Trích đoạn Hồi kí của học giả Nguyễn Hiến Lê viết về tình cảnh VN sau 1975:
Sự khinh rẻ giữa Bắc – Nam:
Người
Bắc coi người Nam là nguỵ, đối xử người Nam như những thực dân da trắng
đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi
hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ
sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là
kháng chiến, anh là nguỵ thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa”. Chẳng bao
lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó,
được Hồ Chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn
hoá, kĩ thuật – điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không
được học – thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài
bẩy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà
còn tự hào mình là nguỵ nữa, vì nguỵ có tư cách hơn kháng chiến. Và
người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách
mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè hàng xóm tố cáo lẫn
nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô
giáo để bóp vú… Thì ra: “Nhìn xa ngỡ tượng tô vàng…”
Và trong chăn mới biết có rận:
Ngay
giữa các đồng chí cũng không có tinh thần đoàn kết…Chính vì thiếu đoàn
kết nên trong cuộc hội họp nào người ta cũng hô hào “Đoàn kết, đại đoàn
kết”. Còn ở trong phòng họp thì ai cũng hoan hô tinh thần đoàn kết, ra
khỏi phòng rồi thì hết đoàn kết. Người ta chỉ đoàn kết với nhau vì quyền
lợi thôi; do đó mà có tinh thần bè phái, gia đình trị, và miền Bắc có
câu này: nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế.
Cái thất bại thứ nhì:
Điểm thứ nhì làm cho chúng ta thất vọng là xã hội còn bất công hơn hồi trước nhiều.
Sự bất công (cũng như tham nhũng) xẩy ra đầy rẫy trong xã hội, suốt cả chiều ngang lẫn chiều dọc, điển hình là:
Có
người nói một số “ông lớn” đi đâu cũng có người hầu xách bình nước sâm
Cao Li để ông lớn uống thay trà; một ông nọ luôn luôn có một bác sĩ ở
bên và một thiếu nữ quạt hầu vì ông không chịu được quạt máy. Tôi không
biết những tin đó đúng hay không, chỉ biết những tin đó do “anh em cách
mạng” đưa ra cả…
Sài
Gòn đưọc giải phóng vài năm thì ta thấy xuất hiện ngay một hạng giàu
sang mới nổi, thay thế bọn giàu sang thời Thiệu,, và cũng thích những xa
xí phẩm (áo hàng thêu, hột xoàn, máy điều hoà không khí v.v…) của thời
Thiệu. Tiền đâu mà họ mua những thứ đó nhỉ?
Sự
bất công chướng nhất, tàn nhẫn nhất là lương công nhân viên từ năm 1975
cứ đứng yên trong khi sự phân phối nhu yếu phẩm giảm đi gần hết, chỉ
còn gạo, bo bo là tạm đủ, nhất là trong khi mãi lực của đồng bạc năm
1980 chỉ còn 1/10 năm 1975; thành thử lương một công nhân viên chỉ đủ để
mua củi chụm, lương một bác sĩ mới ra trường chỉ đủ để mua rau muống
ăn. Khắp thế giới không đâu có chế độ lương bổng như vậy. Người nào cũng
phải bán đồ đi mà xài, nhờ cha mẹ giúp đỡ, nếu không thì phảo xoay xở
mọi cách, làm sao sống được thì làm, chính phủ không biết tới. Một cán
bộ ở Hà Nội đã phàn nàn: “Người ta có rất nhiều quyền hành mà không có
một chút tinh thần trách nhiệm nào cả. Thật lạ lùng!”
Cái thất bại thứ ba:
Không ai có trách nhiệm mà tinh thần bè phái quá nặng nên không có kỉ luật, dưới không tuân trên, loạn.
Nguyên nhân là cán nặng hơn gáo, dưới chẳng nghe trên, vì:
… mỗi tỉnh là một tiểu quốc…
Và:
Vì
mất kỉ luật cho nên thanh niên mới trốn nghĩa vụ quân sự… Tinh thần vô
kỉ luật đó, không biết một phần có phải do chính sách giáo dục trẻ em
không… trẻ em càng được thể làm biếng, sức học rất kém, mà tính ngỗ
nghịch (bóp vú cô giáo như trên đã nói) thì quá sức tưởng tượng. Một cán
bộ già ở Bắc vô nhận rằng trẻ em trong này ngoan ngoãn, lễ phép. Nhưng
tôi sợ rằng ít năm nữa, chúng đuổi kịp bạn chúng ở Bắc mất.
Cái thất bại thứ tư:
Sự thất bại hiển nhiên nhất của chế độ là sự suy sụp của kinh tế mà tôi đã trình bày sơ lược trên.
Từ
ngày 30-4-75, do những đồng bào ở Bắc vào, chúng ta ở Nam mới lần lần
biết cảnh điêu đứng của dân tình ngoài đó sau hai chục năm sống dưới chế
độ mới. Từ trên xuống dưới ai cũng phải ăn độn có khi tới 60%-70%
(tháng 8-1980, một cán bộ giáo dục ở Hà Nội vào bào tôi bây giờ họ phải
ăn độn 90%, cực khổ hơn những năm 1973-1974 nhiều lắm, mà tình trạng đó
còn kéo dài lâu. Thân phận không bằng con heo ở trong Nam); có hồi gạo
quí tới nỗi người ta cất vào trong những cái thố, cái liễn, trân trọng
như nhân sâm, chỉ khi nào đau ốm mới lấy ra một nhúm để nấu cháo; ngày
tết mà có đủ gạo nấu cơm cúng ông bà là mừng lắm; khi nào được ăn một
bữa cơm không độn với nước mắm thôi thì coi như được dự một bữa tiệc.
Nước mắm rất hiếm, có người ở Nghệ An hay Hà Tĩnh mấy năm không có nước
mắm ăn, gặp người trong Nam ra đem theo nước mắm, xin một vài muỗng rồi
nuốt ực ngay hết, không đợi đem về nhà. Bát ăn mỗi người mỗi năm chỉ
được một cái, hễ vỡ thì phải ăn bằng sọ dừa. Vài mỗi năm chỉ được phát
một hai thước đủ để vá áo (ở miền Nam năm 1980, có nơi mội người chỉ
được 6 tấc). Nhiều người vào Sài Gòn thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ,
từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa bò, ve chai…đem ra, vì ở ngoài đó
thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam này là thiên
đường.
Con người mất nhân phẩm
Trong
một xã hội như vậy, con người dễ mất hết nhân phẩm, hoá ra đê tiện,
tham lam, bất lương, nói láo, không còn tình người gì cả.
Năm
1975 đa số các cán bộ, công nhân viên ở Bắc vào thăm gia đình, họ hàng ở
trong Nam, còn giữ chút thể diện “cách mạng”, bà con trong này tặng họ
gì thì họ nhận, chứ không đòi; về sau họ không giữ kẽ nữa, tặng họ một
thì họ xin hai, không tặng họ cũng đòi, khiến một ông bạn tôi bực mình,
nhất định đóng cửa không tiếp một người bà con, bạn bè nào ở Bắc vào
nữa…
Đa số cán bộ ở Nam đã tư bản hoá rồi, một xã hội chủ nghĩa xã hội mà như vậy thì chủ nghĩa đó chỉ còn cái tên thôi.
Cái mất tình người:
Sống
dưới chế độ cộng sản, con người hoá ra có hai mặt như Sakharov đã nói:
chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn
luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa.
Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi
của 4 người kia… Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960
cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm
thứ mật thám chìm đó…
Nạn làm tiền, tống tiền lan tràn khắp các ngành, cả trong ngành cứu nhân độ thế và ngành tống táng.
Ôi
chao! Ngành tống táng? Tôi không ghi ra đây một thí dụ của ông về
chuyện này. Đại loại là nếu không có đủ tiền đút lót thì việc chôn cất
hoặc hoả thiêu người chết sẽ không được làm một cách suôn sẻ. Trong một
xã hội mà ngay người đã khuất rồi mà vẫn còn bị làm tiền thì ta không
thể tưởng tượng được cái nhân tính thời đó tệ hại ra sao. Nguyên do?
Tất
cả chỉ tại cái lệ chính phủ định giá, định lương rẻ quá không cho dân
đủ sống, dân phải xoay xở lấy, bóc lột lẫn nhau. Cổ kim chưa một xã hội
nào phi lí như vậy. Vì biết mình phi lí nên có nơi chính quyền làm ngơ
cho bác sĩ làm ăn, cho phép các giáo viên nguỵ dạy thêm tại nhà.
Nói
cho ngay, thời nào trong xã hội cũng có một số người lương thiện. Và
ông Phạm Văn Đồng đã nhận rằng thời này hạng đó thiệt thòi nhất. Tôi
được biết một hai cán bộ trung cấp liêm khiết, chịu nghèo, nuôi heo
thêm, chứ không tham nhũng. Gia đình họ phải ăn rau muống; quần áo thì
vá đụp; có thể nói họ nghèo như các nông dân nghèo nhất thời xưa.
Tóm
lại sau 5 năm chúng ta không thấy chút tiến bộ nào cả mà chỉ thấy sự
chia rẽ trong xã hội, sự tan rã trong gia đình, sự sa đoạ của con người,
sự suy sụp của kinh tế.
Ông
Hồ Chí Minh có lần nói: “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. Con người vẫn là quan trọng hơn cả. Có chế độ
tốt, chính sách tốt mà không có con người tốt thì cũng hỏng hết. Ai cũng
phải nhận rằng tinh thần, tư cách đại đa số cán bộ càng ngày càng sa
sút, hủ hoá mà xã hội chủ nghĩa mỗi ngày một lùi xa. Ông Hồ đã thấy
trước cái mòi suy vi đó khi thốt ra lời trên chăng?
Nguyễn Hiến Lê