31/8/15

Hồn ca trên Biển Đông

Hồn ca trên Biển Đông

-        Kính dâng lên hương hồn hơn nửa triệu đồng bào đã tử nạn trên biển Đông, mong vượt thoát chế độ cộng sản VN, mưu tìm Tự Do sau cơn Quốc Nạn 30 tháng Tư Đen 1975.

(Lưu niệm chuyến đi viếng thăm mộ bia Thuyền Nhân tại các đảo Galang và Pinang (Nam Dương) cùng phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân và các Bạn từ các quốc gia trên thế giới. CSVN đang yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tich Thuyền Nhân trên các đảo. Ngày nào còn CSVN, ngay cả những người đã chết trên các đảo hoang vu, lìa xa Tổ Quốc, cũng không được yên nghỉ ngàn thu...)
                                                                                             Viết tại đảo Pinang ngày 14.10.09
                                                                              Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
 1.
Hồn ai đó ?
Chập chờn trên khói sóng
Dòng máu tươi theo nước chẳng hòa tan.
Hồn ai đó ?
Vạn tinh cầu chao bóng
Đảo ghềnh xa còn vọng tiếng kêu than.
Hãy về đây – trên sóng nước dâng tràn
Chung tiếng khóc nghẹn đau cùng Dân Tộc.
Hồn ai đó?
Đã lìa xa Tổ Quốc
Vẫn còn ôm sông núi xuống mồ hoang.
Tiếng oan khiên từ đáy vực còn vang
Hay chìm đắm giữa khơi ngàn sóng dữ ?
Mảnh thuyền tan, bập bềnh trôi viễn xứ
Biết về đâu ? Hồn phiêu bạt nơi đâu ?
Thân cá Hồi tan tác đã chìm sâu
Không tìm thấy lối quay về chốn cũ !
Giữa trùng khơi vang tiếng cười dã thú
Hải tặc giằng co thân xác – kinh hoàng.
Tiếng Mẹ kêu, dòng máu chảy đầy khoang
Tay vời níu đàn con run khiếp sợ.
Biển lạnh chiều hoang, trần gian nín thở,
Vòng tai ương kiếp nạn đến vô cùng.
Hồn ai đó ?
Bờ Tự Do bốn hướng, cõi mông lung
Tìm đâu thấy - giữa muôn trùng đen thẳm ?
Tiếng kêu “Trời!” trước phút giây chìm đắm
Biến tan vào giông bão, thét trùng dương.
Vực mồ sâu thịt rã máu còn vương
San hô trắng hay là xương ai trắng ?
Dòng tóc đen bám ghềnh xa hoang vắng
Thành rong rêu sẫm tím một màu tang.
Hồn ai đó ?
Chiếc thuyền Không Gian
Trôi về Vô Tận.
Bánh xe Thời Gian chuyển ngàn uất hận
Chập chờn mấy cõi U Minh.
Lịch Sử nghìn thu trang giấy rợn mình
Ghi chép lại phút kinh hoàng Vượt Biển !

2.
Hồn ai đó ?
Đảo hoang sơ, ai về đây khấn nguyện
Mộ bia tàn, ai thắp nén hương dâng ?
Nơi Ba-Đình vui chuốc rượu Vô Thần
Cười nghiêng ngả mừng reo hò chiến thắng !
Đồng ruộng phơi bày xương trắng
Oan khiên máu lệ thành sông.
Bao thây vùi trong sóng nước biển Đông
Còn sót lại mấy hoang tàn di tích ?
Hồn ai đó ?
Đảo xa xôi mộ phần cô tịch
Giấc ngủ chẳng bình an.
Họ còn theo, cố phá đập tan              
Để tô hồng chế độ :
• “Chủ nghĩa huy hoàng, không ai chối bỏ
Không có người vượt thoát để tồn sinh !!!”      (*CSVN)
Nhưng bia đời như nắng rọi bình minh
Luôn soi rõ từng vết sâu tội ác
Của loài dã tâm với ngôn từ khoác lác
Đang tôn thờ chủ thuyết lai căng.
Hồn ai đó ?
Từ bao cõi vĩnh hằng
Xin về đây chứng kiến.
Tấm lòng chúng tôi, trọn đời Tâm Nguyện
Chí bền gan, xin vẹn Nghĩa Tình.
Dù ngăn cách Tử Sinh
Giữa hai bờ Nhật Nguyệt.
Dù có ai phá tan mộ huyệt
Đến nghìn sau hồn mãi còn đây.
Nhìn trùng khơi sóng nước dâng đầy
Gửi mơ về cố quốc.
Hồn vẫn sống trong lòng Dân Tộc
Vì hai chữ Tự Do.
Chiều GALANG bão tố sóng to
Hay tĩnh lặng trăng rơi thềm đá.
Sáng PINANG nắng xuyên rừng lá
Hay đêm vờn tiếng hát nhân ngư.
Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang vu
Không tên tuổi – sá gì tên với tuổi !
Dù xác thân đã hòa chung cát bụi
Biển Đông còn - HỒN MÃI SỐNG THIÊN THU!


                                                                         VÕ ĐẠI TÔN (HOÀNG PHONG LINH)

29/8/15

70 năm cáng đỏ

 70 năm cáng đỏ


Tổng lãnh sự Hoàng Chí Trung báo cáo
Đảng phen này bị tổn thất thu chi
Tàu Hồng Kông ngừng cấp thẻ visa
Cho người Việt sang Hồng Kông ở đợ
Hoàng Chí Trung bắt đầu lo sốt vó
Són trong quần do mất mối làm ăn
Trên thân xác và mồ hôi phụ nữ.
Đảng tự sướng là đỉnh cao trí tuệ
Nên tự hào chuyện xuất khẩu lao nô
Sang nước lạ cùng láng giềng nghèo đói
Cho chúng thấy đảng Ba Đình ưu việt
Tên gọi là Cộng hòa xã nghĩa Việt Nam
Hàng xuất khẩu độc chiêu hiếm có
Kết tinh hoa đạo đức cáo hồ.
Chủ cứ ngồi điều khiển từ xa
Chỉ bấm nút off, on mà sai khiến
Từ làm vợ, tới osin, đĩ điếm...
Theo yêu cầu mệnh lệnh truyền ra
Nếu cần thử đảng sẵn sàng đáp ứng
Đứng cuỗng trời thoải mái khách nghiệm thu
Mọi mẫu mã có Ba Đình cầu chứng
Không vừa lòng cứ trả lại vô tư.
Chủ trương đảng trước sau như nhà thổ
Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi
Lại nhân ngày mùng 2 tháng 9
Đúng 70 năm đảng cướp hiếp cơ đồ
Dìm đất nước vào vũng lầy tanh máu
Như là cờ kinh nguyệt, vãng ve thay!
29.08.2015

Trâu cũng phản động

 Trâu cũng phản động


Đặng Hoài An (Danlambao) - Chuyện kể rằng, ở một bản làng nọ thuộc tỉnh Sơn La, người dân còn quá nghèo, vì vậy lớp học cho các em nhỏ ở đây chỉ là một căn nhà dựng bằng mấy cột tre, lợp mái cọ, xung quanh không có vách tường. Lớp học nằm ngay trong buôn làng. 
Sáng hôm ấy, trong giờ học tập đọc. 
Cô giáo: Mấy hôm trước bạn An của chúng ta đã dũng cảm bước qua thảm thủy tinh để làm gương cho cả lớp, hôm nay cô cũng mời bạn An đứng lên đọc cho cả lớp nghe bài Trâu Cũng Đánh Mỹ
Một học sinh: Thưa cô, sao lúc nào cũng bạn An. 
Cô giáo: Bởi vì bài này chỉ có người dũng cảm mới đọc được. 

Bạn An dũng cảm đi qua thảm thủy tinh

Cả lớp ngồi chăm chú im lặng để lắng nghe An đọc bài, An hít một hơi thật sâu để lấy can đảm rồi đứng dậy cầm sách lên và đọc. 
An: Bài 153, Trâu Cũng Đánh Mỹ. Phiên bản 2015 của đồng chí Đinh Thế Huynh

Hồi ấy, giặc Mỹ còn chiếm miền Nam nước ta. 

Một buổi trưa tháng 7, trời nắng như đổ lửa. Bầy trâu dầm mình ở vũng nước cạnh đường. 

Một toán lính Mỹ đi càn về, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Chúng ào xuống lầy trũng đẩy trâu đi, dành chỗ nằm cho đỡ nóng. 

Bầy trâu vùng dậy. Mắt đỏ hoe. Những cặp sừng cong, nhọn hoắt, chém vun vút. 

Một tên Mỹ mới đưa khẩu M16 lên là bị trâu phì vào mặt lăn ra bất tỉnh. 

Một tên Mỹ bị trâu chém chết ngay trên vũng bùn. 

Nguyên chiếc xe zeep của lính Mỹ bị đàn trâu xông đến húc lăn càn. 

Tụi Mỹ sợ quá kêu máy bay lên thẳng tiếp viện. Máy bay lên thẳng vừa chưa kịp đáp đã bị chú trâu tiểu đội trưởng nhào đến, nhảy lên bám vào, làm máy bay chúi xuống và nổ tan tành (đồng bào đã xây mộ bia và phong cho chú Trầu là liệt sỹ chống Mỹ). 

Nực cười trâu biết xung phong. 
Đuổi quân giặc Mỹ góp công diệt thù 

An vừa dứt lời thì bỗng có tiếng vọng sang từ chuồng trâu nhà dân gần bên lớp học. 
- Tổ cha thằng Cộng Sản bịp bợm, còn đưa cả tao vào chiến dịch nhồi sọ nữa!
Cô giáo và cả lớp hoang mang vì giọng nói kia chính là của chú trâu của nhà bên cạnh. 
- Lũ Trâu chúng tao chỉ lo cày bừa giúp nhân dân, nay lại còn bị đem vào làm công cụ tuyên truyền nhồi sọ của đảng cướp, tức quá nên vùng dậy vạch mặt âm mưu của thằng Sản. 
Từ đấy dân gian truyền nhau rằng. 
Nực cười trâu biết phân bua 
Đảng kia nhồi nhét, bày trò bịp dân..




29/8/2015

Viễn tượng khủng hoảng kinh tế thế giới

 Viễn tượng khủng hoảng kinh tế thế giới


Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Phải chăng thế giới, một lần nữa lại đứng trước viễn tượng một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mà hậu quả của nó vẫn còn và vẫn chưa phai mờ trong ký ức người dân, thì một số những biến cố kinh tế quan trọng đến từ Trung Cộng, rồi ảnh hưởng tới thế giới, làm cho một số người bi quan nghĩ rằng thế giới lại đứng trước viễn tượng một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện. Một số người khác lạc quan, cho rằng những hậu quả của kinh tế Trung Cộng không đủ sức mạnh để lay chuyển kinh tế thế giới... Chúng ta hãy bình tâm suy xét vấn đề để đưa ra những kết luận hợp tình hợp lý hơn.
I) Quan điểm của những người bi quan:
Những người này cho rằng, dù muốn hay không Trung Cộng vẫn là cường quốc kinh tế đứng nhì trên thế giới với tổng sản lượng là 11.212 tỉ đôla, chỉ sau Hoa Kỳ là 18.125 tỉ đôla (theo bản tường trình của FMI tháng 8/2015) nền kinh tế thứ nhì này trước kia tăng trưởng ở mức độ 2 con số (12 hay13%), nay chỉ còn tăng trưởng ở mức độ 1 con số (6.8%).
Sự suy trầm của kinh tế TC tất nhiên có những hậu quả đến kinh tế thế giới nhất là đối với những nước nhỏ. 
Từ ngày Trung Cộng nổ bong bóng địa ốc vào năm 2014, làm cho ngành địa ốc TC gần như phá sản. Ngành địa ốc và ngành xuất cảng là 2 yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế Trung Cộng phát triển. Cho tới nay nước này đứng hàng đầu thế giới về nhập cảng những vật liệu xây cất, như đồng, chì, thép, sắt, quặng v.v... chiếm từ 20 tới 40% số lượng trên thế giới, phần lớn đến từ những nước Úc, Phi Châu hay Nam Mỹ. 
Riêng về ngành xuất cảng thì 3 tháng vừa qua 5, 6, 7 năm 2015 so với cùng 3 tháng năm 2014, xuất cảng TC đã giảm 8, 3%, nặng nề nhất là nước Nhật Bản 13%, thứ nhì là đối với Âu Châu 12%, sau mới tới HK 1.8%. 
Thị trường chứng khoán, sau khi bị nổ bong bóng về địa ốc, để che mắt dân và che mắt quốc tế, một phần chính phủ bơm tiền vào những hãng bề ngoài là tư doanh, nhưng thực sự là quốc doanh, 1 phần khác, qua bộ máy tuyên truyền, khuyến khích dân mua cổ phiếu, và lập ra những cơ quan tài chính giúp đỡ dân vay tiền và thế chấp một cách dễ dàng, để mua cổ phiếu. Chính vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán TC ở 2 thị trường chính là ở Thẩm Quyến và Thượng Hải, từ năm 2014 tới giữa tháng 6 năm 2015, đã tăng 150%. Tuy nhiên vì có tính cách giả tạo, do bàn tay nhà nước đứng đằng sau, thị trường này đã không đứng vững và đã tụt xuống 30%, vào cuối tháng 6, có lúc mất tới 3.500 tỉ đôla, tương đương với tổng sản lượng của nước Đức, một nước kinh tế đứng thứ 4 trên thế giới.
Gần đây nữa, TC lại phá giá đồng nhân dân tệ liên tiếp trong 3 ngày 11/12/13 tháng 8, với tỉ số 4, 6%.
Từ những sự kiện kinh tế trên những người bi quan cho rằng đó là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai.
Nguyên do thứ 2 là sự xụt giá dầu hỏa. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không thể đi vào chi tiết, nhưng đại thể, thì giá dầu hỏa đã đi từ 120 tới 130 /1 thùng, xuống còn 60/50/40 đôla 1 thùng. Ở đây chúng ta không nói đến những nguyên nhân chính trị quân sự, mà chúng ta chỉ nói đến nguyên do kinh tế, đó là số cung nhiều hơn số cầu. Theo dự đoán của cơ quan năng lượng quốc tế AIE, thì vào năm 2015 số cung là 98,6 triệu thùng 1 ngày, trong khi đó số cầu chỉ là 93,3 triệu thùng 1 ngày, thặng dư là 5,3 triệu thùng, vào năm 2016 số cung là 99,7, số cầu là 94,5 thặng dư là 5,2 triệu thùng 1 ngày và cứ như thế cho mãi tới năm 2020 số cũng sẽ là 103.2 triệu thùng 1 ngày số cầu là 99,1 triệu thùng, thặng dư là 4,1 triệu thùng 1 ngày. 
Với giá dầu hỏa bị xuống giá hơn hay gần ½ như vậy, thì tổng sản lượng của những quốc gia sống vì xuất cảng dầu hỏa như Nga Sô và những nước Trung Đông cùng một số những nước Nam Mỹ như Soudan, Nigeria, Algeria, Venezuala... tất nhiên tổng sản lượng của những nước này cũng sẽ giảm rất mạnh, và từ đó liên quan đến khả năng mua bán trên thị trường quốc tế. 
Đó là lý do thứ 2 khiến những người bi quan cho rằng viễn tượng một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang lên cao.
Nguyên do thứ 3 đến ngay từ những nước Tây Phương trong đó có khối Âu Châu và ngay cả Hoa Kỳ. 
Theo bản tiên đoán của Qũy tiền tệ Thế giới vào tháng tư năm 2015 (IMF World Economic Outlook (WEO), April 2015) được báo cáo trong tháng 8/2015, thì khối Âu Châu, mà 2 nước chính là Đức và Pháp, Đức với tổng sản lượng là 3413,5 tỉ $ so với 2 năm trước thì tổng sản lượng của Đức đã sút giảm, vào năm 2013 tổng sản lượng của Đức là 3731,4 tỉ $, năm 2014 là 3859,5 tỉ $. Nước Pháp cũng vậy, năm 2013 là 2807,3 $, năm 2014 là 2846,9 tỉ $, nhưng vào năm 2015 chỉ còn là 2469,5 tỉ $. 
Kinh tế Đức đã vững mạnh trở lại, tỉ số thất nghiệp chỉ còn là 6%, gần như bao nhiêu chục năm nay cán cân ngoại thương của Đức luôn luôn thặng dư, trung bình mỗi năm khoảng 200 tỉ $, trong khi đó thì kinh tế nước Pháp bị suy trầm từ lâu, cán cân ngoại thương thường bị thất thâu, nạn thấp nghiệp lên tới 10% riêng đối với giới trẻ dưới 25 tuổi thì tỉ số thất nghiệp lên tới 20%.
Đó là một nguyên do nữa khiến cho người ta bi quan về tương lai kinh tế thế giới. 
Riêng đối với Hoa Kỳ, người ta phải công nhận rằng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế nước này đã phục hồi, với tỉ số thất nghiệp là 5,5%, ngành địa ốc và ngành xe hơi đã hoạt động trở lại. Thêm vào đó, HK với phương pháp khai thác dầu khí đá phiến (fracking) đã trở thành quốc gia sản xuất dầu hỏa đứng đầu thế giới, với khoảng 12 triệu thùng 1 ngày. Tuy nhiên kinh tế Hoa Kỳ chưa hoàn toàn vững mạnh, chỉ có thể nói là kinh tế HK, sau khi bị khủng hoảng thì hiện nay đang trong tình trạng phục hồi chứ chưa khỏe hẳn, và nếu không khéo thì rất có thể suy thoái trở lại.
Thật vậy, với con số chỉ dấu thất nghiệp tốt là 5,5%, nhưng thị trường lao động của HK chỉ nghiêng về những ngành nghề tạm bợ và bán thời (part time), sức sản xuất kém, trong khi đó kinh tế HK là nước có nền kinh tế ở mức độ kỹ thuật cao, thì số thất nghiệp của ngành này vẫn không thuyên giảm.
Thêm vào đó cán cân ngoại thương của HK gần như bị thất thâu mỗi năm gần tới 1.000 tỉ $, riêng đối với Á Châu năm 2015 vừa qua HK xuất cảng sang Á Châu là 500 tỉ $, nhưng nhập cảng 1.000 tỉ $, thất thâu là 500 tỉ $; đối với Âu Châu, HK xuất cảng là hơn 300 tỉ $, nhưng nhập cảng hơn 400 tỉ $, thất thâu là 100 tỉ $; cũng vậy đối với 2 nước gần nhất của HK là Canada và Mexico, HK xuất cảng sang 2 nước này là hơn 500 tỉ $, nhưng nhập cảng là hơn 600 tỉ $, ngay đối với những nước Phi Châu nhỏ bé, HK nhập cảng là 67 tỉ, trong khi đó xuất cảng sang Phi Châu là 33 tỉ $, thất thâu vào là 34 tỉ $.
Đó cũng là 1 nguyên nhân nữa làm cho những người bi quan cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai sẽ xẩy ra. 
II) Quan điểm của những người lạc quan:
Những người lạc quan cho rằng kinh tế các nước Tây Phương là kinh tế tự do, tư nhân, theo luật cung và cầu, có thể tự sửa sai, vì vậy để dẫn đến một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng năm 2008 và cuộc khủng hoảng 1929 /1930, thì không phải dễ. 
Các nước Tây Phương đã ý thức rằng sở dĩ có cuộc khủng hoảng 2008, tất nhiên có nhiều nguyên do, tuy nhiên 1 trong những nguyên do chính, đó là các chính phủ và các dân tộc tiêu xài quá sức của mình. Ngày hôm nay, bắt đầu bằng HK, chính phủ nước này đã tìm cách giảm ngân sách quốc gia, bắt đầu bằng ngân sách quốc phòng, đi từ 777 tỉ $ trước kia, nay chỉ còn 577 tỉ $. Đồng thời chính phủ cũng ra những luật lệ để hạn chế những sự vay mượn của người dân, để không bị lâm vào cảnh vay rồi không có tiền trả. 
Một cách tổng quát đó là những phương pháp chính để sửa chữa cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy nhiên người ta cũng không quên chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, nhằm vực dậy kinh tế. Theo như trong phần trên thì kinh tế HK có thể nói là đang trong tình trạng phục hồi chứ chưa khỏe hẳn, và nếu không khéo thì rất có thể suy thoái trở lại. Theo thông báo của bộ thương mại Hoa kỳ thì tổng sản lượng HK vào tháng 4-6/2015 đã tăng 3,7% thay vì dự đoán là 2,3%. Đồng thời đầu tư cũng tăng 3,2%, xuất cảng tăng 5,2%, nhập cảng tăng 2,8% so với cùng thời gian năm 2014 (ARD 27.08.15).
Riêng đối với Âu Châu, bắt chước HK, Âu Châu cũng tìm cách giảm ngân sách nhà nước, chính phủ không được quyền chi tiêu quá 3% ngân sách đã quyết định, luật lệ này đã từ từ được các nước Âu châu áp dụng, và đã thành công. Riêng nước Đức trong tương lai vấn đề 3% không còn nữa vì ngân sách nước Đức đã thặng dư 0,3 % vào năm 2014 và trong 6 tháng đầu năm 2015 ngân sách nước Đức cũng đã thặng dư được 21,1 tỉ Euro. Về nước Pháp chỉ tiêu 3% sẽ đạt được vào năm 2016 hay 2017.
Nói một cách tổng quát, qua dự đoán của Bản công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế như trên đã nói, thì kinh tế Âu Châu sẽ khựng lại vào năm 2015, nhưng trên thực tế kinh tế Đức, Pháp, Anh và các quốc gia khác vẫn phát triển. Theo thống kê mới nhất của Statista, cổng thông tin trực tuyến của Đức, tổng hợp trên nhiều nguồn thì kinh tế Đức sẽ tăng 1,1% vào năm 2015, Pháp tăng 0,7%, Anh tăng 2,7%; và nhất là các nước Đông Âu tỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt được con số trên 2%, đưa toàn Âu châu tăng trưởng với tỉ số 1,5% (Das Statistik-PortalStatistiken und Studien aus über 18.000 Quellen) (1)
Với những con số trên, thì người ta có thể nói kinh tế Âu Châu đã từ từ phục hồi.
Bởi lẽ đó, quan niệm của những người bi quan, chỉ dựa vào sự suy trầm của kinh tế TC, mà suy đoán ra rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai, điều này là hơi quá đáng. 
Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra, đó là với sự suy trầm này, liệu kinh tế TC có sụp đổ hay không? 
Đây cũng là một sự tiên đoán quá bi quan.
Nhìn vào quá khứ để rút tỉa kinh nghiệm.
Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm thí dụ:
Trong thời kỳ cuối thập niên 80 và giữa thập niên 90, kinh tế Nhật Bản cũng phát triển rất mạnh với 2 con số, làm cho nhiều người tiên đoán rằng Nhật Bản sẽ giành ngôi vị kinh tế hàng đầu trên thế giới với HK. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan năm 1997, rồi lây sang Mã Lai, Nhật Bản làm cho kinh tế Nhật suy trầm cho tới hôm nay: bằng cớ đó là vào năm 2013 kinh tế Nhật tăng trưởng với con số 1,6%, nhưng vào năm 2014 lại tụt xuống với con số là -0,1%, nhưng với năm 2015 thì lại lên với con số 1,0%. Từ năm 1997 đến nay người ta không nói đến việc Nhật Bản tranh giành ngôi bá chủ kinh tế với HK. 
Trở về với TC thì kinh tế TC cũng đang suy trầm từ mức độ tăng trưởng với 2 con số, xuống còn 1 con số như tăng trưởng vào năm 2015 theo bản tường trình của Quỹ tiền tệ quốc tế vừa qua là 6,8% và trong tương lai theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế thì chỉ còn là 5 hay 4 hoặc 3% mà thôi.
Từ đó người ta cũng có thể đưa đến kết luận rằng để tranh giành ngôi bá chủ kinh tế với HK, cũng là một việc làm rất khó khăn, đối với Trung cộng, chứ không dễ dàng như một số người lầm tưởng.
Trở về viễn tượng một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và toàn cầu sau cuộc khủng hoảng 2008, chỉ dựa vào sự suy trầm của kinh tế Trung cộng, hay vào sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào những ngày 20, 21 hay 24 vừa qua, ngay cả thị trường New York cũng tụt giá, những dữ kiện này chỉ mới là những nguyên do tất yếu, chưa có nguyên do đủ để cho rằng nó nhất định xẩy ra hay không thì quá sớm. Nhưng đây lại là thời điểm mà Trung cộng muốn tự cứu, phải định lại vị thế của chính mình, từ bỏ mộng bành trướng và những giấc mơ viễn vông.
Paris ngày 28/08/2015
________________________________________
(2) Xin xem thêm những bài về kinh tế, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

Cảm ơn những người hy sinh trong thầm lặng

 Cảm ơn những người hy sinh trong thầm lặng


Cát Bụi (Danlambao) - Ngày Dân Làm Báo 5 tuổi tự nhiên trong tôi hoàn toàn mất cảm xúc, buồn vui đan xen lẫn lộn, tôi không muốn làm bất cứ điều gì mặc dù trước đó trong đầu hình dung tỉ thứ để làm, để chúc mừng Dân Làm Báo giống như thay một lời cảm ơn. Tôi muốn buông...
Tôi muốn buông tất cả để trở về với ngày xưa, ngày ngày lóc cóc đạp xe tới khu Phúc Xá Long Biên dạy học cho các em của tôi, ngày cuối tuần thì tụ tập anh em mang sách về những vùng quê nghèo... Những công việc giản đơn, nhẹ nhàng, không cạnh tranh, không tiếng xầm xì, không lời dị nghị, không ganh đua...
Tôi muốn buông để về "ôm chầm mẹ dấu yêu", để trở về với cô bé của ngày xưa, vui - cười, buồn - khóc, thích thì vác balo lên vai, đi những nơi cần đến, đến những nơi cần mình. Chẳng toan tính, chẳng sợ người khác nói thế này thế kia, cũng chẳng sợ người này người kia nói rằng lợi dụng để gầy dựng hình ảnh cho tương lai này nọ. 
Nghĩ lại, tôi thật "hèn".
Tôi "hèn", bởi chỉ một số chuyện nho nhỏ, chỉ vì một số người đặt điều nói xấu anh em của mình, chỉ vì một số người "vu khống" anh em mình mà tôi cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
Tôi "tầm thường", bởi bản thân mình chỉ dậm chân tại chỗ, không cố gắng nỗ lực, sau đó chỉ vì một số tác động nhỏ mà muốn bỏ cuộc, để lại sau lưng tất cả người anh em hết lòng yêu quý mình và lựa chọn cho bản thân một cuộc sống ích kỷ... giống như bao bạn trẻ hiện nay đang làm.
Nếu lúc đó tôi bỏ cuộc, tôi thực sự "hèn".
Tôi phải thú nhận với chính bản thân mình rằng, Dân Làm Báo tự bao giờ đã trở thành một phần lớn cuộc sống của tôi. Tôi ăn với nó, ngủ với nó, đi chơi cũng mang nó theo. Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc, lật đật bật máy và mở trang Dân đặt chình ình trước mặt rồi lại gập máy xuống... ngủ tiếp. Tôi gọi bệnh đó là hội chứng "Ngộ Dân Làm Báo"… Có ngộ như vậy tôi mới biết đã có lúc mình thực sự hèn nhát.
Chẳng hèn sao được khi chỉ trong phút chốc, tôi quên đi những người đã cho tôi một lượng kiến thức khổng lồ, đã thay đổi cuộc đời tôi, đã cho tôi nhận ra sự dối trá đớn hèn của cộng sản. Chỉ trong phút chốc, tôi quên mất những người đang ngày đêm lấy tin, viết bài, trau chuốt, chỉnh sửa, đăng tải những bài thật gọn gàng đẹp đẽ để tôi có hứng thú đọc hơn. 
Chẳng hèn sao được khi chỉ vì một số người (chẳng đáng để mình bận tâm) lại làm tôi quên mất môi trường Dân Làm Báo - nơi đã cho tôi những bài học, tình yêu... Tôi quên mất điều mà tôi đã từng đánh giá "Dân Làm Báo là một trang báo nhưng không hẳn là một trang báo, nó có hồn và thấm đượm tình Anh Em. Tôi sẽ không bao giờ buông bỏ nó trừ khi cộng sản bị sụp đổ hoàn toàn."
Chẳng hèn sao được khi chỉ trong phút chốc, tôi đã quên đi sự hi sinh thầm lặng của những con người ấy - Những còn người đã cống hiến hết mình để góp phần vào một Việt Nam tươi đẹp hơn. Để tôi sớm thực hiện ước mơ của mình...
Tôi chợt nhớ tới những dòng tâm sự của tác giả Vũ Đông Hà trong bài "Nhà Tù mang tên yêu nước":
"Mai này đất nước chắc chắn sẽ hồi sinh. Sẽ có những lãnh tụ, anh hùng được ghi tên vào sử sách. Nhưng vẫn còn đó rất nhiều người âm thầm, vô danh đang làm một giọt nước ở đáy ly cho một ngày ly nước tràn đầy, đang làm một viên gạch ở tận đáy cùng cho nhà Việt Nam vươn lên. Họ âm thầm trong cô đơn ngày hôm nay và sẽ vô danh trong cô độc ở những trang sử mai sau. Họ sẽ bước vào quên lãng của cuộc đời để nhường chỗ cho những chính trị gia bước vào sân khấu mới. Nhưng hôm nay họ vẫn tiến bước. Vì yêu nước đối với họ không còn là quyết định lý trí, không còn là một nhận thức về trách nhiệm phải cưu mang. Với họ, yêu nước là bản chất con người của họ. Không thể sống khác. Và họ mãi mãi vẫn là những kẻ cô đơn trong nhà tù mang tên yêu nước của chính họ..."
Tôi đoán không lầm tác giả Vũ Đông Hà là một người đã từng lũi đi trong cô độc, từng dấn thân hết mình thì mới có thể viết ra được những dòng chữ sâu lắng đến dường ấy... Và với tôi, những chiến sĩ đang đi trong âm thầm ấy... họ không hề vô danh, họ khắc sâu vào trái tim tôi. 
*
Tới đây, tôi chợt nhớ tới một người Anh - người mà tôi hết lòng kính yêu. Tôi hiểu được sự hy sinh của Anh cho đất nước này, tôi hiểu được những gì mà anh đã dành cho những người em thân yêu của Anh, nhưng rồi, từng người, từng người một rời anh (tôi gọi đó là sự bội bạc, còn nhiều người cho đó là sự lựa chọn), họ chỉ quan tâm tới những cảm xúc của cá nhân họ, họ cho đó là quyền và sự lựa chọn của họ, ừ thì đó là ‘quyền tự do của họ’. Nếu họ nghĩ đó là ‘quyền tự do của họ’ mà không đếm xỉa gì tới những người xung quanh, những người đã từng coi họ là anh em trong một nhà thì... Bức xúc, buồn... tôi đã chia sẻ lên Facebook cá nhân của mình.
Anh,

Cái "tội" lớn nhất của anh là "tội" giỏi hơn nhiều người khác, đàng hoàng hơn nhiều người khác, tử tế hơn nhiều người khác. Cái "tội" sẵn sàng chấp nhận để người khác phụ mình chứ không bao giờ phụ người. Những lúc như thế anh luôn chọn thái độ im lặng và tôn trọng đối phương. Em hiểu anh, em cảm nhận được nỗi niềm tận sâu trong đáy lòng anh... 

Người như anh sẽ không được đám đông bát nháo đón chào. Em muốn nói với anh rằng: Em sẽ mãi là người em, người bạn đồng hành thủy chung của anh trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm này. Nhiều người hỏi em, anh là người thế nào? Làm việc với anh có căng thẳng không? Có bị áp lực không? v.v... Em có thể thẳng thắn nói rằng, em chưa bao giờ bị áp lực bởi anh, có chăng chỉ đôi lúc quá nhiều việc khiến em bị căng thẳng, nhưng rồi nó cũng tan biến hết... và còn lại là Tình Anh Em.
Ngay từ ban đầu em làm việc, em chưa bao giờ nghĩ vì anh mà em nhận nó, em cũng không làm việc cho anh, không làm việc "dưới trướng" của anh. Đó là tâm lý của người yếm thế, tự ti và mang bản ngã quá lớn, họ không đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua được...
Với em, em không làm việc cho anh hay cho bất cứ cá nhân nào khác. Em làm việc vì chính em, vì em muốn được tự do. Và không ai khác ngoài anh sẽ cho em cảm giác an toàn để bước trên con đường đầy trông gai nhưng chắc chắn sẽ chạm đến được tự do.

Có thể anh chưa thực sự hoàn hảo (trên đời này không có một ai là hoàn hảo cả) nhưng anh rất nghiêm khắc với chính bản thân và những đứa em của mình.

Bên anh luôn có em, và nhiều người em nữa. Mong rằng anh, em và tất cả chúng ta luôn can trường và nghị lực nghe anh. We are a Family.
Và đến tận bây giờ, chính cái "giỏi", cái ‘"đàng hoàng" của anh lại làm nhiều người ghét hơn nữa, họ sẵn sàng suy diễn anh đủ thứ trên đời, nói anh thế này nói anh thế kia... nhưng trên hết anh luôn lựa chọn cho mình một thái độ im lặng và tiếp tục bước đi trên con đường anh đã chọn.
Trước những lời chửi tục tĩu, những gán ghép vu khống nhau một cách vô duyên, anh nói "Mình đi làm những thay đổi tốt đẹp thì không thể nuôi dưỡng chấp nhận những rác rưởi trong nằm ngay trong nhà mình... Anh không thể nhắm đến một điều tốt đẹp, có đông người ủng hộ mình mà chân đạp cứt, trong túi quần toàn đồ phế thải, miệng dính toàn đồ dơ... Nếu đến lúc phải như vậy thì anh từ giã mọi người...". Anh đúng.
Anh luôn mong muốn Việt Nam sớm có tự do, dân chủ thực sự. Khi đó anh sẽ về quê từng người em của anh để thăm gia đình, để cùng ăn những món ăn mình thích, cùng ngồi đàn hát nhau nghe... và sống cuộc sống bình lặng với núi rừng.
Anh từng nói, một trong những con đường đi đến dân chủ nhanh nhất là giật sập hình tượng Hồ Chí Minh. Với tôi thì điều đó hơi xa vời, tôi buột miệng "em không có nhiều niềm tin vào việc xóa bỏ thần tượng Hồ Chí Minh trước khi đất nước có dân chủ". Chẳng đắn đo, anh thẳng thắn: "Nếu em không có niềm tin, anh giúp em có đây: Em vào... phòng tắm, đứng trước gương, soi mặt cái con nhỏ trong gương, và hỏi: Mấy năm trước đây đằng ấy có tin bác Hồ không? Bây giờ đằng ấy còn tin không? Tại sao đằng ấy thay đổi nhưng lại nghĩ rằng chỉ mình đằng ấy là thay đổi còn người khác thì KHÔNG ĐỜI NÀO?"
Chột dạ, ừm... Anh đúng. Và suy nghĩ của tôi sai. Tôi có thể thay đổi được, tại sao người khác lại không thay đổi được chứ. Tôi thật yếu lòng tin.
*
Nếu như chú Nguyễn Ngọc Già cảm ơn chế độ VNCH thì tôi, tôi cám ơn Dân Làm Báo đã cho tôi biết được những giá trị nhân bản của VNCH. Tôi cám ơn những người đã đang và sẽ luôn luôn hy sinh hết đời mình để để cuộc sống, xã hội Việt Nam xinh đẹp hơn.
Và tôi cám ơn anh đã biến tôi từ một cô bé nhút nhát thành một cô bé sẵn sàng nói lên tiếng nói của mình, từ con bé chẳng biết làm gì thành một đứa làm gì cũng được. 
Thật sự, ở Dân Làm Báo ngoài những kiến thức tôi nhận được từ bài viết, phản hồi của độc giả, tôi còn nhận được yêu thương, nhận được cách sống đúng nghĩa là người, cách đối với nhau bằng tấm chân tình "gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", học cách không bon chen, không cần tiếng tăm... chỉ cần một tấm chân tình và một trái tim yêu. Ở bên cạnh Dân Làm Báo... tôi sống đúng nghĩa là một gia đình... tôi là người tử tế.
Tôi cảm ơn những người hy sinh trong thầm lặng.
29/8/2015

28/8/15

Sài Gòn xưa, trước năm 1975.

Sài Gòn xưa, trước năm 1975.

Tìm thấy một Sài Gòn hoa lệ qua những bức ảnh màu  hết sức quý giá.



















































1/Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966

2/Bùng binh chợ Bến Thành

3/Các bác tài xế xích lô máy

4/Các em bé Sài Gòn thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến.

5/Cảng Sài Gòn 1965

6/Trang phục Cảnh Sát Giao Thông ngày xưa

7/Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi

8/Chợ Lớn 1965 – góc Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương

9/Chợ trời – nơi buôn bán những hàng hóa cũ

10/City Hall – Tòa Đô Chánh 1968

11/Công Trường Lam Sơn

12/Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình

13/Đường Hai Bà Trưng 1968-1969

14/Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đường Trường Sơn

15/Đường Nguyễn Văn Thinh 1967, nay là Mạc Thị Bưởi.

16/Đường Phan Châu Trinh, phía bên trái chợ Bến Thành

17/Góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ

18/Góc đường Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du) – 1974

19/Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương (Võ Thị Sáu) – 1968

20/Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão

21/Kênh Nhiêu Lộc – trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh

22/Khu vực bùng binh gần Thương xá Tax

23/Kiến trúc bên hông chợ Bình Tây

24/Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía

25/Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố

26/Mưa Sài Gòn trên đường Tư do (Đồng Khởi) nhìn từ góc khách sạn Continental ngày nay

27/Ngã 7 Lý Thái Tổ

28/Ngã tư Hồng Thập Tự (1966 – 1972) – Pasteur

29/Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm, nay là Trần Đình Xu

30/Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam

31/Nhà hàng nổi tiếng Maxim, đường Tự Do

32/Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống

33/Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa

34/Quán bar khá nổi thời SG xưa_ Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng

35/Quang cảnh SG nhìn từ khách sạn Metropole

36/Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 1967-1968

37/Rạp chiếu phim Rex

38/Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương

39/Sài Gòn đã lên đèn

40/Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp

41/Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa

42/Sài Gòn về đêm

43/Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969

44/Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long. Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH

45/Xe lam chạy lên Chợ Lớn

46/Xe lam Sài Gòn xưa

47/Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi

48/Xe xích lô có mặt khắp nơi


Nguồn: sài gòn xưa