Phòng Chống phản động và Khủng Bố (PA88) – công an tỉnh Khánh Hòa ngày
1/6/2016 vừa có giấy mời gửi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm).
Nội dung giấy mời ghi rõ lý do là “làm rõ về vấn đề minh bạch hóa thông tin liên quan đến môi trường biển”.
Thời gian cơ quan công an “mời” bà Quỳnh đến làm việc tại trụ sở 80 Trần Phú, Nha Trang là lúc 14h ngày 3/6/2016.
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, blogger Mẹ Nấm cho hay:
“Có cái gì đó sai sai ha;)
Phòng Chống Phản Động và Khủng Bố, Ca tỉnh Khánh Hòa mời tui đến trụ
sở để "làm rõ về vấn đề minh bạch hóa thông tin liên quan đến môi trường
biển".
Hy vọng tui đi về xong, sẽ có câu trả lời cho bà con vì sao cá chết ha!
Ngày thứ 56, cá chết không rõ nguyên nhân!
#đừngimlặng"
Blogger Mẹ Nấm là một trong những người liên tục cập nhật thông tin và
có nhiều bài viết yêu cầu các cơ quan chức năng phải minh bạch thông tin
liên quan đến công ty Formosa và nguyên nhân gây ra thảm họa môi
trường.
Ngày 10/5/2016, bà Như Quỳnh đã đại diện hơn 2000 người gửi thư đến các
cơ quan chức năng để “Yêu cầu bảo vệ biển và minh bạch thảm họa Formosa
làm ô nhiễm môi trường”.
Việc cơ quan công an, phòng Chống phản động và Khủng bố (PA88) đại diện
các cơ quan chức năng mời công dân đến trụ sở làm việc liệu có được xem
là câu trả lời chính thức nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường khiến
cá chết hàng loạt là do “phản động và khủng bố” gây ra hay không?
Bên cạnh đó, khi PA 88 (phòng Chống phản động và Khủng bố) không phải là
cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phụ trách về vấn đề môi trường mời bà
Quỳnh lên làm việc để "làm rõ về vấn đề minh bạch hóa thông tin liên
quan đến môi trường biển” có phải là một điều bất thường?
Có ai dám đảm bảo rằng bà Quỳnh sẽ an toàn trở về nhà mà không bị đánh
đập, xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm, hoặc bị đe dọa sau khi đi “làm
việc” về không? Câu hỏi này được đặt ra khi trong suốt tháng 5/2016,
hàng trăm người đã bị bắt, hàng chục người bị đánh đập, hành hung chỉ vì
lên tiếng yêu cầu đòi minh bạch thông tin cá chết và thảm họa môi
trường.