Huỳnh Tâm (Danlambao) - “…Ca
ngợi lòng hiếu trung với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho nên Hồ Chí Minh
không bao giờ cáo buộc Trung Quốc vi phạm lãnh thổ và lãnh hải, một hình
thức dâng hiến Việt Nam…”
Đất nước lạc hậu khám sức khoẻ bằng cái cân treo.
Cái bóng của chiến tranh không hề che khuất những mâu thuẫn giai cấp
trong lòng các xã hội Cộng Sản. Quốc tế cộng sản phải cướp chính quyền
để cai trị. Họ cũng chưa bao giờ thúc đẩy Việt Nam đi tìm một hòa bình
thật sự. Chính Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đã tìm cách thay đổi lịch
sử bằng cách cướp đất nước Việt Nam. Hồ Chí Minh chính là chiếc cầu nối
để biến Việt Nam thành chư hầu của Trung Quốc. Hồ Chí Minh sáng lập Cộng
sản Việt Nam và tự phong cho mình danh hiệu "cha già dân tộc" trước khi
ông qua đời vào năm 1969. Hồ Chí Minh từng nói với Chu Ân Lai rằng Liên
Xô và Trung Quốc giống như một người anh trai và em gái lớn, chia sẻ
một người em Việt Nam trên trường Quốc tế Cộng sản. Họ Hồ than phiền
cũng vào thời điểm đó sự rạng nứt trong phong trào Cộng sản toàn cầu
giữa Trung Quốc và Liên Xô khiến cho đàn em Việt Nam đau buồn khôn xiết.
Công cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh chú ý trên hai mặt khí tài và nhân
lực liên quan chặt chẽ đến từ Trung Quốc và Liên Xô. Ông và các nhà lãnh
đạo Cộng sản Trung Quốc sống chung trong một gia đình Cộng sản. Mao
Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình là những "tình đồng
chí và tình anh em". Họ Hồ là một người Hán thông lầu thơ phú văn học
Trung Quốc, nói tiếng địa phương Quảng Đông, và ông đã chui được vào
Việt Nam bằng con đường phối trí của Hoa Nam.
Năm 1950, ĐCSTQ gửi khí tài và nhân lực giúp Hồ Chí Minh trong cuộc cướp
chính quyền và kháng chiến chống Pháp. Trần Canh (Chen Geng-陳賡) là
người đầu tiên được Trung Cộng đưa vào Việt Nam, để giúp CVSN trong cuộc
chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh đã viết một bài thơ Trung Quốc tặng cho
ông ta:
"義兵壯氣吞牛斗,
誓滅豺狼侵略軍"
(Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu đẩu,
thệ diệt sài lang xâm lược quân)
Hồ Chí Minh thường làm thơ để lên án bọn xâm lược Pháp và ngày nay thơ
này trở thành một trớ trêu lịch sử vì nó cũng có thể áp dụng lên chính
Trung Cộng. Ca ngợi lòng hiếu trung với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho
nên Hồ Chí Minh không bao giờ cáo buộc Trung Quốc vi phạm lãnh thổ và
lãnh hải, một hình thức dâng hiến Việt Nam. Vì ông có nguồn cội rễ Hán,
bờ vực thuốc súng Việt-Trung không còn, ngày nay chỉ còn mối quan hệ chư
hầu.
Kết quả, Việt Nam đã không còn khả năng cạnh tranh phát triển kinh tế
trong khu vực Đông Nam Á. Đây là tốc độ cực kỳ nhanh chóng sẽ bị lệ
thuộc kinh tế Trung Quốc. Trong những năm gần đây Việt Nam kiệt quệ vì
một trăm triệu người thiếu công cụ sản xuất, xã hội thiếu kiến thức lao
động và kỹ thuật phân phối công ăn việc làm. Dù có nguồn nhân lực dồi
dào nhưng không xây dựng được đất nước phồn vinh bởi vì họ chỉ là thành
phần tiêu thụ kém, không thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Trong khi ấy,
ngày nay thế giới đã toàn cầu hóa một phần quan trọng trong chuỗi sản
xuất, đó là nguyên nhân chính chế độ Cộng sản thiếu khả năng vận hành
đất nước đã hơn 70 năm qua.
Việt Nam và Trung Quốc đều phải đối mặt với sự phát triển kinh tế nhanh
chóng trong xung đột giai cấp sắc nét, tầng lớp lao động có thu nhập
thấp, phúc lợi từ các khu vực nông thôn đã kém biến thành gương mặt lao
động tha phương.
Việt Nam phải hứng chịu đựng đau đớn và nhục nhã vì họ buộc phải buôn
người theo diện "hôn nhân". Thiếu nữ Việt đã trở thành "cô dâu Việt"
trải rộng khắp đại lục Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn. Họ kết hôn với một
ngôn ngữ và cá nhân không cùng văn hóa. Kinh tế buôn người do họ chủ
trương lại được người dân xem đó là số phận.
Các nhà chức trách Việt Nam làm một tác động giả, tạo chơi trò "thẻ ý
kiến" về tranh chấp chủ quyền biển Đông, để gây áp lực lên Trung Quốc,
chủ yếu để tìm tiền và quyền. Họ hy vọng mong đợi kích thích do sự bất
bình lao động, nắm lấy cơ hội để phá hoại, tạo ra các tình huống khó
kiểm soát đất nước, cũng làm cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tan rã
niềm tin, để rồi tất cả rơi vào bẫy và lọt vào trong guồng máy khống chế
của Trung Cộng. Dù Việt Nam có cố thủ hay tấn công cũng bị tổn thương
nặng nền về biên giới, lãnh thỗ, lãnh hải, biển Đông và kinh tế.
Công nhân Việt Nam và Trung Quốc, nhìn chung, họ không quan tâm nhiều
đến giàn khoan dầu biển, họ chỉ biết đến phúc lợi xã hội thiết thân của
họ. Họ xa lánh những lời cam kết và hứa hẹn của Hồ Chí Minh và Mao Trạch
Đông với giai cấp công nhân thuở ban đầu khi thành lập nước Cộng Hòa
nhân dân Trung Quốc và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đến nay họ đã có
suy nghĩ mới vì họ thấy xã hội Việt Nam tồi bại và quốc nạn tham nhũng
tràn lan.
Paris 29/2/2016