11/12/15

Đàn bà Việt Nam thời Xã Nghĩa

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Có thể nói không oan chút nào, rằng trên thế giới này, tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, Bắc xuống Nam, trên miền núi dưới miền xuôi, không có dân tộc nào mà thân phận đàn bà lại bi thảm đến độ như Việt Nam dưới thời Xã Nghĩa.
Trước hết tác giả, theo chế độ “xin-cho”, mở ngoặc để “làm rõ” ý nghĩa của hai chữ “đàn bà“ dùng trong bài này là để chỉ chung nữ giới, không phân biệt già trẻ lớn bé.
Tác giả cũng mong quý vị Dờ Lờ Vờ (DLV) chịu khó đọc cho hết bài để phát huy tinh thần Bốn Tốt: hiểu biết tốt, sáng mắt tốt, diễn biến tốt, tiến bộ tốt hầu thực sự trở thành những nhà Kách mạng giác ngộ... tốt, (cộng lại trước sau vị chi là Năm Tốt). Khi đã làm tốt rồi thì từ bỏ cái nghề vu vơ và không lương thiện chút nào đeo đuổi bấy lâu nay là Sờ Bờ/S.B... (Tác giả xin lỗi phải viết tắt, vì viết đầy đủ ra hơi bị khó coi), hầu tránh cho con cháu muôn đời mai sau của quý vị mỗi khi nghe con vật giữ nhà bốn cẳng “gâu gâu” giữa ban ngày, nhìn quanh quẩn xa gần mà chẳng thấy bóng dáng ai, động tịnh gì, chúng lại nhớ tới cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình xưa kia... Đóng ngoặc.
Đóng cái ngoặc xong, tác giả xuống hàng rồi ngồi đó; thừ người ra vì bỗng dưng, không muốn cũng phải khóc, khi mới bắt đầu nghĩ tới những bé gái bất hạnh đã bị đẩy vào vòng tay một lão già dâm tặc. 
Già dâm tặc tức trâu già háu gặm cỏ non thì xưa nay trong cõi người ta không phải là hiếm, nhưng cái hiếm lạ đời chỉ nước VN từ sau ngày đổi tên thành CHXHCNCC mới có, là “cha già dâm tặc”; gọi là “cha già dâm tặc”vì lão ta được băng lão dựng nên, sau khi cướp ngon ơ chính quyền, bắt dân cả nước gọi là “cha già”, buộc mọi người học tập “đạo đức” lão; phải tung hô, tôn thờ hơn cả người có đạo phụng thờ đấng chí tôn, các thần thánh.
Một trường hợp điển hình là “cái X.” (Đèn Cù), một bé gái miền núi thật thà chất phác và xinh xắn “được” Kách Mạng tuyển chọn, tưởng đi phục vụ việc lặt vặt cho“ông cụ” trong hang Pac Bó, nhưng “phục vụ việc lặt vặt” đó không phải là nhu cầu của cha già DT; nhu cầu thiết thực của chủ động (hang Pac Bó) nằm ở chỗ khác: chỗ thầm kín và qúy báu nhất của đàn bà. 
Cái thảm họa của “cái X.” do cha già DT gây nên, nó khủng khiếp kinh hoàng như thế nào thì những ai không sợ sự thật đều đã biết qua lời kể lại, không phải do bọn phản động, nhưng bởi chính những người đi theo Kách mạng đã từng một thời sát cánh bên “ông cụ” (Vũ Thư Hiên/Đêm Giữa Ban Ngày; Trần Đĩnh/Đèn Cù).
Từ bé, bị lừa như Nông Thị Xuân (sau phải có với “bác” hai đứa con là cô Nghĩa và cậu Trung). Lên tuổi choai choai, bị gạt như Nông thị Ngát (mang thai với “ông cụ” xong là bị bắt “chém vè ” đi xa thật xa để phi tang, để cho phòi ra thằng cu Mạnh. tưởng thiên hạ không ai hay “chính chủ” của đứa bé là thằng phải gió nào).(1)
Đó là hai “o” con nít, chưa kể vô số cháu gái từ Miền Nam mang vú sữa ra dâng người được “ông cụ” âu yếm hỏi cháu mắc tiểu không, để rồi sau đó có thể là như “cháu ngoan” Huỳnh Thị Thanh Xuân, 15 tuổi, “lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh” (2).
Còn các cô đã lớn khôn, tới độ chín mùi, nước nôi đầy đủ, bị bác chơi quỵt, cưới lèo, con số nạn nhân cũng không ít, nhưng vì họ là dân Pháp, dân Nga, Tàu, nên không kể ra đây, vì bài viết chỉ đề cập đến nạn nhân đồng bào ruột thịt của “ông cụ”.
Nếu thân phận đàn bà Việt Nam thời xã Nghĩa chỉ có bấy nhiêu thì cũng tạm cho qua đi - “Khéo dư nước mắt khóc bầy cháu xui”- thông cảm cho “bác” lúc đó “đang gặp khó khăn”, “đang trong hoàn cảnh chiến tranh”, hay “vừa ra khỏi chiến tranh”, hoặc “do hậu quả Mỹ Ngụy để lại” v.v... Nhưng đó chỉ là ba cái chuyện lưa thưa, dăm nạn nhân lẻ tẻ. Dưới thời Xã Nghĩa, đàn bà Việt Nam phải chịu nghìn cay vạn đắng khôn lường.
Kẻ đói nghèo bị lưà, người giàu có cũng bị gạt. Kẻ lừa gạt lại không ai xa lạ hơn là “bác và đảng”, qua Phong trào Cải Cách Ruộng Đất và Đấu tố: giết đại ân nhân của “Kách Mạng”; quỵt phần quả thực (tài sản tịch thu của địa chủ) đã hứa với những người bần cùng đói khổ bị dụ dỗ đi đấu tố người chẳng hề ân oán gì với mình.
Những bà mẹ, hy sinh để con đi đánh giặc xâm lăng. Đánh giặc xong, con sống sót trở về. Chưa kịp vui khi nghe loa phường văng vẳng “Chiến thắng Điện Biên, Bộ đội ta kéo về Thủ đô giữa mùa hoa nở...”, mẹ đã bị du kích đến nhà lôi ra trói quỳ giữa sân đình làng để Tòa án Nhân dân xử tội Địa chủ Phản động; phần con, đảng dắt trên đường vào Trại Chỉnh huấn để “được”tẩy não “Tư sản ác ôn”.
Đấu tố mãi rồi cũng hết nạn nhân, hoàn thành “chỉ tiêu” “Mao chủ tịch” đích thân đưa ra cho “bác Hồ” là phải “bình và đấu” dân ta tối thiểu là 5% mỗi địa phương, mặc dầu có nơi dân toàn nghèo xơ xác, bác cũng phải kiếm cho ra. 
Chiến tranh hết, Cải cách qua, những tưởng từ đây các bà các chị yên ổn vác cuốc ra đồng, ai dè lại bị bác đảng bắt vác súng vào đánh đồng bào Miền Nam cho ông Liên Xô và ông Trung Quốc.
Suốt 20 năm chiến tranh, chỉ trên đường Trường Sơn thôi, chị em bộ đội dân công đã trải qua những gì? Trong cuốn Tiểu thuyết Vô Đề, tác giả Dương Thu Hương cũng là một “chiến sĩ gái” “đi B” ghi lại chuyện anh bộ đội cụ Hồ tên Quân. Đại khái - trích một đoạn - như sau: 
“Trên đường về phép quay ngược lại phía bắc, Quân gặp một trạm giữa rừng mà người trách nhiệm là một lính cái xấu xí bản thỉu và hôi hám vì vừa chôn xong ba xác người vừa bị chết. Vì cô đơn và sinh lý dồn nén nên đã thành một con thú thèm khát đến cùng cực và đã có hành động như hiếp dâm chàng sĩ quan trẻ tuổi...” (3)
Rồi sau ngày gọi là “Đại thắng Mùa Xuân”, “hoàn thành nghĩa vụ cao cả là “giải phóng Miền Nam”, số phận của hàng chục vạn chị em phụ nữ miền Bắc ngày đi B còn phơi phới hoa xuân thì ra sao? Ta hãy đọc họ kể về họ. một chút, như sau đây. Vẫn Dương Thu Hương, trong một tác phẩm khác, “Chốn Vắng”:
“Còn trong cuộc sống thì có lẽ mọi người đều biết rằng sau cuộc chiến tranh này hàng vạn người đàn bà chết già bởi vì không có ai lấy họ nữa và họ bị dồn vào những nông trường xa xôi, những nông trường trồng cam ở Hòa Bình và các tỉnh miền núi khác, trồng cam, trồng lạc, trồng sắn và những nông trường toàn đàn bà đến nỗi ở một cái chân trời không bao giờ hiện lên một người đàn ông nào cả. Và nếu có một vài thi thoảng hiện lên một người đàn ông thì đối với họ đấy là những cái hạnh phúc rất là hiếm hoi, mặc dù nó chỉ là một cái thứ hạnh phúc vay mượn và chụp giật.” 
Đó là sơ qua về đàn bà dân Việt Miền Bắc. Còn các bà các chị dân Việt ở Miền Nam thì sao?
Thực dân vừa cút đi, quốc gia kiến thiết. Vừa được cuộc sống thanh bình ấm no, khi không, “thuở trời đất trổi cơn gió bụi” CS, khiến cho không chỉ “khách má hồng” mà “khách” má nhăn nheo cũng “nhiều nỗi truân chuyên”. Không được như người chinh phụ năm xưa được an toàn nơ quê nhà, chỉ lo cho chồng ngoài trận tiền, người vợ lính VNCH thời “Giải Phóng”, có khi “không chết người trai khói lửa”, mà “chết người vợ con ở hậu phương”, vì xe đò bị mìn nổ, trường học bị đạn pháo.
Rồi đến khi bị phỏng hai hòn, chồng đi tù, vợ vưà phải không biết làm gì để sống, nuôi con và nuôi chồng đói chết trong nhà tù của “bên thắng cuộc”; không ít bà, chị còn bị đuổi ra khỏi nhà, lùa đi đày gọi là vùng kinh tế mới, mẹ con chơ vơ giữa chốn rừng thiên nước độc. Lo được một chuyến thăm chồng, gánh gồng ra Bắc, có khi còn bị bọn dẫn đường rừng chúng hãm hiếp...
Trên đây là đôi nét“sơ bộ” về những thảm cảnh đàn bà Việt Nam hai miền Bắc Nam phải chịu, thế giới không ai có. Nhưng ngày nay sau 40 năm thống nhất đất nước, sạch bóng quân thù, lại lù lù trên đường quê, nhấp nhô giữa thành phố hàng hàng lớp lớp các bà các chị Dân Oan. Trong đó có người chịu không thấu uất ức đã tự tìm đến cái chết; có bà phải cùng con gái tuột sạch quần áo trên người mình để chống lại côn an và chó nghiệp vụ đến cưỡng chế gia sản cuối cùng của mình.
Có nơi đâu trên thế gian này bị giống như VN tôi thời xã nghĩa, một lúc hàng chục thiếu nữ phải trần truồng, đứng xếp hàng ngang, quay trước quay sau, để cho vài khách người Đại Hàn, Đài Loan tuổi tác có ngời đáng bậc cha ông ngắm nghía lựa chọn để mua qua dịch vụ đưa về nước làm vợ?
Có nhà cầm quyền nước nào như nhà cầm quyền XHCNCC là im thin thít trước việc báo nước ngoài quảng cáo cho một cơ sở dịch vụ rao gã bán một loạt thiếu nữ với hình ảnh và ghi rõ ràng là đồng bào mình? 
Có đàn bà nước nào bị làm khó dễ, bị hạn chế hay bị ngăn cấm nhập cảnh vào Singapore như đàn bà Việt Nam đang bị quốc gia này đối xử?
Tới đây, người viết thấy bủn rủn tay chân, hai mắt mờ đi và tự nhủ, làm sao khả năng mình có thể mô tả hết được sự thống khổ nhục nhằn của thân phận Đàn bà Việt Nam dưới thời Xã Nghĩa. Bèn ngưng nơi đây và chỉ còn biết: Tội quá đi thôi, đàn bà Việt Nam thời Xã Nghĩa!!! 
______________________________________
Chú thích: