Mấy hôm nay tình hình chính trị ở Đức liên quan đến Việt Nam xôi động. Câu chuyện bắt đầu khi nghị sĩ Quốc hội liên bang Đức Martin Patzelt (đảng CDU) qua Viet Nam mục đích tham dự phiên xử Blogger anh Ba Sàm ngày 23.03.2016 nhưng nhà nước CSVN cấm không cho phép ông bước vào phòng xử. Dù bị cấm cửa, ông Patzelt không ra về mà ở lại phía ngoài khuôn viên trụ sở tòa án, nơi ông nói chuyện, trao đổi ý kiến với người dân và nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam. Ngoài nghị sĩ Patzelt, ông tham tán, tùy viên chính trị của Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội, ông Felix Schwarz, và nhiều phóng viên truyền thông ngoại quốc khác cũng có mặt tại đó. Ông Patzelt còn cầm biểu ngữ „Tự do cho Ba Sàm“ (xin xem ảnh phía dưới).
Ông Felix Schwarz, phụ trách Chính trị và Nhân quyền của Đại sứ quán Đức và dân biểu Đức Martin Patzelt cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho blogger Anh Ba Sàm
Cuộc „tiếp xúc trao đồi ngoài đường phố“ của ông Martin Patzelt với người dân và các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đã làm nhà nước CSVN „nhức óc, điên đầu trầm trọng“ dẫn đến một phản ứng rồ dại qua một bài đăng trong báo“Nhân dân“, tiếng nói của đảng CSVN, với tựa đề „Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì ?“ (chuyển tên ông Patzelt thành tiếng Việt là Pát-xê không ổn và không chuẩn. Tại sao không để và giữ nguyên tên người nước ngoài?) chỉ trích ông Patzelt thậm tệ với những lý luân ấu trĩ, trẻ con. Không ngờ được là tờ báo Nhân dân, tiếng nói của đảng Cộng Sản VN, lại có trình độ quá thấp kém. Đúng như nhận xét của blogger Người Buôn Gió: Báo Nhân Dân (hay đảng CSVN) đã hết thời, mạt vận.Nếu muốn tìm hiễu chi tiết xin quý bạn mở đọc bài báo Nhân Dân trong link này:
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/29180102-ong-m- pat-xe-den-viet-nam-de-lam-gi. html
Xin mời quý bạn đọc thêm
Các bài liên quan đến vụ xử Anh Ba Sàm và cách hành xử của nhà cầm quyền VN đối với một nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức đã được đăng trong báo mạng boxitvn.
1. Thư của Forum Vietnam 21 gửi nghị sĩ Martin Patzelt (bản tiếng Việt)
http://boxitvn.blogspot.de/2016/04/kinh-gui-nghi-si- martin-patzelt.html
2. Bài nhận xét của anh TK Tran
http://boxitvn.blogspot.de/2016/04/anh-ba-sam-m-patzelt- va-bao-nhan-dan.html#more
3. Bài nhận xét của chị Thục Quyên
http://boxitvn.blogspot.de/2016/04/dot-va-gian.html
và
4. Bài nhận xét của blogger Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2016/04/bao-nhan- dan-het-thoi-mat-van.html
Ngoài ra chúng tôi cũng xin giới thiêu bài báo sau đây của ký già Sven Hansen (báo TAZ, Berlin) tường thuật chuyến qua Việt Nam của nghị sị Patzelt
Tự do ngôn luận ở Việt Nam:Blogger bị 5 năm tù
Tác giả: nhà báo Sven Jansen (báo taz, Berlin)
Hùng Hà chuyển ngữ25/03/2016 Blogger người Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, bút danh „Anh Ba Sàm“, đã bị kết án 5 năm tù giam vào ngày thứ Tư ở Hà Nội. Cộng sự viên của ông ta, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, bị bản án 3 năm tù giam. Cả hai bị giam giữ từ tháng Năm 2014. Thậm chí Viện Kiểm sát còn đòi hỏi mức án tù 1 năm nhiều hơn cho mỗi người.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết luận cả hai người đều phạm tội „Lợi dụng các quyền tự do dân chủ“ chiếu theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Điều này có thể đưa tới mức án tù giam 7 năm và thường xuyên được các cơ quan công quyền sử dụng để bịt miệng các bloggers chỉ trích nhà cầm quyền.
„Đây là một bản án nặng nề“, ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành phân bộ Đức của tổ chức nhân quyền „Veto! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền“ (1), bình luận. „Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn là một kẻ thù của tự do ngôn luận và tự do báo chí.“
Vinh và người cộng sự của ông ta đã bị cáo buộc vì 24 bài viết trên 2 Blogs „bất hợp pháp“. Cả hai tuyên bố vô tội cũng như nói rằng những bài viết trên không phải của họ.
Nữ nhân chứng gỡ tội không được tòa chấp thuậnp
Nhưng Tòa án không hề quan tâm điều này. Một nữ nhân chứng gỡ tội đã từng tuyên bố rằng 2 trong số những bài viết đó là của chính cô, đã không được chấp thuận. Tệ hơn nữa, Tòa đã tiến hành xét xử chóng vánh chỉ trong vòng vài giờ. „Tình trạng bằng chứng rất mỏng manh và đầy kẽ hở”, ông Dụng nhận xét.
Để ủng hộ cho các bị cáo gần một trăm người biểu tình đã tập trung trước tòa nhà được phong tỏa từ rất xa của Tòa án ở Hà Nội. „Điều này rất bất thường“, ông Dụng cho biết. Sự hiện diện của các nhân sỹ trí thức và các nhà hoạt động nhân quyền cho thấy ông Vinh có uy tín và những trang Blogs của ông được hâm mộ.
Thoạt đầu cảnh sát để yên cho sự phản kháng này. Tuy nhiên sau đó họ đã giải tán đoàn biểu tình và tạm thời bắt giữ hai người.
Các đơn xin quan sát phiên toà của Đại sứ quán Đức cũng như của Nghị sỹ Quốc hội Liên bang thuộc đảng CDU Martin Patzelt đã bị từ chối, như họ cho biết. Tuy nhiên, cũng có một đại diện cho mỗi quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại và đại diện của Liên Âu trong phòng xử án.
Ông Patzelt thuộc Ủy ban Nhân quyền và Giúp đỡ nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức và là cựu thị trưởng thành phố Frankfurt/Oder. Trong khuôn khổ một chương trình của Quốc hội Liên bang dành cho các nhà đấu tranh nhân quyền trên khắp thế giới (2), ông là người đỡ đầu cho Vinh và đã tự ý sang Hà Nội vì vụ xử ông Vinh.
Ông Patzelt giải thích với taz qua điện thoại, ông đã xin quan sát phiên toà từ hai tháng trước đó, và cho tới tận buổi chiều trước ngày xử án vẫn còn bị trì hoãn mặc dù đã hỏi lại nhiều lần: „Họ từ chối với lý do thiếu chỗ, nhưng theo vị đại diện Liên minh châu Âu cho biết, trong phòng xử án vẫn còn nhiều chỗ trống“.
Việt Nam không phải là CHDC Đức
Ông Patzelt lưu lại cùng với những người biểu tình ở trước khu vực bị cảnh sát phong tỏa. „Tôi ngưỡng mộ lòng can đảm của những người này, họ không e ngại nguy hiểm,” ông cho biết. Hơn nữa, ông không chỉ ngạc nhiên về lòng can đảm của họ, mà còn cả việc đảng cộng sản chuyên chế cầm quyền lại tương đối dễ dãi. „Điều này không thể có được ở CHDC Đức“, theo lời Patzelt.
Vị nghị sĩ gọi phiên xử này là „bị điều khiển“ và „không có tính nhà nước pháp quyền“: „Không có một người đối thoại chính thức nào có thể định nghĩa cho tôi lời cáo buộc ‚Lợi dụng các quyền tự do dân chủ‘. Ngược lại, họ luôn luôn nhấn mạnh đây chỉ liên quan đến việc tuân thủ pháp luật. Nhưng lại không ai đưa ra chủ đề là chính luật pháp có vấn đề, Patzelt phát biểu.
Truyền thông ở Việt Nam do đảng CSVN nắm giữ và kiểm duyệt. Các Bloggers thường xuyên bị bắt bớ khi họ lên tiếng chỉ trích. „Chúng tôi yêu cầu trả tự do cho cả hai người, vì họ chỉ hành sử các quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của họ“, ông Dụng của tổ chức Veto! tuyên bố. Ông chỉ ra việc Việt Nam là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng lại vi phạm luật pháp quốc tế bằng những phiên tòa xử như vậy.
Ông Vinh, người bị xử án, là đảng viên đảng CSVN. Người con trai của một cựu bộ trưởng và đại sứ ở Liên Xô từng là sỹ quan an ninh (3) trước khi ông thành cập công ty thám tử tư và bắt đầu viết blog.Nguyên bản tiếng Đức: Meinungsfreiheit in Vietnam - Fünf Jahre Haft für Blogger, Sven Jansen, taz 23.03.2016
Chú thích của Diễn Đàn Việt Nam 21
(1) Veto! Human Rights Defenders Network
(2) Chương trình bảo vệ người Hoạt động Nhân Quyền
(3) Từ sĩ quan an ninh trở thành người chỉ trích chính quyền