Phạm Trần (Danlambao)
- Vấn đề có cần đổi mới chính trị thì đổi mới kinh tế mới thành công
đang là chuyện nhức đầu của đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo ở Việt Nam.
Nhiều trí thức trong và ngoài đảng và chuyên gia kinh tế trong và ngoài
nước đã khẳng định “đổi mới chính trị là nhu cầu cấp bách”, nhưng Tổng
Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và những cái đầu cực kỳ bảo thủ và giáo
điều trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo quyết chống, vì
sợ sẽ tan hàng rã đám.
Ông Trọng thì nói: “Chúng ta phải tiếp tục đổi mới, đổi mới mạnh mẽ,
toàn diện và đồng bộ, nhưng đổi mới phải đúng hướng, không được lạc
đường, từ cực này nhảy sang cực kia. Các thế lực xấu, thù địch đang rất
muốn chúng ta thay đổi chế độ chính trị. Tại một số hội nghị Trung ương
và Bộ Chính trị tôi đã nói, đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi
chế độ chính trị, không có nghĩa là làm thay đổi bản chất của Đảng ta,
Nhà nước ta. Đường lối phải đi đúng phương hướng của Cương lĩnh và Hiến
pháp mới được thông qua. Tiếp tục phát huy dân chủ nhưng phải có kỷ
cương, kỷ luật.” (Diễn văn tại Hội
nghị cán bộ toàn quốc về tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm
2015, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, tổ chức tại Hà Nội ngày 26/03/2016)
Ông Tổng Bí thư đảng CSVN không nói cho dân biết “đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ” là đổi mới những gì và làm ra sao, hay có cần những con người mới và việc mới hay không?
Nhưng nếu phải “đúng phương hướng của Cương lĩnh và Hiến pháp mới được thông qua” thì nói “đổi mới” làm gì cho vô nghĩa? Bởi vì cả Cương lĩnh “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)”
lẫn Hiến pháp năm 2013 đều cho phép đảng tự ý nhân danh dân để chiếm
độc quyền cai trị, dù dân chưa hề bao giờ bỏ phiếu hay trao quyền này
cho đảng.