Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)
- Tóm Lược: Trước thềm năm mới 2016 chúng ta hãy tạm ngưng mọi
hoạt động để ôn cố trước khi tri tân. Trong năm 2015, trang mạng
Dân Làm Báo (DLB) đã phát triển mạnh mẽ kể cả số lượng và
phẩm chất các bài đăng. Số lượng độc giả gia tăng 20% so với
năm 2014. Số người viết lời phê có đăng ký và avatar cũng gia
tăng. Sự đóng góp của các còm sĩ rất quan trọng trong việc duy
trì DLB là một nguồn thông tin chính xác. Lý lịch và các sự
kiện hoặc câu chuyện về 45 còm sĩ đóng góp thường trực trên
DLB trong năm 2015 được trình bày. Hầu hết các chi tiết này là
hư cấu, dựa vào những tưởng tượng, với mục đích đem lại chút
vui tươi trong thôn trong những ngày cuối năm và đầu năm mới.
*
Trước hết, năm mới 2016 sắp đến, trong dịp đầu năm, tôi xin kính
chúc tất cả các bạn trong Ban Biên Tập (BBT) Dân Làm Báo (DLB),
các tác giả, còm sĩ, và độc giả một năm mới thịnh vượng,
bình an, và hạnh phúc.
Đã có vài bài tổng kết tình hình Việt Nam, hoạt động của
nhóm cầm quyền cộng sản, và hoạt động các phong trào đấu
tranh cho tự do dân chủ. Trong bài này, tôi sẽ chỉ đề cập đến
chuyện "nội bộ," tức là những câu chuyện, "biến cố," và "nhân
sự" trong thôn DLB.
Trước hết, chúng ta phải cám ơn các bạn trong Ban Biên Tập (BBT)
DLB đã có công xây dựng, duy trì, và vun sới một sân chơi cho
độc giả khắp nơi trên thế giới. Tôi tin rằng ai cũng trân trọng
những nỗ lực không ngừng của BBT trong việc lựa chọn, chỉnh
sửa, dàn xếp, trình bày bài vở, kiểm soát nội dung lời phê,
và giao tiếp với độc giả và tác giả về những đề tài và nội
dung thích hợp trong công cuộc đấu tranh và đóng góp cho việc
xây dựng một quốc gia không cộng sản trong tương lai rất gần.
Công việc đó đòi hỏi sự chăm sóc và chú tâm 24/7.
Thứ nhì, chúng ta phải cám ơn các tác giả đã bỏ công nghiên
cứu, biên soạn, góp nhặt, trình bày, và viết những bài có
giá trị, từ các biếm họa, ca khúc, thơ, văn, cho tới các bài
bình luận, khảo luận, phân tích, nhận xét, báo cáo, và bày
tỏ ý kiến. Những bài này giúp truyền bá thông tin, kiến thức,
và trao đổi quan điểm. Một điểm quan trọng mà chắc ai cũng
biết, có lẽ trừ những người cộng sản, là tất cả các tác
giả đóng góp bài vở hoàn toàn không có thù lao hay bất cứ
một hình thức bồi hoàn nào. Tất cả đều do tự nguyện. Việc
này có thể khó hiểu cho những người cộng sản, nhưng đó là sự
khác biệt giữa quốc gia và cộng sản, hoặc "lề dân" và "lề
đảng."
Thứ ba, chúng ta phải cám ơn độc giả DLB, âm thầm hay năng động
(qua việc viết lời phê). Không có độc giả, không có tờ báo tự
do nào có thể sinh tồn. (Báo chí quốc doanh không có độc giả
nhưng sinh tồn được vì chúng được nuôi dưỡng bởi nhóm cầm quyền
và do đó không phải là báo chí tự do.) Quan trọng nhất là sự
đóng góp tích cực của các độc giả viết lời phê hay còm, còn
được gọi là còm sĩ.
Bài này sẽ "ôn cố" và "tri tân" bằng những câu chuyện và lai
lịch các độc giả viết lời phê trên các diễn đàn trên trang
mạng DLB. Bài viết có phần nghiêm trang và khôi hài, với mục
đích bày tỏ lòng cám ơn các còm sĩ và xả stress với những
chi tiết hoặc câu chuyện vui tươi. Phần lớn các chi tiết, câu
chuyện, hoặc sự kiện dựa vào những tưởng tượng hư cấu, tuy có
một ít dữ kiện coi là "sự thật" như được các còm sĩ tiết
lộ trong các lời còm.
A. Trong năm 2015, thôn DLB có nhiều "biến cố" và gia tăng số lượng còm và còm sĩ
Chỉ còn vài ngày nữa là năm 2015 sẽ hết và chúng ta bước qua
năm mới. Như thường lệ, chúng ta đón mừng năm 2016 với niềm tin
và hy vọng cho một tương lai sáng sủa. Đó là sự tiêu hủy chế
độ cộng sản tại Việt Nam và sự thành lập một thể chế tự do
dân chủ để đất nước Việt Nam có cơ hội tiến lên hùng mạnh trên
thế giới.
Nhìn lại năm qua, chúng ta đã trải qua một quãng đường dài.
Chúng ta đạt được những thành quả cụ thể trong sứ mạng truyền
bá thông tin. Mỗi người trong chúng ta đóng góp trong việc là
một chiến sĩ thông tin, từ việc đọc bài, viết bài, cho đến
việc viết lời phê và thảo luận với nhau. Bên cạnh những thành
quả đó, có những "biến cố" nội bộ và sự gia tăng độc giả,
còm sĩ, và số lượng và phẩm chất lời phê.
Có những đề tài tạo nhiều tranh luận, thể hiện qua số lượng
và nội dung các lời phê. Tôi không nói đến những đề tài thời
sự, mà chỉ đề cập đến các đề tài "nội bộ" hoặc "nhân sự."
Những đề tài này thường liên hệ đến một vài cá nhân hoặc còm
sĩ, nội dung của lời còm, và phản ứng mọi người. Phần lớn
những cuộc tranh cãi này xoay quanh vấn đề biên giới "quốc
cộng," cách thức đối phó với Dư Luận Viên (DLV), hình thức
trình bày còm, và các phương tiện "xả stress."
Đã có ít nhất hai bài chủ với tổng số lời phê vượt quá một
ngàn. Đây quả thật là một kỷ lục. Một mặt, đó là tin vui vì
nó cho thấy mức độ chú ý của độc giả và còm sĩ. Một mặt,
đó là tin buồn vì đề tài tranh cãi liên hệ thuần túy về các
khía cạnh "nhân sự" có tính chất cá biệt hơn là tổng quát.
Tôi sẽ không nhắc lại chi tiết cuộc tranh cãi, nhưng có nhận
xét là kết quả của các "biến cố" này có phần tốt đẹp vì
chúng ta có dịp hiểu nhau hơn, và có dịp thẳng thắn bày tỏ
quan điểm trong tinh thần tự do dân chủ. Đương nhiên vẫn còn có
những bất đồng ý kiến, bực bội, buồn bực, tức giận, hoặc
hận thù. Nhưng tôi đề nghị chúng ta hãy gác bỏ mọi khác biệt
và hãy chú tâm vào mẫu số chung của cuộc đấu tranh.
Ngoài các "biến cố" đó, chúng ta sống hòa thuận là một cộng
đồng tràn đầy tình thương yêu, kính trọng lẫn nhau, và vui vẻ
qua những hoạt động thư giãn, các lời còm hỏi thăm đầy tình
người, và những lời chọc ghẹo dí dỏm. Số lượng người đọc
cũng gia tăng. Tôi vừa làm vài tính toán trên Excel spreadsheets
cho số lượng người viếng thăm (visitors) và số lượng trung bình
đọc (flag counter views) và xin phép báo cáo các bạn.
Trước khi báo cáo các con số này, ta nên hiểu thống kê về số
người đọc được ghi nhận thế nào. Mỗi trang mạng thường dùng
một dịch vụ thâu thập người viếng thăm (visitors) hay độc giả
đến từ đâu. Nguồn gốc đến thường dựa vào địa chỉ IP phản ảnh
quốc gia trên thế giới. Để ghi nhận quốc gia, các dịch vụ này
dùng lá cờ (flag) quốc gia đó. Vì vậy, số đếm (counter) cho
các thống kê viếng thăm dựa vào nguồn gốc quốc gia được gọi
là flag counter. Dịch vụ cung cấp thống kê này cho trang mạng DLB
có tên là FLAG COUNTER. Muốn coi thống kê, bạn bấm ô chữ nhật
có hàng chữ "213 flags collected" trong cột phải, dưới hình các
members.
Tôi chưa có dịp tìm hiểu tỉ mỉ ý nghĩa của các thông số báo
cáo bởi Flag Counter, nhưng tôi có đọc qua phần nào các thảo
luận về các thông số này. Sau đây là sự hiểu biết của tôi,
không chắc là chính xác hoàn toàn nhưng phản ảnh ý nghĩa
chính của các thông số.
Flag counter là số đếm người từ quốc gia nào. Flag counter view
cho biết tổng số đọc từ quốc gia đó. Số lượng đọc không phân
biệt người đọc cá biệt mà chỉ đếm lượng đọc. Theo tôi nghĩ,
dịch vụ FLAG COUNTER chỉ dựa vào địa chỉ IP để phân biệt. Do
đó, nếu ông A dùng 6 địa chỉ IP khác nhau để vào đọc DLB trong
một ngày thì dịch vụ FLAG COUNTER sẽ đếm là 6 người. Tuy nhiên,
việc này thường ít xảy ra. Ít ai có thì giờ thay đổi địa
chỉ IP để đọc bài. Do đó, ta có thể coi số người viếng thăm
(visitors) phản ảnh khá trung thực số người thực sự khác nhau
vào đọc DLB trong một ngày. Số lượng đọc (flag counter views)
không phân biệt địa chỉ IP mà chỉ đếm số lần người vào đọc
DLB. Thí dụ, bạn vào DLB ba lần trong một ngày với cùng địa
chỉ IP. Số người viếng thăm sẽ ghi là một, nhưng số lượng đọc
sẽ ghi là 3. Tôi không rõ dịch vụ FLAG COUNTER có đếm số lần
log in và log out không, nhưng thống kê đó thực ra cũng không quan
trọng.
Sau đây là thống kê tôi dùng Excel spreadsheet để tính toán cho
hai năm 2014 and 2015. Các con số là con số trung bình trong cả
năm. Nên để ý tôi dùng dấu phẩy cho phần ngàn theo thói quen ở
Hoa Kỳ. Các bạn ở các quốc gia khác có thể thay dấu phẩy
bằng dấu chấm.
Số người viếng thăm (độc giả) trung bình mỗi ngày: 17,354 (2014), 20,878 (2015)
Số lượng coi (đọc) trung bình mỗi ngày: 98,932 (2014), 104, 126 (2015)
Do đó, số độc giả trung bình mỗi ngày gia tăng từ 17,354 trong
năm 2014 đến 20,878 trong năm 2015. Mức gia tăng là 20%. Đó là mức
gia tăng rất đáng nể.
Về số lượng coi, ta có thể suy ra rằng trung bình trong một
ngày, một độc giả vào DLB 5.7 lần trong năm 2014 (98,932/ 17,354),
và 4.9 lần trong năm 2015 (104, 126/ 20,878). Tôi nghĩ thói quen
độc giả vào DLB mỗi ngày chắc không thay đổi nhiều một cách
trung bình. Có thể lý do cho sự suy giảm số lần vào là cách
dịch vụ FLAG COUNTER đếm dưới sự thịnh hành của kỹ thuật điện
thoại di động.
Ngoài số lượng độc giả gia tăng, tôi có nhận xét là số người
viết lời phê cũng gia tăng, nhất là số người có ghi danh viết
lời phê đăng ký (có nick xanh) và có avatar. Các diễn đàn trên
các bài chủ không còn bị chiếm đa số bởi những nick đen không
có avatar, mà được vui tươi và tưng bừng sức sống với các tên
thanh tao, dễ thương như Saigonnho, Ba Sài Gòn, Thùy Dương, và
hình ảnh màu sắc vui nhộn của lá cờ vàng ba sọc đỏ, các bông
hoa vàng tím xanh, v.v.
B. Trong tinh
thần vui tươi, hãy tạo dựng "lý lịch" và các sự kiện, câu
chuyện liên quan đến các còm sĩ có "thành tích" trong năm 2015
Phần này sẽ trình bày các khía cạnh liên quan đến các còm sĩ
có "thành tích" viết còm trong năm 2015. Tôi không dùng tiêu
chuẩn đặc biệt gì để lựa chọn còm sĩ, mà chỉ dùng tiêu
chuẩn rất chủ quan, dựa vào ấn tượng của tôi về các còm sĩ.
Đương nhiên các độc giả sẽ có nhiều ấn tượng khác biệt, và
rất có thể đối nghịch với ấn tượng và cảm nghĩ của tôi. Tôi
không có trí nhớ hoàn hảo, và chắc chắn là sẽ bỏ sót nhiều
còm sĩ có gây ấn tượng mạng trong năm qua. Với các còm sĩ
này, tôi xin có lời thành thật xin lỗi trước.
Đại khái, tôi sẽ cố tạo dựng lý lịch các còm sĩ dựa vào
các chi tiết đặc thù của mỗi còm sĩ như tên (nick), avatar,
những lời phê của họ, và trí tưởng tượng của tôi. Có những
chi tiết "có thật" dựa vào tiết lộ của chính còm sĩ. Có
những chi tiết diễn giải, bịa đặt, hoặc sáng chế hư cấu do
trí tưởng tượng. Có những câu nhận xét và lời tri ân chân
thành của tôi.
Nội dung có thể nghiêm trang hoặc hài hước. Vì óc hài hước
của tôi hơi "kỳ cục" và có chút dzô dziên, tôi tiên đoán sẽ có
vài phản đối. Nếu bạn không hiểu ý nghĩa hài hước, bạn hãy
tin rằng tôi không bao giờ có ý xấu, mà hoàn toàn là có ý
tốt về tất cả mọi người. Để tránh những hiểu lầm đáng tiếc,
tôi xin khẳng định rằng tất cả những câu đùa giỡn hoàn toàn
phản ảnh lòng thương mến và kính trọng tất cả mọi người. Nếu
có gì xúc phạm, mong các bạn thứ lỗi.
Tôi thành thật xin lỗi là không kịp viết về tất cả còm sĩ
trong thôn vì có quá nhiều còm sĩ mà thì giờ quá eo hẹp, và
không có đủ tài liệu để gợi ý, nhất là các còm sĩ dùng nick
đen hoặc nick xanh nhưng giữ lời phê riêng tư. Đặc biệt, sau đây
là các còm sĩ đã đóng góp đáng kể qua số lượng và phẩm
chất lời phê, nhưng tôi không kịp viết về họ trong bài này:
Aaaa, DĐB-YD, Em Gái Hậu Phương, Free Duck, Giăng Mắc Toi, Hồ Âm
Mao, Ichlam, K59, Lê Dân Việt, người chuyển lửa, người xa xứ,
Nguyên Thạch, Quỷ Đỏ Bán Nước, Thùy Dương, v.v. Ngoài ra, bài
này chỉ chú trọng đến các còm sĩ nên tôi không viết về các
tác giả. Mong các tác giả thứ lỗi vì có nhiều tác giả rất
đáng được nói đến qua những lời tri ân, khen tặng, và biết ơn.
Sau đây là vài thí dụ: Babui, Hoàng Thanh Trúc, Huỳnh Tâm, Lê
Nguyên, Lê Dủ Chân, Nguyễn Bá Chổi, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần
Gia Phụng, Trần Trung Đạo, Vũ Đông Hà, v.v.
Sau đây là "lý lịch" hoặc các sự kiện liên quan đến các còm
sĩ trong năm 2015. Tôi sắp xếp dựa vào tên của còm sĩ theo thứ
tự mẫu tự số và ABC. Có còm sĩ có "lý lịch" hoặc sự kiện
dài dòng vài đoạn. Có còm sĩ chỉ có vài câu. Mức dài ngắn
không liên hệ gì đến tính chất quan trọng hoặc ấn tượng về
còm sĩ.
1. 4khuong:
4khuong tuy viết còm có vẻ là người hay tán tỉnh các cô
gái, thực ra là người rất có đạo đức. khuông (框) có nghĩa
khung, vành, ý chỉ quy luật. Do đó, 4khuong có nghĩa Tứ Đức,
là bốn nét đạo đức của người con gái Việt Nam, đó là Công,
Dung, Ngôn, Hạnh. Anh có khiếu về mỹ thuật, và thường cho ý
kiến về avatar của các còm sĩ, hoặc cách ăn mặc màu sắc của
phái nữ. Anh còn là người con chí hiếu, phụng dưỡng mẹ già.
Gần đây không thấy anh xuất hiện. Có thể anh đang có chuyện buồn về chị Mylinh Nguyễn quên không đổi avatar sáng sủa theo đề nghị của anh. Cầu nguyện mọi việc tốt lành xảy đến cho anh và mẹ anh.
2. Administrator:
Administrator của trang mạng Dân Làm Báo có tông tích bí mật. Tuy nhiên, còm sĩ Nguoiduatin đã khám phá ra đó là một bà giáo già về hưu chưa chồng và còn nguyên si.
3. Ba Sài Gòn:
Ba Sài Gòn cùng với Lâm Viên, Lê Cửu Long, và Cao-Đắc Tuấn, bị nhiễm vi khuẩn "xuống thuyền rồi lại lên thuyền."
Vi khuẩn này khiến người bị nhiễm có ý muốn rời bỏ thôn và
tuyên bố ý định đó một cách cương quyết; nhưng sau đó lại đổi
ý và không những ở lại thôn mà lại còn viết hăng hái hơn
trước.
Ba Sài Gòn là người thẳng tính và lịch sự. Anh ban đầu dùng avatar giống hệt avatar của Cánh Dù lộng gió.
Có lúc hai người viết còm bên cạnh nhau, với hai avatar giống
nhau là cánh dù đỏ của binh chủng Nhảy dù của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa (QLVNCH), làm độc giả không hiểu chuyện gì xảy ra.
Nhưng ngay sau đó, cả hai anh Ba Sài Gòn và Cánh Dù lộng gió đổi avatar để tránh trùng hợp. Anh Ba Sài Gòn viết lời xin lỗi nhã nhặn với anh Cánh Dù lộng gió, nhưng anh Cánh Dù lộng gió không để tâm chuyện đó.
4. Bảo Như:
Bảo Như là một nhân vật kỳ bí. Cô là một nhạc sĩ tài
hoa, viết đủ loại nhạc, tình cảm đến đấu tranh. Với tính chất
"ướt át" nghệ sĩ như vậy, cô còn có tài lý luận tuyệt vời.
Tôi có dịp "đụng độ" với cô trong một tranh cãi về một đề tài
về tác phẩm và tác giả, và rất thán phục khả năng lý luận
của cô.
Sự kỳ bí của Bảo Như là những chiêu mê hồn trận không cho biết giới tính của mình. Trong một còm cho Nguoiduatin, cô viết "Hiểu lầm rồi, NĐT phải gọi N là ‘chú’ mới đúng đó, cha nội." Gần đây, trong bài "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ," cô cho biết tại thời điểm 5:42 của video clip có hình của Bảo Như
trong góc cho thấy giới tính. Nhưng hình đó là hình sư tử
đực. Tuy nhiên không có gì bí mật mãi. Nhờ tài điều tra của
FBI special agent ngocgia, Trần Bảo Như được xác nhận là phái nữ. Thực ra, tên Bảo Như, dù tên thật hay bút danh, có hàm ý phái nữ. "Như" có nghĩa "nguyên thủy" (如). "Bảo" có nghĩa "quý báu" (寶). Bảo Như, do đó, có nghĩa nét "nguyên thủy quý báu," thường ám chỉ nết na đoan trang của phái nữ.
Không phải ai cũng hiểu và thích nhạc của cô. Cũng như không
phải ai cũng thích hết nhạc của Trúc Phương, Lam Phương, hoặc
Trần Thiện Thanh. Người ta nhớ đến các nhạc sĩ này qua những
bài hát nổi tiếng và thịnh hành, trong khi họ có biết bao
nhiêu ca khúc mà rất ít người biết. Theo ý kiến chủ quan của
tôi, Bảo Như viết nhiều ca khúc đặc sắc lộ ra một tài năng
khác thường và độc đáo. Với tôi, những khía cạnh khác thường
và độc đáo đó quả thật là sự "nguyên thủy quý báu" của một
cô gái Việt Nam.
5. Cánh Dù lộng gió:
Cánh Dù lộng gió là người rất lịch sự và nhã nhặn.
Khi có người viết còm quá khích hoặc sai quấy theo ý anh, anh
phản hồi một cách nhẹ nhàng, và dùng lời lẽ lịch sự. Khi
thấy Ba Sài Gòn sơ ý dùng avatar giống avatar của mình,
anh không phiền hà gì và dùng avatar khác. Anh viết còm thông
báo và xin lỗi mọi người.
Anh đã từng phục vụ trong binh chủng Nhảy dù của QLVNCH, tham
gia nhiều trận đánh ác liệt. Dường như anh là người Bắc, nhưng
sống trong miền Nam đã lâu. Ngoài bản tính nhã nhặn và lịch
sự, anh còn có tài viết xuất sắc. Những bài anh viết đăng trên
DLB có chủ đề thực tế, đánh thẳng vào các vấn đề rõ rệt
tại Việt Nam, về chính trị, xã hội, và văn hóa. Anh viết bài
và còm rất hay và thường có ý nghĩa. Anh viết còm thường
xuyên. Do đó mỗi khi không thấy còm anh, ai cũng lên ruột và lo
lắng cho anh. Cũng may, anh chỉ thỉnh thoảng vắng mặt vài ngày
hay vài tuần, rồi sau đó trở lại tiếp tục viết còm hoặc bài
chủ.
6. Cao-Đắc Tuấn:
Tôi trước đây không biết máu mình thuộc loại gì. Khi nghe Lam Mai Quế phân
tách bản tính con người qua loại máu, tôi thích thú và yêu
cầu bác sĩ cho thử máu xác định máu tôi trong kỳ thử máu
thường xuyên ba tháng một lần. Kết quả thử máu cho biết Cao-Đắc Tuấn thuộc máu D.
7. Dân Quê:
Dân Quê đoạt giải kỷ lục thế giới Guinness về tiết mục
"nông dân tài giỏi" vì là người sống tại đồng quê, cày bừa,
chăn trâu, mà biết rõ sự khác biệt giữa cơ cấu máy vi tính
dùng kỹ thuật pipeline và systolic array. Khi được phỏng vấn tại
sao anh biết về pipeline và systolic array khi anh chỉ là một
nông dân cày sâu cuốc bẫm, Dân Quê trả lời, "Mèn đét.
Chiện đó có dzì khó? Tui mới lấy dzợ và áp dụng kỹ thuật cơ
cấu vi tính wài hà. Đến tối thì tui dzới bả thực tập
systolic array. Bi giờ tui dzới bả thực tập pipelining chờ có
kết quả sau cái pipeline lâu tới 9 tháng 10 ngày nè."
8. daubetangthuong:
daubetangthuong là một nhân vật đặc biệt. Có rất nhiều
khía cạnh đặc biệt về anh. Trước hết, anh sinh trưởng trong xã
hội chủ nghĩa cộng sản và hấp thụ nền giáo dục tẩy não và
nhồi sọ của cộng sản; nhưng sọ và não của anh quả thật cứng
và tinh khiết như kim cương nên không thể bị tẩy hoặc nhồi được.
Anh thấy rõ sự lừa đảo trong nền giáo dục cộng sản và đã
thoát ra khỏi ngục tù trí tuệ đó. Anh viết nhiều bài hay và
có ý nghĩa đăng trên DLB. Đặc biệt, anh viết một bài rất hay
và thấm thía cho tuổi trẻ nói về kinh nghiệm bản thân. Anh còn
có tài âm nhạc ca hát, và giúp đỡ các sinh viên học sinh từ
Việt Nam để hướng dẫn đường ngay lẽ phải.
Có vài điểm "đặc biệt" khác của anh mà tôi cứ suy nghĩ hoài
mà vẫn không tìm ra diễn giải thích đáng. Đó là tên daubetangthuong
và avatar của anh. Tại sao "dâu bể tang thương"? Có thể anh nói
đến cuộc đời chìm nổi của anh, hoặc của con người nói chung.
Chuyện đó không có gì lạ hay đặc biệt. Nhưng cái lạ hay đặc
biệt là "dâu bể tang thương" dính líu gì đến Frederick the Great,
avatar của anh? Có thể anh ngưỡng mộ tài năng và đức độ của
Frederick the Great, và tiếc thương cho vị vua xứ Phổ này đã bị
quân Nazi lạm dụng hình ảnh làm giảm uy tín của ông trong lịch
sử. Tuy nhiên, cái ý nghĩa "dâu bể tang thương" khó mà liên kết
được với Frederick the Great. Tôi hy vọng nếu anh có dịp rảnh
rỗi sau giờ vui chơi với cậu con trai một tuổi, anh sẽ giải
thích bạn đọc mối liên hệ, hoặc không có mối liên hệ, giữa
"dâu bể tang thương" và Frederick the Great.
9. emSAIGON:
emSAIGON là một cô gái cư ngụ tại Sài Gòn. Cô vẫn thường
chăm sóc sức khỏe của tôi, thường gửi mì gói, sâm Đại Hàn,
rượu đế ngon, giúp tôi có sức khỏe để viết bài hăng hái. Có
một dạo cô không viết còm, khiến tôi lo lắng mất ăn mất ngủ.
May sao, sau đó cô viết còm trở lại, tuy không còn tha thiết gửi
đồ ăn thức uống cho tôi như xưa, khiến tôi "lòng buồn dạt dào nhớ hôm nào đăng bài trên báo cho em vui đọc chơi, em thương em cho anh gói mì nước ngọt ngào." Nhưng tôi cũng vui khi biết cô bình an vô sự.
10. hai xe ôm:
hai xe ôm ở bên Úc gần 40 năm nhưng lúc nào anh cũng trăn
trở nghĩ đến Việt Nam và những người đang chịu đựng dưới chế
độ cộng sản. Anh từng phục vụ trong ngành Hải quân của QLVNCH
và anh luôn luôn thương yêu những chiến sĩ VNCH còn ở lại Việt
Nam, nhất là những thương binh. Anh là người rộng rãi và có
lòng bác ái bao la. Anh không hành nghề xe ôm. Thực ra, tên hai xe ôm
là do hai người tàn tật đội ơn anh đã cho xe lăn giúp họ thêm
tiện nghi trong cuộc đời. Hai người đó ôm hai chiếc xe lăn mà anh
tặng họ mỗi khi họ nghĩ đến anh. Một trong hai người là một
thương binh VNCH mà anh tình cờ gặp tại Việt Nam.
11. Hạt Sương Khuya:
Hạt Sương Khuya (HSK) không biết rằng cô đã được Hồn thiêng Sông núi Khấn
nguyện phù hộ ngấm ngầm, để cô có sức khỏe trong việc đấu
tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền tại Việt Nam.
12. Hoài Việt:
Hoài Việt là người đáng kính phục nhất trong thôn. Tuy là Tony Blair
(TB = Tám Bó), anh vẫn hoạt động mạnh mẽ, và là người rất
thông minh. Ở tuổi anh, không ai có thể gõ còm lâu được. Vậy mà
không những anh viết còm hăng hái và có ý nghĩa, anh còn biết
cách post các hoạt hình, trong một thời gian ngắn. Dường như
anh là cựu học sinh Taberd và từng phục vụ trong QLVNCH.
Anh có cuộc sống tình cảm tốt đẹp. Anh thường nói đến bà xã
thương yêu anh, đưa anh ra cửa đi làm mỗi ngày. Nhưng điều đó
cũng cho thấy anh là người bay bướm vì bà xã anh ghen tuông với
mấy cô hàng xóm thèm thuồng anh. Bà xã anh chắc đâu ngờ là
anh đâu có bay bướm với các cô hàng xóm, mà anh bay bướm tung
tăng trong vườn hoa thơ mộng Dans Le Bleu. Tuy nhiên, chuyện tình
giữa anh và cô "Lê Mỹ Quyên" trong vườn hoa thơ mộng Dans Le Bleu
hơi có chút kỳ bí. Không ai biết chuyện gì xảy ra, nhưng hình
như hai người đã chia tay. Mong hai người trở lại bên nhau để dân
trong thôn được dịp học hỏi tiếng Pháp trữ tình.
13. Hoàng Hạc:
Hoàng Hạc là một người đa tài (và có lẽ cũng đa tình
như sẽ viết sau). Anh làm thơ rất hay và chớp nhoáng, như thể
xuất khẩu thành thơ. Tuy có máu nghệ sĩ, anh là một kỹ sư về
máy bay, và rất am tường về kỹ thuật máy móc dùng trong các
phản lực cơ, kể cả các phi cơ chiến đấu hoặc thả bom của quân
đội. Ngoài ra, anh có những thú tiêu khiển thanh khiết như đi câu
cá, cho thấy một tâm hồn tao nhã và cao thượng. Anh còn là
người đa tình như sau.
Hoàng Hạc hào hoa hào hiệp hảo hán, hân hoan hăng hái hăm hở
hỏi han Hoa Hồng Hepburn. Hoàng Hạc hẹn hò hàn huyên Hoa Hồng.
Hoa Hồng ham hội họa, hiền hậu, hồng hào hây hây, hớp hồn
Hoàng Hạc. Hoàng Hạc háo hức hào hứng hí ha hí hửng hát hò.
Hoa Hồng hời hợt hững hờ hổng hăng hái hồ hởi. Hoàng Hạc
hết hồn hắt hơi hụt hẫng héo hon hẩm hiu, hứa hẹn hầu hạ Hoa
Hồng. Hoa Hồng he hé hoãn hòa hợp. Hoàng Hạc hết hoan hỉ, ho
húng hắng, héo hắt hốc hác hình hài hoi hóp. Hoa Hồng hối
hận, hài hước Hoàng Hạc. Hoàng Hạc hoàn hồn hết hãi hùng,
hả hê, hề hề hềnh hệch, huy hoàng. Hoàng Hạc hên. Hoan hô Hoa
Hồng - Hoàng Hạc.
14. HoustonTX:
HoustonTX cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas. Năm nay anh 61 tuổi,
nhưng vẫn khỏe mạnh như được phản ảnh qua sức làm việc tung
hoành trên trang DLB, hỗ trợ các còm sĩ phe ta, dạy dỗ DLV,
khích lệ tác giả. Anh là người lịch sự và luôn luôn dùng lời
lẽ ôn hoà nói chuyện với các còm sĩ, cho dù có bất đồng ý
kiến. Anh là bạn đồng hành với anh JU MONG Sinh Sự trong việc trừ tà ma cộng sản.
15. JU MONG Sinh Sự:
JU MONG Sinh Sự khiến nhiều người bực bội vì cái tên nghe
có vẻ lãng nhách. Có người ganh ghét chế tên đó thành Chổng
Mông. Thực ra, ai mà không hiểu ý nghĩa của tên JU MONG Sinh Sự
mới là người không biết coi phim Hàn. JU MONG là vị vua trị vì
xứ Goguryeo bên xứ Hàn từ năm 37 trước công nguyên (TCN) cho tới
năm 19 TCN.
Tại sao anh ta dùng tên JU MONG Sinh Sự? Đó là biệt danh của anh
mỗi khi anh cãi lộn với dư luận viên (DLV) cộng sản. Mỗi khi bị
đuối lý, DLV cộng sản nói với nhau, "Mình không cãi lại cha nội chu mỏ sinh sự đó."
Khi nghe được biệt danh "chu mỏ sinh sự," anh kể cho cô con gái
nghe. Cô con gái, một người mê coi phim Hàn, phá lên cười, nói, "Chu
Mỏ tức là Chumo-wang, là ông vua Chumo đó ba à. Ổng còn có tên
là Jumong, là vị vua đầu tiên của vương quốc Goguryeo, nằm ở
phía Bắc của ba vương quốc Hàn nổi tiếng thời xưa." (Wikipedia 2015).
Thế là từ đó anh dùng tên JU MONG và say đắm coi phim Hàn. Việc
anh mê coi phim Hàn có thể được chứng minh qua việc anh tặng Mỹ Tiên đóa hoa hồng xanh và hình ảnh cặp tài tử trong phim Hàn Hoa Hồng Xanh (Xem, lời phê trong, Bạn 2015).
16. ken0123456789:
ken0123456789 là người bí mật nhất trong thôn. Tên của anh (ken)
cho biết anh là phái nam, và chắc sinh trưởng tại xứ nói
tiếng Anh. Một cách kỳ lạ, anh không hề viết một lời phê nào.
Tìm được một lời còm của anh trên DLB như là tìm một viên chức
Việt cộng không tham nhũng. Theo tôi dự đoán, khi nào anh viết
lời phê, đó là lúc chế độ cộng sản tại Việt Nam bị, hoặc
sắp bị, tiêu tan sụp đổ. Tuy không viết còm, anh vẫn thường bấm
"like" nhiều còm. Ta không hiểu lý do tại sao. Có thể anh biết
đọc nhưng không biết viết tiếng Việt, không biết đánh máy bỏ
dấu tiếng Việt, hoặc làm biếng viết còm.
Dựa vào tên (nick) của anh với loạt số 0123456789, ta có
thể suy đoán anh là người làm biếng viết còm. Và không những
thế, anh là người cực kỳ làm biếng. Do đó, chỉ có một biến
cố kinh thiên động địa và thiệt dzui dzẻ, như chuyện chế độ
cộng sản tại Việt Nam bị, hoặc sắp bị, tiêu tùng, mới khiến
anh viết còm.
17. Khoái Văn Nghệ:
Khoái Văn Nghệ là một thiếu nữ đang đi học, cỡ tuổi đôi mươi,
sống với cha mẹ tại vùng Hà Nội. Cô dùng tên Khoái Văn Nghệ
vì chữ viết tắt KVN còn có nghĩa Khỏe Vì Nước là bài hát cô
yêu cầu tôi viết phê bình. Tuy khoái văn nghệ, cô rất sợ bố
mẹ. Bố mẹ cô không thích cô dùng thì giờ trên mạng hoặc viết
tin nhắn (text messages) với bạn bè qua điện thoại di động, và
không thích cô nói chuyện tầm phào với bạn bè. Cô thường viết
mật ký khi gửi tin nhắn cho bạn cho biết cô không có tự do nói
chuyện vì "bố mẹ đứng sau lưng" (bmđsl).
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu các chữ viết tắt đó, và đôi
khi cô quên, không nhớ là đã không giải thích câu viết tắt đó
cho người nhận, và khiến họ phải tự suy diễn. Có lần, cô gửi
tin nhắn cho ông ngoại cô câu "bmđsl." Ông ngoại ban đầu không hiểu
nghĩa, gặn hỏi thì cô cứ ấp úng không viết rõ. Sau đó ông tự
suy đoán ra, và lập tức lái xe chạy tới nhà quát tháo la
mắng mẹ cô. Mẹ cô không hiểu tại sao, thì ông quát lên, "Nó gửi tin nhắn cho tao nói là 'bị mẹ đánh sụm lưng'."
18. Lam Mai Quế:
Lam Mai Quế là bác sĩ chuyên về máu (hematologist). Cô hiện đang
làm việc tại CHU - UMZ, Saint Pierre, địa chỉ Rue Haute 322 1000
Bruxelles, Bỉ. Nhờ vào kinh nghiệm qua nghề nghiệp, cô rất thích
phân tích cá tính con người qua loại máu. Cô dường như thích
người nào có máu O. Khi các ông tán tỉnh cô, câu đầu tiên cô
hỏi là "Anh thuộc máu gì?" Với người sống ở Âu châu
hoặc Á châu thì không đến nỗi nào, vì hình như chuyện đó
thường. Nhưng với người sống ở Mỹ châu, Úc châu, hoặc Phi châu
thì câu hỏi đó dễ tạo ngạc nhiên, và họ thường trả lời, "Tôi có máu lạnh," "Tôi có máu 35," "Tôi có máu đỏ lòm," v.v. Với các câu trả lời dzô dziên đó, cô Lam Mai Quế
chỉ lườm và dẹp họ luôn. Không hiểu có phải vì vậy mà
chuyện tình giữa cô và anh "Hoàng Vũ" có chuyện trục trặc, vì
anh "Hoàng Vũ" ở California, nơi mà đa số là dân có máu cao bồi sinh sống. Mong hai người trở lại bên nhau để dân trong thôn được dịp học hỏi tiếng Pháp trữ tình.
19. Lâm Viên:
Lâm Viên là cô gái cựu học sinh trường Bùi Thị Xuân tại
Đà Lạt. Tên trên mạng của cô là tên nơi cô cư ngụ trước (Cao
nguyên Lâm Viên, còn gọi cao nguyên Lang Biang. cao nguyên Đà Lạt). Cô
chọn avatar là cụm hoa đào thật đẹp. Ai có dịp lên Đà Lạt
trước năm 1975 đều hiểu nét đẹp tuyệt vời của các cô gái, với
đôi má hồng hây hẩy. Cô hành nghề gõ đầu trẻ trước năm 1975.
Rồi đường đời trôi nổi, cô qua Hoa Kỳ, bỏ nghề dạy học và
hành nghề "dạy đời," trong lãnh vực chia bài tại các sòng
bạc.
Hiện cô đang làm việc tại Caesars Palace, Las Vegas, nơi rất dễ
dàng cho việc lấy vợ lấy chồng. Ai muốn lăn vào lấy vợ lẹ
làng thì chỉ việc lấy vé máy bay tới Las Vegas làm đám cưới.
Sau đó có lỗ vốn thì ráng chịu.
Nói tóm lại, cô LV hiện đang LV tại LV trong LV chia bài. Ai muốn
LV LV mau lẹ thì LV máy bay tới LV làm đám cưới. Sau đó có LV
thì ráng chịu.
20. Lê Cửu Long:
Lê Cửu Long mắc vi khuẩn "xuống thuyền rồi lại lên thuyền" hai
lần. Anh gọi sự kiện đó là "tang gia bối rối" vì tâm trí anh
bị giao động mạnh qua những phản đối kịch liệt về những phát
ngôn của anh.
Một hôm, anh bàn với bà xã anh.
Anh nói, "Anh thấy ngó bộ chiêu khích bác dân Việt vùng lên
không thành công lắm, vì nhiều người tưởng lời khích bác của
anh là lời mạ lỵ dân Việt. Ngay cả cha nội Cao-Đắc Tuấn cũng
cự nự anh. Em có chiêu nào khác không?"
Bà xã anh trả lời, "Anh không nên buồn. Người Việt Nam mình
ở với cộng sản lâu rồi nên bị lây tính không có đầu óc nhận
xét tinh tế, coi những việc anh sửa sai, từ vụ Suối Tiên cho
tới vụ tướng Đỗ Cao Trí, là chuyện bới lông tìm vết, lại còn
cho anh là dư luận viên cộng sản. Họ không nhận ra là người
cộng sản không có trí tuệ và nếu có chút trí tuệ, cũng không
thèm làm mấy chuyện tào lao đó. Mà sao cha nội Cao-Đắc Tuấn
cự nự gì anh? Bộ chả không nhớ anh là người yêu cầu chả viết
bài "Giấc Ngủ Cô Đơn" của nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh hay sao?
Làm sao mà thằng cộng sản nào thích nghe bài đó với câu 'Anh,
người bên vĩ tuyến, xin nhớ quay về khung trời miền Nam sống trong tình
thương'? Sao anh không quạt chả một trận?"
Anh rít một hơi dài điếu thuốc Marlboro. "Được rồi. Khi có
dịp, anh sẽ quạt thằng cha Cao-Đắc Tuấn một trận nát nước. Anh
chỉ ngại cha nội Nguoiduatin nhảy ra can thiệp rồi anh lại bị
đám nhóc xóm nhà lá bu vào. Anh lại lâm vào cảnh mãnh hổ nan
địch quần hồ thì khốn. Tuy anh đã từng là sĩ quan tác chiến
binh chủng rằn ri nhưng bây giờ anh chỉ còn có một khẩu súng
lục ngắn cũn cỡn có hai viên đạn rỉ sét, anh không địch lại
một đám đánh hội đồng."
Bà xã anh suy nghĩ một lúc rồi nói, "Hay là anh đừng viết
những lời mạnh mẽ quá, vừa dễ tạo hiểu lầm, vừa làm nhiều
người mến phục rồi lại thầm yêu trộm nhớ anh, như cô Lâm Viên
chẳng hạn."
Anh cười tít mắt khoái chí. "Quỷ nà!"
21. lite_breeze có nghĩa là "gió nhẹ" hoặc "làn
gió hiu hiu." Tiếng Hán Việt là "khinh phong." "Khinh" nghĩa là
"nhẹ" (輕), nhưng cũng có nghĩa là "khinh rẻ, khinh bỉ" khi dùng
làm động từ. "Phong" nghĩa là "gió" (風), nhưng cũng có nghĩa
là "phong bì" (封). Do đó, "khinh phong" còn có nghĩa là "khinh bỉ
phong bì" hoặc "khinh bỉ hối lộ tham nhũng." Anh lite_breeze là người chống cộng mãnh liệt và thù ghét tệ trạng tham nhũng trầm trọng tại Việt Nam.
22. Mylinh Nguyen là người chống cộng mãnh liệt,
nhưng lại thương yêu các dư luận viên (DLV) cộng sản vì cô nghĩ
họ là những người lầm đường lạc lối và chúng ta nên chỉ dẫn
họ đường ngay lẽ phải. Tôi kính phục cô qua đường lối hành
động nhân đạo. Ngoài ra, có một lần cô viết còm chỉ dẫn tôi
về triết lý sống đã khiến tôi mở mắt và học hỏi thêm.
Cô không đồng ý bà giáo già về hưu chưa chồng xóa các còm của
DLV. Một cách linh động, cô so sánh các còm của DLV như "hành, ngò, húng cây, húng huế, ớt, tiêu" trong một tô phở. Do đó, các bạn nào thích ăn phở, nhớ cắt ra những lời còm của cakhia hoặc Lính Già Bolsa bỏ vào túi để khi nhâm nhi tô phở, lôi các lời còm này đọc cho tô phở được tăng thêm phần ngon miệng.
Ngoài ra, có thể cô là lý do khiến anh 4khuong buồn mà hết viết còm. Cô hứa với anh 4khuong sẽ thay hình avatar khác cho sáng sủa hơn theo đề nghị kín đáo của anh mà cô vẫn chưa làm, khiến anh 4khuong buồn bực về than thở với mẹ và mẹ anh phán, "Chắc cô ấy ghét con lắm đó."
23. mythanh:
mythanh là người có óc sáng tạo. Cô làm thơ thiệt hay, dùng từ ngữ chính xác và gợi hình. Khi tôi chọc ghẹo Nguoiduatin và làm bộ như mình tin cô Nguoiduatin là nam nhi, tôi gọi Nguoiduatin là Thằng Cha Lựu Đạn để đối chiếu với Con Mẹ Lựu Đạn (CMLĐ) mà Nguoiduatin vẫn thường dùng để ám chỉ (đánh lạc hướng) vợ mình. Thế là mythanh
chế biến ra đủ kiể̀u TCLĐ: Thích chạy lạng .. đường, Thầy chả lại
đùa, Thiệt chẳng lường được, Thành chuyện lục đục, Thấy cha lao đao,
Thương cha lắm đó (Xem, lời phê trong, Hạ 2015).
24. Mỹ Tiên:
Mỹ Tiên là một cô gái trẻ, 26 tuổi, có chồng và một
con. Cô có những nhận xét tinh tế và có tình cảm dạt dào tiêu
biểu người con gái Việt Nam. Cô có lẽ là người duy nhất được
hai còm sĩ uy tín tặng hai loại hoa hồng liên tiếp: anh JU MONG Sinh Sự tặng hoa hồng xanh và anh Ba Sài Gòn
tặng hoa hồng tím (Xem, lời phê trong, Bạn 2015). Cô là người lễ
phép, gọi các còm sĩ là "chú" và xưng "cháu." Tuy nhiên, tôi
hơi ngạc nhiên là cô dùng cùng lối xưng hô "chú cháu" đó với
anh trankl96 (tlđd). Anh trankl96 dùng con số 96 trong tên trankl96 để chỉ năm sinh: anh sinh năm 1996 và chưa tới 20 tuổi. Ngoài ra, cô gọi anh Dân Quê lúc thì "chú" lúc thì "anh."
Cô là người giàu óc tưởng tượng, tự ví mình là Nghi Lâm và
Song Nhi để cùng hành hiệp giang hồ với Lệnh Hồ Xung và Vi
Tiểu Bảo, hai vai do Nguoiduatin đóng theo trí tưởng tượng của cô. Sau đó, khi cô suy đoán Nguoiduatin ít nhất 51 tuổi, cô thất vọng não nề vì cô tưởng Nguoiduatin còn trẻ tuổi (Xem, lời phê trong, BBC 2015). Thực ra, cô thất vọng trên một lý do sai lầm. Nguoiduatin còn trẻ tuổi, chỉ mới 28 tuổi. Có điều, Nguoiduatin là một cô gái.
25. Năm Xích Lô:
Năm Xích Lô thực ra không phải là người con thứ tư trong
gia đình (người miền Nam gọi người con đầu lòng là Hai, con thứ
tư là Năm) và cũng không hành nghề đạp xe xích lô. Từ ngữ
"xích lô," nghe có vẻ đến từ cyclo, thực ra là chữ Hán Việt.
Chữ "xích" (赤) có nghĩa "đỏ" (Ngựa Xích Thố). Chữ "lô" (壚) có
nghĩa "lò lửa." "Xích lô" có nghĩa "lò lửa đỏ," hàm ý tinh
thần đấu tranh của dân Việt đang nung nấu như lò lửa đỏ hồng,
và cũng hàm ý bếp hồng trong nhà chỉ sự hội họp gia đình
(Về Dưới Mái Nhà: "Người ơi, mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay..."). Chữ "Năm" ngụ ý dân Việt ở năm châu, khắp nơi trên thế giới. Năm Xích Lô,
do đó, là tiếng nói oai hùng và đoàn kết của người Việt
khắp nơi, lúc nào cũng thương yêu tổ quốc. Chúng ta nhận ra
được ý chí đó qua những bài viết của anh Năm Xích Lô, đầy lời lẽ thương yêu đoàn kết, nhưng không kém phần dũng mãnh như ngọn lửa bốc lên.
26. ngocgia:
ngocgia là cựu nhân viên đặc biệt (special agent) của FBI. Trong chớp nhoáng anh đã tìm ra được Trần Bảo Như
là phái nữ (Xem, lời phê trong, Cao-Đắc 2015b). Vì anh từng là
FBI special agent, anh bảo vệ tông tích của anh khá kín đáo, và
chỉ lộ ra những chi tiết không quan trọng. Thí dụ anh chuyên về
IT khi làm với FBI trong thập niên 1980. Avatar của anh hơi khác
thường. Tôi đã tìm tòi cả triệu hình trên Internet mà không
thấy hình nào giống avatar anh. Có rất nhiều hình tương tự,
nhưng không có hình nào có bộ râu dê và cặp kính như vậy. Điều
đó cho thấy anh là người giữ lời hứa là anh sẽ tạo một
avatar cá biệt và không đụng hàng ("Có khả năng chú sẽ tạo một avatar không đụng hàng cho riêng mình bởi vì đó là sở trường của dân IT mờ" Xem, lời phê trong, Bạn 2015) .
Không những là người trọng chữ tín, ngocgia còn là một người đa tình đa cảm. Anh là người ái mộ trung thành nhạc sĩ Trần Bảo Như. Anh điều tra ra tông tích Bảo Như. Anh tìm tòi những ca khúc do Bảo Như viết để chứng minh Bảo Như quả thật có thiên vị khi viết về người nam nhiều hơn là người nữ. Anh còn gợi ý Bảo Như là nàng "đang ấp ủ một bản nhạc mới chuẩn bị cho những chàng trai đang xông pha trận mạc như là NĐT, với cái tên rất Việt" khiến Bảo Như
chạnh lòng thú nhận, "Đúng là sẽ có một bản nhạc sắp tới cho những
chàng trai 'xông pha trận mạc' đó." (Xem, lời phê trong, Trần 2015).
Tuy nhiên, Bảo Như đã hiểu sai ý ngocgia như giải thích sau đây.
Khi ngocgia nhắc đến những chàng trai xông pha trận mạc và dùng NĐT là thí dụ thì ai cũng biết trận mạc đó là trận mạc ái tình, vì NĐT nổi tiếng là xông pha trận mạc theo đuổi Út Hột và thỉnh thoảng Nguyễn Thị Mận. Do đó, ý ngocgia là muốn Bảo Như viết nhạc cho những chàng trai trồng cây si như ngocgia trồng cây si Bảo Như. Ai cũng thấy ngocgia mê mẩn Bảo Như thế nào, từ việc post link cho ca khúc Tiếng Gầm Tuổi Trẻ lung tung trên các diễn đàn bài chủ sau đó, cho đến việc điều tra tông tích và tìm tòi các bài hát của Bảo Như. Một chi tiết thú vị khác là ngocgia có vẻ khoái chí khi khám phá ra Bảo Như không phải là sư tử Hà Đông mà là sư tử Sài Gòn (Xem, lời phê trong, Trần 2015). Tôi cầu mong chuyện tình giữa ngocgia và Bảo Như sẽ đẹp như những ca khúc của Bảo Như.
27. Nguoiduatin:
Nguoiduatin là một còm sĩ và tác giả mà tên tuổi hầu như gắn bó với trang mạng DLB. Sự đóng góp tích cực của Nguoiduatin
về số lượng và phẩm chất trong lời phê và các bài đăng vượt
quá mức cao nhất trong các bài viết. Ai cũng thương yêu Nguoiduatin. Mỗi khi Nguoiduatin vắng bóng vài ngày là mọi người đứng ngồi không yên, lo lắng, và cầu nguyện mọi chuyện an bình cho Nguoiduatin.
Nhưng Nguoiduatin có thực sự như là Nguoiduatin tự tiết lộ công khai trên diễn đàn? Sau đây là lý lịch của Nguoiduatin.
Nguoiduatin là một thiếu nữ 28 tuổi, còn độc thân, hiện
đang cư ngụ tại tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ. Cô tốt nghiệp đại
học Yale với bằng Tiến sĩ (Ph.D.) về ngành chính trị trong
thông tin điện toán, một lãnh vực đa ngành do sinh viên tạo ra
dưới sự hướng dẫn của một hội đồng giáo sư.
Nguoiduatin rất thiết tha đến quê hương Việt Nam. Mặc dù cô
sinh trưởng tại Hoa Kỳ, cô không quên Việt Nam, do cha mẹ cô dạy
dỗ và nhắc nhở. Sau này cô tìm tòi thêm về lịch sử Việt Nam,
thể chế VNCH, và chế độ cộng sản, là phần đòi hỏi trong
nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của cô. Cô nảy ra ý định đóng
giả một người đàn ông sinh sống tại Việt Nam để thúc đẩy cuộc
đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Sứ mạng mà cô muốn
đạt là truyền bá thông tin chính xác về lịch sử và các dữ
kiện về Việt Nam cho người dân Việt Nam. Cô lấy tên Nguoiduatin phản ảnh sứ mạng đó.
Trái ngược lại những gì cô đóng kịch trên DLB, Nguoiduatin
thông thạo ba sinh ngữ: Anh, Pháp, và Đức, vì đó là một trong
nhiều đòi hỏi trong chương trình học Tiến sĩ của cô. Ngôn ngữ
mà cô không thông thạo lắm chính là tiếng Việt. Cô lại càng
không hiểu nhiều về những lời chửi thề tiếng Việt. Ta có thể
nhận ra kiểu gỉả vờ sơ đẳng mỗi khi Nguoiduatin cố tình dịch sai tiếng Anh hay tiếng Pháp. Chuyện khôi hài là trong khi Trường Tu Tiểu Hổ,
một cô gái sinh sống tại Việt Nam nhưng đóng vai một anh sinh
sống ở Đức, xổ câu cám ơn "Danke schön"(Thank you very much), Nguoiduatin thường dùng kiểu trịnh trọng hơn "Mit tiefer Dankbarkeit" (with deep gratitude).
Cha cô là một chiến sĩ trong QLVNCH, bạn của người chiến sĩ
được nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh chụp trong tấm ảnh đoạt
giải "Tấn Công." Tấm ảnh "Tấn Công" cho thấy một anh lính cắn
móc một trái lựu đạn trước khi ném tới quân địch. Cha cô qua
đời vào năm 2010 sau khi gia đình cô qua Mỹ năm 1985 dưới chương
trình Orderly Departure Program (ODP). Cô giữ tấm ảnh đó là kỷ
niệm nhớ đến cha cô, và cô đặt tên tấm ảnh đó là "Cắn Móc
Lựu Đạn" (CMLĐ).
Với bản chất nhõng nhẽo cố hữu của một thiếu nữ, Nguoiduatin thường
hay giận dỗi khi có người hơi có chút lời nặng nhẹ với cô,
dù đó chỉ là những lời chọc ghẹo. Cô thường biến đi vài ngày
theo đúng câu "Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết/ Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu" trong
bài "Áo Lụa Hà Đông," một bài mà bạn trai cũ của cô hay hát
cho cô nghe. Mỗi lần cô lên cơn nhớ anh bạn trai cũ và biến đi
như vậy, cô khiến cả thôn lo sốt vó, không biết chuyện gì xảy
ra cho cô. Ngoài ra, cô thường ghen ăn tức ở (GATO) mỗi khi thấy
có người có avatar đẹp hơn cô hoặc còm họ có nhiều "likes" hơn
còm cô. Tựu trung, cô có những tính bình thường của một cô
gái tài hoa và trẻ đẹp.
Vì cô đóng vai trò một người đàn ông sinh sống ở Việt Nam, cô
phải ráng tập ăn nói và viết như một người như vậy. Trong một
dịp tôi qua Yale để trình bày một dự án, cô gặp tôi và hỏi
tôi về những khía cạnh giúp cô đóng vai trò đó. Tôi cho cô vài
ý kiến đơn giản, nhưng cô coi đó là những lời dạy dỗ cao siêu
nên gọi tôi là Thầy khiến tôi rất khó xử. Một trong những ý
kiến của tôi là người đàn ông Việt Nam thường sợ vợ và hay
nói xấu vợ là một cách bày tỏ lòng thương yêu vợ. Đó là do
kinh nghiệm bản thân. Nguoiduatin thích thú về việc đó,
và cô đặt ra cách gọi Con Mẹ Lựu Đạn (CMLĐ) để gọi cô vợ
(tưởng tượng) của cô, và cũng là cách để cô nhớ đến cha cô.
Nguoiduatin có rất nhiều tài. Để đóng trọn vai trò là
một người đàn ông Việt Nam, cô cố tình tạo ra cách ăn nói nham
nhở dzô dziên một cách đáng yêu. Cô làm bộ theo đuổi các cô gái
trẻ trong thôn, như Út Hột. Cô bắt đầu làm thơ tiếng
Việt cách đây hai năm, và hiện nay trở thành một thi sĩ điêu
luyện. Cô thích đăng hoạt hình kèm theo còm là cách để cô chọc
phá mọi người. Cô còn giỏi về hóa trang. Trong một dịp tiệc
vui ở Vũng Tàu với các còm sĩ khác, cô hóa trang là người
đàn ông có màu da sậm theo đúng như vai trò cô đóng trên trang
DLB. Cô nhảy nhót rất điệu với Út Hột. (Một cách khôi hài, Nguoiduatin không biết Út Hột là một nam nhi, cựu phi công trực thăng trong QLVNCH, đang đóng vai một thiếu nữ trẻ đẹp.)
28. người đi săn:
người đi săn là một thành viên trong Xóm Nhà Lá. Anh thường đi săn DLV cộng sản, và do đó lấy tên là người đi săn. Trước đây, anh thường đi săn ở YouTube, nhưng ở đó không có Nguoiduatin và các bạn khác trong Xóm Nhà Lá. Vì vậy anh đổi sang DLB và hoạt động tích cực trong việc săn lùng DLV.
29. Nguyễn Nhơn:
Nguyễn Nhơn thường bị hiểu lầm là Administrator của DLB
vì anh có biệt danh là BBT (Ban Biên Tập). Thực ra BBT phản ảnh
tuổi anh là Bảy Bó Tám. Để tránh lầm lẫn anh với bà giáo
già về hưu chưa chồng, tôi đề nghị đổi biệt danh anh là Người
Đại Chủ Tịch Công Bằng (NĐCTCB → Nhiệt Độ Cơ Thể Cơ Bản → Basal
Body Temperature → BBT) nhưng không thấy anh trả lời. Có lẽ anh
bực bội vì kiểu nói chuyện ba trợn của tôi.
30. ngviet:
ngviet bị phát giác là phái nữ khi cô ta không kềm lòng
được và bật ra từ ngữ "sương sương" của phe kẹp tóc khi cô biểu
lộ nỗi thương yêu dành cho Hạt Sương Khuya.
31. Phóthườngdân:
Phóthườngdân tên thật là Ánh Hồng (AH), hiện cư ngụ tại
Tolochenaz, Thụy Sĩ. Cô là một họa sĩ tài hoa, có nhiều triển
lãm tại Thụy Sĩ, Đức, Pháp, và Ý. Tên cô là Ánh Hồng, nên
thường gọi là Hoa Hồng. Ngoài ra, tên viết tắt của cô là AH,
còn tượng trưng cho Audrey Hepburn, nữ tài tử xinh đẹp và một
cách tình cờ, cũng cư ngụ tại Tolochenaz, Thụy Sĩ, lúc còn
sống.
32. Phương thơ:
Phương thơ là một còm sĩ bí mật. Lời phê của cô thường
đanh thép và nguyền rủa cộng sản và Hồ Chí Minh nặng nề,
nhưng rất dễ thương và tử tế với các còm sĩ cùng chiến
tuyến. Một điểm tôi kính phục cô là cô không hề chỉ trích hoặc
nói xấu bất cứ một còm sĩ nào, trừ phi đó là DLV.
Cô dùng avatar là Marylin Monroe, một tài tử tôi thích. Vì vậy, tôi hay chòng ghẹo cô. Tuy nhiên, anh Hoài Việt
cảnh cáo tôi rằng cô từng là Đại Úy An Ninh Quân Đội (ANQĐ)
dưới thời VNCH. Tôi có người anh họ là sĩ quan ANQĐ trước năm
1975 và anh ta thường dắt khẩu Colt-45 trong người. Mỗi khi anh
tới chơi, tôi thường nghịch với súng anh và anh trừng mắt la
tôi. Vì vậy, khi bị anh Hoài Việt cảnh cáo, tôi sợ quá, nằm ngủ có ác mộng thấy mình biến thành con chó bị Phương thơ
(là Marylin Monroe) dí khẩu Colt-45 vào mặt. Bạn nào đọc bài
tôi viết về DISQUS có thí dụ avatar hình con chó bị súng dí
vào mặt thì hiểu đó là hình ảnh tôi trong cơn ác mộng.
Sau đó, tôi hỏi cô trên mạng. Cô trả lời là ông xã của cô là
Đại Úy ANQĐ. Câu trả lời đó làm tôi hoàn hồn. Sau đó, anh Hoài Việt còn hăm he tôi thêm nữa, nhưng tôi không ngán vì Phương thơ
trả lời tôi rất dễ thương và lịch sự. Tôi dự định sẽ thăm cô
và ông xã khi tôi qua Florida nghỉ hè. Không biết sẽ bao giờ,
nhưng chắc không lâu đâu, độ vài năm thôi.
33. quyentran:
quyentran viết lời phê đa số bằng thơ thuộc đủ loại, lục bát, thất ngôn, tứ tuyệt. Ngoài ra, quyentran
không tiết lộ gì về các chi tiết cá nhân, tuy có vài lúc lộ
ra là đang cư ngụ ở quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Úc. Tôi
có lần hỏi dò tên là quyên hay quyền để đoán là nam hay nữ cho tiện việc xưng hô, nhưng quyentran từ chối trả lời thẳng, và còn ra một câu đố "Xin phép anh được vô lễ chưa trả lời/ Tên quyentran chỉ là cát bụi thôi/ Làm bẩn mắt những lần anh quét dọn." Câu đố đó khiến tôi phải vắt chân lên trán suy nghĩ trong ba đêm mới tìm ra câu trả lời.
Phần chính của câu trả lời là hai chữ "cát bụi." Đây là cách
dùng chữ khá kỳ lạ. Tuy nhiên, ta nhận ra một câu nhắc khéo,
đó là "quyentran" ("Tên quyentran chỉ là cát bụi thôi.") Trong
câu này, "quyentran" đi đôi với "cát bụi" cho thấy chúng tương
ứng nhau. "Quyentran" là cách viết tên đi theo sau là họ, kiểu
viết tên của người ngoại quốc, nhất là Tây phương. Do đó,
"quyen" là tên và "tran" là họ. Đương nhiên, họ "tran" ắt phải
là "Trần," một họ khá thông dụng trong dân Việt. "Trần" còn có
nghĩa là "bụi" (塵). Nếu "quyentran" ứng với "cát bụi" và
"Trần" ứng với "bụi" thì "quyen" phải ứng với "cát." Do đó,
dựa vào "cát" ta có thể suy ra "quyen" ứng với "quyên" (tên nữ)
hay "quyền" (tên nam).
Ta nên hiểu "cát" là tiếng "nôm na," không phải là tiếng Hán
Việt. Tuy nhiên, trong việc diễn giải "cát" ứng với "quyên" hay
"quyền" thì ta phải tận dụng tất cả mọi cách để xem cách
diễn giải nào hợp lý nhất. Một trong các cách diễn giải là
ta xem có từ ngữ kép nào là "cát quyên," "quyên cát," "cát
quyền," hoặc "quyền cát." Té ra có chữ kép "quyên cát" (涓吉) có
nghĩa "chọn ngày tốt lành." Ngoài ra còn có chữ kép "quyên ai"
(涓埃) có nghĩa "hạt bụi bé nhỏ." Ngoài chữ kép này, không có
chữ kép nào gán ghép "cát" với "quyền." Do đó, ta suy ra "cát"
ứng với "quyên" và không ứng với "quyền."
Kết luận: "quyentran" chính là "Quyên Trần" và vì "Quyên" là tên con gái, bạn "quyentran" chính là phái nữ.
34. Saigonnho:
Saigonnho lấy nick nghe có vẻ là Little Saigon (Sài Gòn
nhỏ) ở miền Nam California. Tuy nhiên, nick chỉ phản ảnh một
phần của một người. Trong trường hợp anh Saigonnho, avatar
của anh nói nhiều về anh hơn. Trước hết, anh là người rất
thích hoa. Nhưng anh là người thích ngắm hoa chứ không phải là
người thích hái hoa. Anh thường gửi hình ảnh có hoa tặng các
còm sĩ. Người anh tặng hoa nhiều nhất là samsung và hình như anh và samsung đã kết nghĩa anh em trên mạng.
Avatar hiện tại của anh là hình hoa mai (apricot blossom), rất
thịnh hành ở miền Nam Việt Nam trong dịp Tết. Điều đó cho biết
anh là người miền Nam. Anh đã từng phục vụ trong QLVNCH và có
lòng thương yêu tổ quốc thiết tha. Hoa mai có ý nghĩa là "tình
yêu e thẹn" (timid love) (Xem Eagle Spirit Ministry). Do đó, anh
thường giữ mối tình anh trong lòng và không thổ lộ ra. Tôi chưa
có dịp điều tra anh hiện đang ấp ủ một mối tình e thẹn nào.
Hy vọng anh sẽ thổ lộ cho chúng ta biết.
35. Samsung:
Samsung là một còm sĩ và tác giả tài giỏi. Tôi gọi anh
là Samson cho khả năng mạnh mẽ của anh. Anh là người rất thông
minh, thường hiểu được ý người khác qua các lời còm ngắn gọn.
Anh hiểu ý tôi nhiều. Tôi đã từng phải than, "Sinh ra ta là cha
mẹ ta, nhưng hiểu ý ta là samsung, bức xúc và (sau này) Nguoiduatin."
Anh là người rất khiêm tốn, nhã nhặn, lịch sự, và là người
con chí hiếu. Những bài dịch của anh đăng trên DLB rất hay và
kịp thời. Anh là một thành viên trung thành của Xóm Nhà Lá.
Samsung sáng sớm sung sức sửa sai Sản. Sản sưng sỉa sớn sác sục sạo sủa. Samsung sôi sùng sục săn sát sạt Sản suốt. Samsung sang sảng say sưa sắc sảo sấm sét sạc Sản sạch sành sanh. Sản sống sượng suồng sã sờ soạng Samsung. Samsung sửng sốt sững sờ sừng sộ sực Sản. Sản sượng sùng sủa Samsung. Samsung suýt sát Sản. Sản sợ sệt suy sụp, sụt sịt sụt sùi.
36. Teosg:
Teosg là một học "thiệt" cư ngụ tại Sài Gòn. Anh có lẽ
là người thông thái nhất trong thôn, có kiến thức mênh mông, bao
gồm đủ mọi lãnh vực, từ chính trị, triết học, lịch sử, và
văn chương. Chuyện đó cũng dễ hiểu vì tên của anh, TEO,
có nghĩa là "Try Everything Once" cho biết anh là người lăn lộn
trong đời và do đó có kiến thức uyên bác.Anh rất ít viết còm,
nhưng khi anh viết còm, anh biểu lộ một trí tuệ phi thường.
Lời phê của anh thường phân tích vấn đề tỉ mỉ, và trình bày
những nhận xét, sự kiện liên hệ. Lý luận anh rất vững chắc.
Anh là người nghiêm trang, không bao giờ đùa giỡn, và anh rất
lịch sự với mọi người. Tôi mong anh có nick xanh và có avatar
thiệt đẹp.
37. Thanh Pham:
Thanh Pham thường viết lời phê bằng lời thơ. Thơ của anh rất hay
và có ý nghĩa. Anh là một trong bốn người trong thôn thường
viết lời phê bằng thơ. Ba người kia là quyentran, TRIỆU LƯƠNG DÂN, và người chuyển lửa.
Tôi tưởng tượng ngoài đời khi bốn người này gặp nhau, họ sẽ
nói chuyện với nhau thế nào. Chắc mỗi người sẽ ứng khẩu một
câu thơ trong một bài thơ tứ tuyệt.
38. Tiêu Sơn:
Tiêu Sơn tên thật là Trần Quang Ngọc, 25 tuổi, là đảng
trưởng đảng Tiêu Sơn, có tầm hoạt động trên khắp thế giới.
Người yêu của anh, Nhị Nương, hiện đang ở Việt Nam, hoạt động âm
thầm là một chiến sĩ chống cộng.
39. Trankl96:
Trankl96 tên thật là Trần Khánh Ly, phái nam, sinh năm 1996.
Hiện anh là sinh viên năm thứ hai trường Đại Học Harvard, tiểu
bang Masssachusetts. Tuy anh chỉ mới 19 tuổi, anh là một người
thông minh, già dặn trong suy tư, triết lý, và tình đời. Sau khi
biết tôi mới có 35 tuổi, đáng tuổi làm chú anh, anh tự nguyện
gọi tôi là "anh" và xưng "em" và tôi rất hân hạnh có người em
kết nghĩa tài hoa như anh.
Anh không muốn các còm sĩ trên mạng biết tuổi thật của mình,
nên anh thường viết còm xưng hô như người lớn tuổi. Thí dụ, anh
không cải chính lối xưng hô "chú cháu" của Mỹ Tiên và lại còn xưng "chú" với Mỹ Tiên rõ ràng (Xem, lời phê trong, Dân 2015).
40. Trần Thị Hải Ý:
Trần Thị Hải Ý là kết quả khoa học tuyệt vời của
Centre National de la Recherche Scientifique (CNRS), một tổ chức công
dưới sự điều hành của Bộ Giáo Dục và Nghiên Cứu Pháp. Cô là
bionic woman, có các bộ phận cơ thể được làm toàn bằng kim
loại hoặc hợp kim: lưỡi thép, bàn tay sắt, gan đồng, và trái
tim vàng.
41. TRIỆU LƯƠNG DÂN:
TRIỆU LƯƠNG DÂN là người đặc biệt. Tên của anh cho thấy
tính chất đặc biệt đó. Ai có thể nghĩ ra được "Lương Dân"?
Ngoài ra, anh còn dùng TỶ LƯƠNG DÂN và thỉnh thoảng Người Hà Nội.
Anh là người có tình cảm dạt dào tha thiết. Qua những bài thơ
của anh, ta nhận ra nỗi niềm bi thương, u uẩn cho tổ quốc giang
sơn, và người tình ngày nào. Tôi không rõ hiện tại anh ở đâu,
nhưng anh đã từng ở Pháp và có lẽ hiện đang sinh sống ở Hoa
Kỳ. Anh là một trong những người tôi cảm phục vì ý chí cương
cường, giàu tình cảm, và thiết tha cho quê hương xứ sở.
42. Trường Tu Tiểu Hổ:
Trường Tu Tiểu Hổ (TTTH) là một cô gái tên Trần Thị Thu Hà (tuy nhiên, theo Nguoiduatin, tên thật của cô là Trần Thị Te He),
36 tuổi, theo Phật Giáo, có một con, ly dị chồng, cư ngụ tại
phường Tân Kiểng, quận 7, Sài Gòn. Cô thầm yêu trộm nhớ Nguoiduatin
nên cô giả làm một thanh niên 52 tuổi, Công giáo, cư ngụ tại
Đức, có vợ và hai con gái, để có dịp trò truyện với Nguoiduatin trên các diễn đàn một cách thoải mái.
Vì có máu đàn bà hay ghen, thỉnh thoảng cô TTTH dùng tên Nguyễn Thị Mận để thử lòng Nguoiduatin. Một cách tình cờ, cô TTTH không biết cái tên Mận không có tình tứ chút nào nên Nguoiduatin vẫn dửng dưng, vì Nguoiduatin (thực sự là phái nữ) đang đóng vai phái nam thích tên có vẻ lãng mạn hoặc khêu gợi như Cả Hột. Thế là cô TTTH tưởng Nguoiduatin là người đứng đắn, nên lại càng yêu quý Nguoiduatin hơn.
43. Út Hột:
Út Hột thực ra là cựu sĩ quan không quân của QLVNCH. Anh
là phi công lái trực thăng UH-1, thường được gọi là Huey. Nick
của anh, Út Hột, viết tắt là UH, nhắc nhở đến những chuỗi ngày anh lái chiếc Huey từ phi trường Cần Thơ.
Út Hột có tài hóa trang rất hay. Anh đẹp trai, da trắng,
thân hình có nhiều nét cong. Do đó, khi anh giả gái, không ai có
thể phát giác được. Anh còn hoá trang "hột" rất tài tình,
trông y như thật. Trong dịp tiệc vui tổ chức tại Vũng Tàu, anh
giả gái mặc đồ khêu gợi và nhảy nhót với các bạn còm sĩ
khác. Lúc bấy giờ, Nguoiduatin cũng hoá trang là một
chàng trai có nước da ngăm ngăm (Xem, lời phê trong, Cao-Đắc
2015a). Vì cả hai cùng hóa trang, nên họ không biết giới tính
thật của người kia, và họ cứ tiếp tục đóng vai trò giả trai
giả gái của họ để che giấu hoạt động chống cộng của mình.
44. việt:
việt là người phức tạp. Tên mình mà không viết hoa và avatar mơ hồ. Không rõ việt là nam hay nữ. Trong một còm, việt viết "thằng" khi nhắc đến mình. Do đó, có thể coi việt
là phái nam. Tuy nhiên, avatar có phần mơ hồ vì hình ảnh có
khuôn mặt phảng phất giữa nam và nữ. Nếu là nam thì là chàng
trai đầy tình cảm. Nếu là nữ, thì là cô gái cứng rắn. Cách
suy diễn nhạc của việt phản ảnh người có tình cảm mạnh. việt dịch lời bài hát "Watching the Wheels" của John Lennon thật hay. việt nhớ lời bài "Fool To Cry" có câu "ba và cô ta đã chia tay" nhưng thực ra lời bài hát không có câu đó, mà để người nghe tự diễn tả.
45. Vinh Danh Cờ Vàng:
Vinh Danh Cờ Vàng trước đó dùng nick bức xúc nhưng
bị các còm sĩ phản đối mãnh liệt vì dùng ngôn ngữ Việt cộng
nên đổi nick. Anh hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, về hưu trẻ sau
một thời gian làm việc tại các xứ như Kenya, Afghanistan. Anh
là người ham chuộng võ thuật, nhất là Ninjutsu của Nhật. Do
đó, khi làm việc ở Afghanistan, anh thường giao du với các cô
Ninja. Tuy nhiên, vì anh không biết cách ăn uống điều độ nên anh
lên cân, có lúc nặng 200 lbs (91 kg), nên anh không thể bay nhẩy
trên nóc nhà được. Anh đành phải từ giã các bạn đồng môn Ninja
và trở về Hoa Kỳ sống cuộc đời điền viên với cô vợ xinh đẹp
và cô con gái thông minh.
Là người mít ướt, anh từng là hội trưởng Hội Mít Ướt trong
DLB, nhưng sau khi về hưu non, anh cảm thấy yêu đời và không còn
mít ướt nữa nên đã đệ đơn từ chức. Hiện tại, chức Hội Trưởng
vẫn bỏ trống. Tuy nhiên, Mỹ Tiên đang ngắm nghé ra ứng cử, tranh chức với Lâm Viên, hiện là Phó Hội Trưởng. Hai người đang vận động tích cực.
C. Kết Luận:
Năm 2015 chứng kiến sự phát triển vượt bực của trang mạng DLB
về số lượng và phẩm chất bài vở, đóng góp của tác giả và
còm sĩ. Số lượng độc giả gia tăng 20% so với năm 2014.
Duyệt qua "lý lịch" hoặc các sự kiện xảy ra cho 45 còm sĩ trên
DLB, ta thấy họ đại diện một khối người năng động và khác
biệt. Tuy có lúc họ cãi nhau chí choé, họ lúc nào cũng thương
yêu nhau và đoàn kết chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống cộng
sản tại Việt Nam. Có nhiều kế hoạch chia rẽ họ, và đôi khi có
vài thành công thể hiện qua việc vài còm sĩ chán nản bỏ
cuộc. Tuy nhiên, ý chí đấu tranh, trí tuệ thông minh, lòng dạ
sắt son, tình thương yêu đồng bào, và tinh thần đoàn kết của
họ vẫn không bị lung lay, nếu không muốn nói là còn tiến bộ
và phát huy mạnh mẽ hơn sau mỗi cuộc khủng hoảng.
Bây giờ, chúng ta chỉ còn chờ anh ken0123456789 viết còm.
Nếu anh viết còm trên diễn đàn ngay sau bài này, chúng ta nên ăn
mừng lớn, vì điều đó cho thấy chắc chắn rằng chế độ cộng
sản sẽ sụp đổ, bị tiêu hủy hoàn toàn, và được thay thế bằng
một nền tự do dân chủ tại Việt Nam trong năm 2016.
Tài Liệu Tham Khảo:
tlđd.: tài liệu đã dẫn, thay cho "sđd." (sách đã
dẫn) để chỉ tài liệu (sách, trang mạng, liên lạc riêng, v.v.)
đã trích dẫn xuất hiện ngay trước trích dẫn này.
Bạn đọc Danlambao. 2015. Chỉ có tại Việt Nam: Thân chủ vây hãm đồn CA để giải cứu luật sư. 13-11-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/chi-co-tai-viet-nam-than-chu-vay-ham-on.html (truy cập 29-12-2015).
BBC. 2015. Khách 'bị ngăn đến đám hỏi Thanh Nghiên' 30-11-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/khach-bi-ngan-en-am-hoi-thanh-nghien.html (truy cập 29-12-2015).
Cao-Đắc Tuấn. 2015a. Viết lời phê và dùng hệ thống Disqus. 12-11-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/viet-loi-phe-va-dung-he-thong-disqus.html (truy cập 29-12-2015).
_________. 2015b. "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ". 14-12-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/12/tieng-gam-tuoi-tre.html (truy cập 29-12-2015).
Dân Làm Báo. 2015. Phiên tòa xét xử người yêu nước Nguyễn Viết Dũng. 14-12-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/12/phien-toa-xet-xu-nguoi-yeu-nuoc-nguyen.html (truy cập 29-12-2015).
Eagle Spirit Ministry. Không rõ ngày. Meaning of flowers. Không rõ ngày. http://www.eaglespiritministry.com/works/flower.htm (truy cập 29-12-2015).
Hạ Trắng. 2015. Đường lên thiên đàng xã nghĩa nó phải thế, chứ còn gì nữa. 9-9-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/09/uong-len-thien-ang-xa-nghia-no-phai-chu.html (truy cập 29-12-2015).
Trần Bảo Như. 2015. Anh đã hát cho Quê Hương. 27-12-2015. 53 Comments (truy cập 29-12-2015).
Wikipedia. 2015. Dongmyeong of Goguryeo. Thay đổi chót 24-10-2015. https://en.wikipedia.org/wiki/Dongmyeong_of_Goguryeo (truy cập 29-12-2015).